C.Ô.C.C. (*)
Con ông cháu cha. Mỗi khi ai đó nhìn thấy những kẻ hãnh tiến tư cách đạo đức chẳng ra gì mà lại "thành đạt" hơn người, mỗi khi ai đó nghe thấy câu chuyện kể về những kẻ làm ác mà lại chẳng bị trừng trị gì, mỗi khi ai đó thấy sự bất công quá ưu ái một kẻ nào đó, thì ngay lập tức, họ không bảo đó là kẻ "chó ngáp phải ruồi" hay kẻ đó đã "nén bạc đâm toạc tờ giấy" hay "con vua thì lại làm vua" vân vân nữa, mà họ phán nhanh nhẹ một câu: "Ối giào, con ông cháu cha ấy mà!" Và đặc biệt, tất cả các con cái của ông bà lớn bây giờ đều được gọi là "con ông cháu cha".
Con ông cháu cha, nghe riết rồi quen và thực tế bây giờ có nhiều người khi được gọi là một CÔCC thì mỉm cười... tự hào. Ừ. Tao thuộc con nhà nòi đấy nhé, chớ có chọc tao.
Tôi nhớ, ngày xưa còn bé, cỡ tuổi "tin", tôi cũng hay đọc báo, nhưng cũng chỉ thấy lâu lâu mới có cụm từ CÔCC này, và thường thì nhà báo chỉ đúng ra kẻ mang hỗn danh này đích thực là con cháu một "ông lớn" nào đó. Và thế là tôi và các bạn tôi chỉ nghĩ đơn thuần CÔCC là từ để gọi một người nào đó là con hay cháu một ông lớn, thế thôi.
Cho đến một hôm, ngồi cùng xe cơ quan đi công tác với vài bạn trẻ, có một bạn trẻ cắc cớ chẳng biết hỏi đố tôi hay hỏi thực bụng: "... mà vậy chứ Xê Ô Xê Xê là gì hở anh?" Cái hồi đó (cách đây khoảng 5 năm) báo chí cũng hay dùng từ này mà lại chuyên viết tắt. Thế nên tôi nghĩ bạn trẻ ấy không biết nó viết tắt bởi những từ nào. "Ủa, không biết à? Là Con Ông Cháu Cha chứ là gì, nó là tiếng Việt chứ không phải tiếng ngoại quốc đâu." Cậu ấy vỗ đầu gối tôi cự, "Ai mà không biết. Nhưng mà tại sao lại con ông cháu cha, phải là con cha cháu ông mới đúng chứ."
Giật mình. Ai mà chả giật mình phải không ạ. Và cái máu đểu của tôi nổi lên. Đã nhiều lần nhờ cái máu đểu tôi đã khám phá ra nhiều điều cha ông ta đểu. Ví dụ có lần khám phá ra ý nghĩa của cặp từ "lộn mèo", tôi đã cấm (vừa cấm vừa cười) không cho người đối thoại nói 2 từ này vì nó là lái lại của "mẹo ...". Tương tự tôi cũng cấm không cho nói "đói meo", bảo rằng "đói đến cỡ mà đói meo được thì còn sung lắm, cứ lái lại mà xem." Lần này cũng nhờ nổi máu đểu tôi khám phá ra ý nghĩa của câu chửi, bèn giải thích cho cậu đồng nghiệp:
"Ác thật. Lâu nay tớ vẫn tưởng đó là nói lộn qua lộn lại thôi. Hóa ra dân mình đểu cậu ạ. Chửi nặng lắm đấy, chẳng phải con cháu ông bà lớn nào đâu. Họ mắng là loài lộn sòng đấy. Này nhé, thằng bố "ấy" con gái mình đẻ ra một đứa nhỏ thì đứa nhỏ đấy là con mà cũng là cháu của cha nó, thế là "cháu cha" nhá; mà đứa nhỏ là con của cái người đúng ra là ông ngoại nó thì có phải nó là con của ông nó không, thế nên nó là "con ông" nhá."
"Trời đất ơi! Có phải không vậy. Cái anh này ác mồm ác miệng quá sức."
"Ủa. Thì nó là vậy chứ sao. Để chửi cho nó văn hoa lịch sự, chứ viết lên mặt báo hay nói vào mặt người ta là đồ "cẩu tạp chủng", đồ "con lộn sòng" thì nghe sao được."
Cậu bạn nhỏ chỉ còn cảm thán được một câu: "Vậy mà tụi nó vẫn hãnh diện khi "được" kêu là CÔCC. Mà cũng đúng, chỉ những đứa như thế mới làm được những chuyện như thế."
Cái cụm từ này bây giờ phổ thông không phải vì người dân ta thích chơi cờ-lát-xích, quay về với "vốn quí" văn hóa dân tộc, cũng không phải vì dân ta hồ đồ không hiểu ý nghĩa gốc tích của cụm từ ấy. Mà vì dân ta giờ chỉ còn biết chửi xéo mà thôi. Chửi xong rồi ngó qua ngó lại... cười tủm một phát.
HĐ
Để nhớ lại người bạn trẻ vẫn đi cùng xe với mình cả năm trời ngày ấy. Giờ chẳng biết lưu lạc phương nào.
Chú thích: (*) Blogger Cyclo thì kể câu chuyện Cậu Tư và Dì Ba có lũ nhóc sinh ra phải gọi họ bằng "đồng chí" vì khi tìm danh xưng để gọi nhau đã bị bí.
TRƯNG CẦU DÂN Ý
V/v: Nghiêm túc tìm hiểu ý nghĩa của cụm từ "con cháu các cụ cả" viết tắt là "5C".
Kế thừa "truyền thống đểu" xin đăng cái còm sau của một friend để cầu cứu các friends và friends of friends:
"Thời buổi này, ở Việt Nam không còn dùng Côcc nữa mà thay bằng 5C (đọc trọn vẹn là: con cháu các cụ cả!) Thế... cái 'thằng đểu' chủ nhân blog này thử giải thích xem những tay 'đểu' đã sáng tác ra 5C 'đểu' ở chỗ nào?"
Trả lời đúng nhất (đã đúng còn nhất với nhì) và sớm nhất sẽ được thưởng 100 links vào các "blog đểu" (coi chừng đểu).
Con ông cháu cha, nghe riết rồi quen và thực tế bây giờ có nhiều người khi được gọi là một CÔCC thì mỉm cười... tự hào. Ừ. Tao thuộc con nhà nòi đấy nhé, chớ có chọc tao.
Tôi nhớ, ngày xưa còn bé, cỡ tuổi "tin", tôi cũng hay đọc báo, nhưng cũng chỉ thấy lâu lâu mới có cụm từ CÔCC này, và thường thì nhà báo chỉ đúng ra kẻ mang hỗn danh này đích thực là con cháu một "ông lớn" nào đó. Và thế là tôi và các bạn tôi chỉ nghĩ đơn thuần CÔCC là từ để gọi một người nào đó là con hay cháu một ông lớn, thế thôi.
Cho đến một hôm, ngồi cùng xe cơ quan đi công tác với vài bạn trẻ, có một bạn trẻ cắc cớ chẳng biết hỏi đố tôi hay hỏi thực bụng: "... mà vậy chứ Xê Ô Xê Xê là gì hở anh?" Cái hồi đó (cách đây khoảng 5 năm) báo chí cũng hay dùng từ này mà lại chuyên viết tắt. Thế nên tôi nghĩ bạn trẻ ấy không biết nó viết tắt bởi những từ nào. "Ủa, không biết à? Là Con Ông Cháu Cha chứ là gì, nó là tiếng Việt chứ không phải tiếng ngoại quốc đâu." Cậu ấy vỗ đầu gối tôi cự, "Ai mà không biết. Nhưng mà tại sao lại con ông cháu cha, phải là con cha cháu ông mới đúng chứ."
Giật mình. Ai mà chả giật mình phải không ạ. Và cái máu đểu của tôi nổi lên. Đã nhiều lần nhờ cái máu đểu tôi đã khám phá ra nhiều điều cha ông ta đểu. Ví dụ có lần khám phá ra ý nghĩa của cặp từ "lộn mèo", tôi đã cấm (vừa cấm vừa cười) không cho người đối thoại nói 2 từ này vì nó là lái lại của "mẹo ...". Tương tự tôi cũng cấm không cho nói "đói meo", bảo rằng "đói đến cỡ mà đói meo được thì còn sung lắm, cứ lái lại mà xem." Lần này cũng nhờ nổi máu đểu tôi khám phá ra ý nghĩa của câu chửi, bèn giải thích cho cậu đồng nghiệp:
"Ác thật. Lâu nay tớ vẫn tưởng đó là nói lộn qua lộn lại thôi. Hóa ra dân mình đểu cậu ạ. Chửi nặng lắm đấy, chẳng phải con cháu ông bà lớn nào đâu. Họ mắng là loài lộn sòng đấy. Này nhé, thằng bố "ấy" con gái mình đẻ ra một đứa nhỏ thì đứa nhỏ đấy là con mà cũng là cháu của cha nó, thế là "cháu cha" nhá; mà đứa nhỏ là con của cái người đúng ra là ông ngoại nó thì có phải nó là con của ông nó không, thế nên nó là "con ông" nhá."
"Trời đất ơi! Có phải không vậy. Cái anh này ác mồm ác miệng quá sức."
"Ủa. Thì nó là vậy chứ sao. Để chửi cho nó văn hoa lịch sự, chứ viết lên mặt báo hay nói vào mặt người ta là đồ "cẩu tạp chủng", đồ "con lộn sòng" thì nghe sao được."
Cậu bạn nhỏ chỉ còn cảm thán được một câu: "Vậy mà tụi nó vẫn hãnh diện khi "được" kêu là CÔCC. Mà cũng đúng, chỉ những đứa như thế mới làm được những chuyện như thế."
Cái cụm từ này bây giờ phổ thông không phải vì người dân ta thích chơi cờ-lát-xích, quay về với "vốn quí" văn hóa dân tộc, cũng không phải vì dân ta hồ đồ không hiểu ý nghĩa gốc tích của cụm từ ấy. Mà vì dân ta giờ chỉ còn biết chửi xéo mà thôi. Chửi xong rồi ngó qua ngó lại... cười tủm một phát.
HĐ
Để nhớ lại người bạn trẻ vẫn đi cùng xe với mình cả năm trời ngày ấy. Giờ chẳng biết lưu lạc phương nào.
Chú thích: (*) Blogger Cyclo thì kể câu chuyện Cậu Tư và Dì Ba có lũ nhóc sinh ra phải gọi họ bằng "đồng chí" vì khi tìm danh xưng để gọi nhau đã bị bí.
TRƯNG CẦU DÂN Ý
V/v: Nghiêm túc tìm hiểu ý nghĩa của cụm từ "con cháu các cụ cả" viết tắt là "5C".
Kế thừa "truyền thống đểu" xin đăng cái còm sau của một friend để cầu cứu các friends và friends of friends:
"Thời buổi này, ở Việt Nam không còn dùng Côcc nữa mà thay bằng 5C (đọc trọn vẹn là: con cháu các cụ cả!) Thế... cái 'thằng đểu' chủ nhân blog này thử giải thích xem những tay 'đểu' đã sáng tác ra 5C 'đểu' ở chỗ nào?"
Trả lời đúng nhất (đã đúng còn nhất với nhì) và sớm nhất sẽ được thưởng 100 links vào các "blog đểu" (coi chừng đểu).
4 comments:
Ah thấy rồi
hehehe ở đây rồi , Ròm rinh về chung thành một lủ Con Cháu luôn hehehe
Ý mình post nó qua đây hồi nào mà không nhớ cà.
Cảm ơn Ròm.
Kêu anh Google ra hỏi là ảnh chỉ chổ cho biết liền hà hehehe
ừ hén. Nãy giờ không nhớ ra.
Post a Comment