Tuesday, March 27, 2012

Đường bộ - xây dựng và bảo trì. (Hồ Lan Hương)

Hãy tính chi phí đầu tư xây dựng cho một mét vuông đường bộ loại tỉnh lộ gần ngang quốc lộ và chưa tới cao tốc lộ! ( riêng phần đền bù, giải tỏa không được tính vào bởi nó là đầu tư dài hạn không phải giá thi công!) 
(Vì không biết cách dán nguyên form sang đây nên bà con ráng click vô hình xem dự toán...)
Đa số đường ở Việt nam chiều ngang cỡ 30-40 m nên tính ra giá đầu tư cho một cây số đường sẽ tính trung bình 35m rộng . Như vậy để đầu tư cho mốt cây số đường bộ sẽ tốn :
      372.350 đ/m2 * 35m * 1000 m = 13.032.250.000đ/km
Với chất lượng làm đúng như thực tế này và làm đúng quy trình , quy phạm thì loại đường này có thể dùng trong 30 năm mà số lần bảo trì , sửa chữa không quá 6 lần, và khối lượng bảo trì sửa chữa không quá 20% diện tích tổng thể xây dựng.
Như vậy có thể tính ra phí bảo dưỡng, duy tu đường bộ trong mỗi năm sẽ là :
(13.032.250.000 x 20% ) / 6 lần /5 năm lần = 86.882.000 đ/km/năm

[[[[Toàn bộ các tuyến đường Quốc lộ có tổng chiều dài khoảng 17.300 km, trong đó gần 85% đã tráng nhựa. Ngoài các đường quốc lộ còn có các đường tỉnh lộ, nối các huyện trong tỉnh, huyện lộ nối các xã trong huyện. Các tuyến tỉnh lộ có tổng chiều dài khoảng 27.700 km, trong đó hơn 50% đã tráng nhựa.]]]]
http://www.thuylucvietduc.com.vn/Tin-tuc-Su-kien/Noi-dai-thi-truong-cap-dien.aspx


Cứ quy trung bình hết - lớn bù nhỏ ta có 45.000km đường bộ.
Như vậy kinh phí cần có để duy tu, bảo trì sẽ là : 86.8 triệu x 45.000 km = 3.910 tỷ đồng



[[[Hiện cả nước có 37 triệu phương tiện, trong đó có 2 triệu ô tô, 35 triệu xe máy. Với dân số gần 90 triệu người thì Việt Nam là quốc gia có tổng số phương tiện trên đầu dân cao bậc nhất thế giới, đặc biệt là xe máy. ]]]]
http://www.vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/65189/-bi-thu-phi--dan-se-buoc-phai-chon-phuong-tien-.html


Như vậy chia ra đầu phương tiện - phải có quy đổi từ xe máy sang xe hơi : 6 xe máy = 1 xe hơi  ( thứ nhất diện tích chiếm chỗ, không gian, xả khí, tải trọng bới xe bốn chỗ sẽ ít hơn lượng 6 xe máy nhưng tính đến xe tải, xe công hay xe lớn hơn nữa thì chưa có thống kê chính xác nên quy trung bình cho dễ bao quat
  3.910 tỷ : 37 triệu phương tiện = 106.000 đồng / năm cho một đầu phương tiện là xe máy
 Và  106.000 x 6 lần = 636.000 đồng/ xe hơi/ năm.

Vậy lý do gì mà lão Thăng với trâu chửa Hiệp kêu đóng phí bảo trì lên tới cả 1.4 triệu mấy/tháng cho xe hơi, xe máy 180.000đ/xe ?  Lại còn to mồm bảo phí duy trì chiếm 2/3 vốn đầu tư? Chả lẽ chúng bay làm đường bằng bánh tráng lẩu dê sao? Thu được đống này từ dân thì các lão ăn nó ấm cật lại dậm dật gái gú chả khác gì thằng Dũng Tổng PMU18 cả.
Ở đây tôi đã tính mức phí chi ra cao nhất- mức hư hỏng cũng cao nhất- chứ nếu làm đúng chất lượng như dự toàn này thì hư hỏng phải sửa chữa chưa tới 1% diện tích / 10 năm sử dụng.
Nếu mấy ông bảo các ông đã tính và hỏi ý kiến dân thì các ông trưng bảng tính ra đây! Tôi phản biện cho - các ông sai chỗ nào, điêu chỗ nào tôi lột truồng ra hết cho các ông xem, đố mà sót kể cả cọng lông ruồi!
 Chưa đâu, phí lưu thông nữa, các ông đã gộp chung vào giá xăng dầu cả chục năm nay mà ỡm ờ lừa dân là chỉ có giá xăng dầu- ai mua xăng dầu công trường, hay hãng vận tải bắt buộc phải đòi xuất hóa đơn đỏ  mua xăng dầu đều có ghi rõ phí cầu đường là 500 đ/lít chưa có VAT.
Mẹ kiếp, đừng bảo bà gỡ bài này xuống nhá, bà đéo gỡ đâu đấy- cái vụ này thì bà đéo ngoan đâu!

copy từ Hồ Lan Hương's Blog:
http://holanhuong.multiply.com/journal/item/1402

Tebetans

Over the past year, about 30 Tibetans in Tibet have set themselves ablaze to protest Chinese rule in Tibetan areas. Of those, ..., 22 have died.............“What we want? We want freedom,” the protesters chanted as they wound their way through the streets, waving Tibetan flags.

“Who’s the killer? Hu Jintao.” ...

Phiên Âm

Con nít Nam Bộ thời 1960 chẳng đứa nào không đọc được những chữ như "hydro, natri, Euclid, v.v...", -- là những chữ có phụ âm ngoại lai -- một cách chính xác, y như Tây. Khi những kẻ chỉ huy văn hóa xông vào, họ ngu đến nỗi không biết mở mồm ra hỏi "tại sao tụi mày đọc được chính xác như thế?" mà họ chỉ biết cắm đầu cắm cổ xóa tất cả những chữ đó trong sách vở báo chí.

Sunday, March 25, 2012

F J W Z


(Trích thư riêng của HĐ)

Châu con,

Hôm qua con có nhắc đến việc nên hay không nên đưa các mẫu tự “F, J, W, Z” vào bảng chữ cái tiếng Việt. Giờ bác nói rõ hơn cho con hiểu.

Như bác đã kể, hồi thấy các bloggers VN phản đối rần rần bác đã không tham gia ý kiến gì. Có cái lạ là trong số những người phản đối đó có cả những người đã “đọc” bài viết của bác về bảng chữ cái tiếng Việt và tán đồng nhiệt liệt. Mà trong bài bác viết đó, cái bảng phụ âm Việt của bác có đủ những chữ cái đó. Điều này nói lên một việc là nhiều người khi nghe nói phải thì gật đầu khen phải, nhưng cái sự gật đầu đó không thắng nổi tính thành kiến, tính bảo thủ của họ. Không phải hễ cứ ai nói phải thì họ thay đổi suy nghĩ sai lầm của họ. Cái thành kiến cố hữu của đại đa số dân ta là cái gì ta đang có thì chính là của ta, không phải do ta đi mượn hay đi lấy từ đâu về. Và ta không muốn thay đổi nó.

Đa số chúng ta quên mất là bảng chữ cái Việt chẳng qua chỉ là bảng chữ cái Latin thời thế kỷ 17 (những năm 1600). Vì các vị thừa sai “chế” ra chữ Việt vào thời gian đó, họ dùng những gì họ có vào thời gian đó, mà thời đó Latin là thứ chữ họ dùng như một quốc tế ngữ.

Bác  thì mãi đến khi học tiếng Anh (lớp 6) mới biết rằng có một cái gọi là bảng chữ cái (The Alphabets) và trong bảng đó có 26 ký tự. Lúc đó bác nghĩ rằng đó là bảng chữ cái tiếng Anh. Chứ trước đó chẳng thầy cô sách vở nào nói rằng có một cái “bảng chữ cái tiếng Việt”. Chỉ biết cắm đầu viết a b c d đ… Rồi khi học tiếng Pháp, bác lại thấy lại bảng chữ cái đó. Và bác nghĩ rằng đó là bảng chữ cái tiếng Pháp. Vì học cái gì thì chỉ tập trung vào cái đó, bác đã không nhận ra rằng 2 bảng chữ cái đó là một, và cũng đã chẳng đặt câu hỏi xem nguyên thủy 2 bảng chữ cái đó là của ngôn ngữ nào.

Đến khi bắt đầu đặt một số vấn đề về chữ và âm tiếng Việt thì bác mới khám phá ra rằng chúng ta dùng hệ thống chữ viết Latin. Cả chữ Anh hay chữ Pháp, và đa số chữ Âu Châu khác đều dùng chung hệ thống chữ viết Latin. VÀ BẢNG CHỮ CÁI CHUNG LÀ BẢNG CHỮ CÁI LATIN.

Bảng chữ cái Latin thì đã có một quá trình phát triển thay đổi từ số lượng mẫu tự từ 21 lên 26, coi trang này http://en.wikipedia.org/wiki/History_of_the_Latin_alphabet

Con biết chữ Đ (đ) vốn có trong chữ Latin. Tên nó là eth trong tiếng Anh cổ. Nhưng nó không có trong bảng là vì nó chỉ là một chữ D có gạch. (http://en.wikipedia.org/wiki/Eth)

Thế thì chuyện thêm những chữ cái FJWZ vào bảng chữ cái Việt nó giống chuyện của Caesar thì trả lại cho Caesar thôi. Và nhân tiện trả rồi thì cũng nên cho học sinh Việt biết luôn rằng chữ Việt cũng như đa số chữ trên thế giới đều dùng bảng chữ cái Latin.

Thế còn các chữ Ă, Â, Ư…?

Giống trường hợp chữ Eth (chữ D có gạch) chỉ là một chữ D có thêm một dấu gì đó biểu thị sự biến âm. Các chữ cái Latin dùng trong chữ Việt đã được gắn thêm những dấu nhỏ cũng để biểu thị sự biến âm. Con đọc lại bài “chữ và âm” (http://hongdwc.blogspot.com/2017/11/tieng-viet-vo-long-chu-va-am.html) của bác để thấy qui ước về dấu trăng và dấu mũ trên chữ a. 

Con học nhạc thì biết dấu “chấm dôi” đặt sau một hình nốt nào đó để bảo rằng hình nốt đó sẽ có trường độ tăng lên gấp rưỡi. Và bảng các hình nốt không cần phải có nốt đen chấm, nốt móc chấm, nốt trắng chấm vân vân. Nếu làm thế thì bảng các hình nốt sẽ lên đến 21 đơn vị thay vì 7, vì đã thế ta phải tính cả dấu chấm dôi kép. Đó là không nói đến việc phải liệt kê tất cả những nốt liên ba, liên năm vv. Sẽ là một bảng khổng lồ.
Bảng chữ cái cũng vậy, chỉ cần kê ra các chữ và dấu sẽ dùng trong hệ thống chữ viết chứ không cần phải kê cụ thể từng tổ hợp một. Nếu kể Ă như một chữ cái thì sẽ có câu hỏi tại sao không kể Ắ cũng là một chữ cái.
Có thể câu trả lời sẽ là vì dấu sắc là một dấu giọng. Nó gắn với chữ cái làm thay đổi giọng của âm.

Sở dĩ có người bị đặt câu hỏi và phải trả lời như thế là vì họ quên mất rằng các dấu trăng, mũ, râu trong chữ Việt chẳng qua là các dấu âm (dấu giọng làm thay đổi giọng (tone), và dấu âm làm thay đổi âm: từ âm u biến thành âm ư, từ o biến thành ơ, ô, v.v.)

Vì chữ Việt dùng một bộ các dấu giọng và một bộ các dấu âm, nên ta có thể nói chữ Việt dùng bảng chữ cái Latin y hệt như các thứ chữ Tây Âu. Khác chăng là chữ Việt có thêm dấu âm râu và hệ thống dấu giọng. Những dấu âm trăng và mũ thì nhiều thứ chữ khác cũng có.

Còn tên của các mẫu tự thì con đọc bài “tên mẫu tự” (http://hongdwc.blogspot.com/2017/11/tieng-viet-vo-long-ten-mau-tu.html) của bác. Tra cứu thêm thì hóa ra thời của bác, tên mẫu tự được gọi theo kiểu Latin (và gần giống với Pháp, ta gọi u chứ không phải “uy”, e chứ không phải ơ và cu chứ không phải qui.) Thiết nghĩ các cụ làm giáo dục thời đó đã từng bỏ công sức suy nghĩ và đề ra một cách gọi tên mẫu tự mang tính quốc tế đến như vậy thì ngày nay ta không có cớ gì để thay đổi trong cách gọi tên chúng (dân tộc tính chỉ để tự tách mình ra khỏi “cộng đồng của mình” là dân tộc tính ăn cháo đái bát.)

Kết luận: con cứ lấy bảng chữ cái Anh, Pháp hay Tây Ban Nha gì đó và bảo đó là bảng chữ cái của chữ Việt chúng ta: 26 chữ cái. 

Cái gì người ta làm đúng thì hãy để cho người ta làm, dù cái ý đồ của người ta có thế nào đi nữa. Trước mắt thì xã hội được lợi từ cái việc làm đúng đó. Còn ý đồ của người ta thì chưa chắc người ta đã thực hiện được sau đó.

Thế nên chống lại việc đưa các ký tự F, J, W, Z vào bảng chữ cái Việt là một việc làm thiếu căn cứ.

Saturday, March 24, 2012

Bò vàng

Con nít Việt Nam xúm nhau hít mùi đũng quần đàn ông Hàn.

Từ cái ngày người ta cố đúc cho xong con bò vàng Hồ Chí Minh và cái bệ thờ XHCN thì từ con bò đó nó đẻ ra các con bò đất sét khác, và thiên hạ xúm nhau mà thờ. Chuyện tất yếu phải như vậy.

http://caulongbachai.multiply.com/journal/item/21948/21948?replies_read=6

Những người làm giáo dục không nhất thiết phải cảm thấy có lỗi trong vụ này. Đố ai làm gì được để thay đổi việc này nếu như con bò vàng tổ bố đó vẫn còn!!! Có chăng là lại tạo ra những con bò khác bằng platin bằng bạc hay bằng nhựa. Phải có ai đó lấy một cái gì đó mà đập vỡ con bò vàng thì mới hết chuyện.

Thursday, March 22, 2012

Lò nguyên tử

Dân trí Việt hiện nay (cứ nhìn vào sự xô bồ trong mọi lãnh vực) không thể điều hành được bất kỳ lò nguyên tử nào, lớn nhỏ hay hiện đại cổ điển nào. Cứ làm đi và sẽ giết hết mọi sinh linh cả vùng trong chỉ một phần tư thế kỷ. Trình độ như Nga, Nhật, Mỹ mà còn để xảy ra sự cố chết cả ngàn người kìa.

Khỉ mà đòi lái xe hơi.

Wednesday, March 21, 2012

Văn cổ

Rating:
Category:Books
Genre: Nonfiction
Author:various
Thiếu cái gan làm giàu
Cách đại thương (1) là có gan làm giàu. Coi người ta phí (2) bao nhiêu tiền bạc mà không sợ mất là vì người ta tiên liệu đại lợi (3), kể chi sự phí. Chớ như người bổn quốc ta, muốn cho thấy trước mắt có lợi mới chịu làm.
Nếu đem đại thương mà sánh với bán hàng bông (4) thì bán hàng bông ắt thấy lợi trước mắt, hễ mua sớm mai thì chiều thấy lợi, còn mua chiều sáng thấy; chớ như đại thương thì ít nữa là năm năm còn nhiều hơn là mười năm mới thấy lợi. Song so lợi dễ thấy thì là lợi ít (..) còn lợi mà lâu thấy thì thật lớn lắm.
Người nước nào đều có ngay gian xấu tốt, họ không phải là tiên phật chi hơn mình, song họ làm rồi thì quen, còn người mình không làm, nên cứ nghi hoặc hoài mà thôi.


(1) buôn bán lớn
(2) bỏ tiền của ra sử dụng
(3) tính trước rằng sẽ lãi lớn
(4) Đại Nam quốc âm tự vị ghi nghĩa đen, chỉ hàng hoa quả bông trái ; nhưng ở đây có nghĩa rộng hơn chỉ việc buôn bán cò con, buôn đầu chợ bán cuối chợ.
Lương Dũ Thúc
Nông cổ mín đàm 1901


Không lo xa, dễ thoả mãn
Tôi luận rằng người nước Nam ta khi túng thiếu thì lo lắng thở than, trong lúc đói lo một hồi mà thôi, chớ no không lo nữa.
Người nước của chúng ta, bởi không từng trải ít thấy rộng ít nghe xa (...) hễ vừa mới động nở nòi ra một thí (1) là đổi tính đổi nết, làm bề làm thế (2), muốn nghỉ mà ăn chơi. Bởi làm sao vậy? Bởi trong trăm người mới có một thì là trong một xóm ở chừng một trăm, người ấy đã đặng trên mấy bợm (3) khác. Có bạc chục bạc trăm, cho vô cho ra, đã có người thiếu nợ mình rồi; cho nên hết muốn ráng sức nữa. Vì vậy nhiều khi nghèo nàn khổ sở trở lại. Đến lúc nghèo rồi lại than thở trách trời, sanh mình sao mà vận xấu, mới cho khá rồi lại làm cho nghèo, tại trời không thương.

(1) khá giả một tí
(2) làm le, làm dáng, khoe mẽ
(3) bợm đây không có nghĩa xấu mà chỉ có nghĩa bọn khác kẻ khác
Lương Dũ Thúc,
Nông cổ mín đàm, 1902

Ăn xổi ở thì, chưa lo làm đã lo phá
Nước nào cũng có gian giảo, Tây, Nam, Chệt, Chà (1) đều có kẻ tốt người xấu. Song nước ngoài người ta gian khéo xảo lớn, còn nước mình gian vụn xảo vặt. Nói giác thể (2) như một người Chệt kia lãnh của người ta đi buôn, lãnh rồi thì lo làm ra té lời cho nhiều, có gian lận thì lấy trong cái tiền lời ấy, chớ không khi nào đụng tới vốn bao giờ. Họ tính như 1đ00 mà làm lợi ra 0đ30, dầu có gian, chủ có hay, cũng dám nhắm mà cho gian. Còn người nước Nam không phải vậy, cứ gốc đẽo hoài. Chủ ra vốn cho 10đ đã phá tán cho lỗ lã, rồi cứ cái vốn lấy hoài, cứ cái mạch châm hoài. Đụng 0đ50 cũng gian, 0đ30 cũng gian, làm sao mà không háp tiệm (3).
Chuyện gì hồi lãnh coi công việc thì bần hàn ăn mắm muối, vợ rách con đói; chừng lãnh việc rồi, vợ đeo vòng con đeo vàng, chồng giày vợ dép lên xe xuống ngựa, vợ lấy bạc góp chồng lấy bạc góp, chồng trai gái đào đĩ, sắm giường sắm mùng riêng, vợ tùng điệp (4) đem cả kiếng họ (5) đến tiệm mà ăn phá. Ôi tính hay ăn xổi, xài gấp giật gấp, nước mình nay ra đi buôn thì không khác gì mấy đứa con nít tập đi tập chạy.

(1) Chệt (có khi viết Chiệc): người Tàu; Chà: người Mã Lai hoặc Ấn Độ; còn Tây và Nam, tức người phương Tây và người Việt
(2) ví dụ
(3) háp, nghĩa gốc là khô héo, háp tiệm đại ý cũng như sập tiệm
(4) liên tục, dồn dập
(5) Chi họ, dòng họ




Không biết chấn hưng thực nghiệp (1)
Người nước ta xưa nay chia ra bốn nghề sĩ nông công thương... Phàm những kẻ biết đôi chút từ chương là đã vênh vang tự cho mình là kẻ sĩ, không thèm đứng cùng hàng với nông công thương, cho họ là hèn hạ, gọi là dân buôn, dân thợ, dân cùng. Sĩ đã không biết việc nông công thương, mà nông công thương phần nhiều không học hành, không biết nông học là gì, công nghiệp là gì, địa lý là gì. Trăm môn chẳng biết môn nào, thực nghiệp mới không chấn hưng được.
Ở các cửa khẩu thông thương, trăm người không ai không mặc vải Tây, mà vải Tây là lấy bông sợi của ta dệt ra (...) Các nhà buôn học thức nông cạn, người ta mang hàng đến mà mình không biết chở hàng đi (2). Nhà buôn trong nước rất tản mạn, chèn ép lẫn nhau, không có chủ trương nhất định...

(1) thực nghiệp là từ chỉ chung các ngành sản xuất vật chất, bao gồm cả nông nghiệp lẫn công thương nghiệp
(2) chỉ lo nhập khẩu không biết xuất khẩu

Quốc dân độc bản, tài liệu của Đông Kinh nghĩa thục ,1907

Đồng tiền không dùng để sinh lợi
Tiền của tức là máu mỡ của dân. Tôi không nói là không nên yêu tiếc. Nhưng yêu tiếc thì phải bảo vệ nó làm cho nó sinh sôi nẩy nở. Muốn vậy phải có cách để biến nó thành một món to, không phải chỉ một món nhỏ. Như thế mới gọi là yêu tiếc.
Thế nhưng người nước ta yêu tiếc tiền của riêng thì lại chỉ để tiền của cung phụng cho cái mồm cái bụng riêng của mình, chứ không biết đến có việc gì khác, đó là một. Có kẻ lại bới đất đào lỗ để chôn giấu của cải, chỉ sợ người khác biết, chôn lâu đến hỏng nát, đó là hai. Cả hai hạng người này một bên thì xa xỉ, một bên thì keo kiệt, tuy không giống nhau, nhưng đều ngu như nhau.
Phan Bội Châu
Việt Nam quốc sử khảo, 1908


Những người thợ bất đắc dĩ
Tính người mình không biết quý trọng công nghệ, người làm nghề tựa hồ như bất đắc dĩ không học được làm quan chẳng lẽ ngồi khoanh tay chịu chết mới phải xoay ra làm nghề thôi. Mà làm nghề thì không cần gì tinh xảo chỉ cốt bán rẻ tiền được nhiều người mua là hơn. Công nghệ suy nhược lại còn là vì người có học thức không chịu làm, người chịu làm thì lại là người không có học thức, chẳng qua chỉ theo lối cũ nghìn năm xưa chớ không nghĩ được cách thức nào mới.
Ít năm nay, có trường bách công dạy dỗ, có lắm lời tân học cổ động, thì cũng đã tỉnh ngộ ra ít nhiều, và cũng đã có người sinh được nghề khéo, học được nghề mới tranh được lợi buôn bán. Song cái tính khinh đường công nghệ thì vẫn chưa bỏ được. Có người nhờ công nghệ mà nên giàu có, song vẫn tự coi mình là đê tiện, phải mượn cái phấn ông hàn ông bá mới là vẻ vang.
Phan Kế Bính
Việt nam phong tục, 1915

Buôn bán lòng vòng trong phạm vi hẹp
Xét ra việc buôn bán của ta không được thịnh vượng bằng các nước khác cũng bởi nhiều cớ. Dân ta nhát tính, không dám đi xa. Nhiều người cậy có dấn vốn, chỉ ngồi một xó, cái gì cũng chờ người ta mang đến tận nơi, mua tranh bán cướp với nhau, chớ một bước cũng không dám đi đâu cả. Ví dụ có đi chăng nữa, thì chẳng qua Hà Nội xuống Hải Phòng, Sơn Tây; xuôi Nam Định đã cho là xa xôi; ai bần cùng lắm mới lên đến Lao Cai, Yên Bái hoặc vào đến Bình Định, Sài Gòn. Còn chỉ lo những nước độc ma thiêng, hoặc là phong ba bất trắc mà quanh năm chí tối, bán quẩn buôn quanh.
Phàm làm việc gì có phải dễ dàng mỗi chốc mà thành hiệu (1) ngay được đâu. Ta buôn bán động hơi thấy lỗ vốn một chút hoặc hơi vấp váp điều gì thì đã ngã lòng ngay. Hoặc đóng cửa, hoặc xin thôi, làm cho việc có cơ tấn tới mà cũng phải tan không thành nữa.

(1) tức có kết quả

Phan Kế Bính
Việt nam phong tục, 1915

Không có nghề nào đạt tới
trình độ chuyên nghiệp
Phần nhiều người nước ta chỉ nô nức về đường công danh sĩ hoạn, mà coi nghề buôn bán là một nghề khinh thường. Người giàu có cho con đi học mong cho con về sau nhất ra thì làm nên ông nghè ông bảng, chớ nào ai mong cho con mai sau làm nên bác lái này ông lái nọ. Người làm quan trở về thì lấy gió mát trăng thanh, cúc thơm lan tốt, chè chuyên thuốc quấn, đàn ngọt hát hay làm vui thú, chớ nào ai thiết gì ông chủ cửa hàng nọ ông quản lý cửa hiệu kia. Mà đủ bát ăn thì cũng lấy sự thanh nhàn làm thú trên đời, còn việc buôn bán thây mẹ đĩ.
Té ra bao nhiêu ông việc buôn bán phần nhiều ở trong tay người đàn bà và ở trong bọn mấy chú lái thì mong sao mở mang ra to được ?!
Lại như việc chữa bệnh, xưa kia nước ta không biết trọng nghề làm thuốc, thường cho là một nghề nhỏ mọn, không mấy người lưu tâm. Chốn dân gian chỉ những người bất đắc chí trong đường khoa cử mới xoay ra xem sách thuốc để lấy nghề sinh nhai. Phần nhiều là những người thiển học (1), rồi cũng dám lên mặt ông lang đi khắp chợ cùng quê để chữa bệnh cho thiên hạ. Mạch thấy nắm cũng nắm, mà có hiểu thế nào là mạch thực mạch hư; bệnh thấy xem cũng xem, mà có hiểu thế nào là bệnh hàn bệnh nhiệt. Đệm thêm một nắm lá xì xằng cho gói thuốc to, để lấy cho đáng đồng tiền của người ta. Cũng may dân ta phần nhiều còn dại dột, sống chết đổ cho tại số, chớ không thì các ông lang ấy chắc không ăn ngon ngủ yên.

(1) sức học nông cạn
Phan Kế Bính
Việt nam phong tục, 1915
Không chịu học buôn học bán
Nói đến cuộc thương mại nước nhà mà thêm chán. Bất quá trong nước được vài nhà buôn, còn thử đi qua các phố mà xem, chỉ những Chiệc với Chà (1) họ chiếm mất cả. Buôn bán với các nước, lại càng chẳng có ai gọi là tay đại doanh nghiệp.
Vì cớ từ xưa đến nay, đàn ông ở ta chỉ lo học hành thơ phú ngâm nga, hi vọng làm quan, chứ buôn bán cho là mạt nghệ.
Hai nữa là từ xưa không có học làm các sổ sách buôn bán, không có một trường nào dạy buôn bán như ở nước Tàu cũng như các nước bên Âu Mỹ.
Nhẽ thứ ba, ta có buôn chỉ buôn quanh bán quẩn với nhau, không thực thà không đồng tâm, không thạo việc, không biết cách đối đãi với khách mua hàng.
Vả lại bây giờ nước ta không giữ cái chủ nghĩa bế quan nữa, cửa ải đã mở rộng, nhưng mà cuộc thương mại với các nước ở tay ai chứ có ở trong tay mình đâu, mà dẫu có để cho mình cũng vị tất có đủ tài sức mà gánh vác.

(1) người Trung Hoa và người Ấn Độ
Lê Đức Mậu
Bàn về thương nghiệp, Hữu thanh, 1921

Khéo tay mà trí không khôn
Xét ra ở nước Nam ta mới có các nghề mỹ nghệ là thịnh, phàm nghề khéo toàn là các nghề trang sức cả, còn mỹ thuật thì chưa có gì sánh được với các nước;
nhưng ngay trong mỹ nghệ cũng chưa có kỷ luật, chưa có thể thống gì, chưa phân rõ các kiểu cách, các thời đại, các lề lối, các phương pháp;
thợ thuyền phần nhiều là những người vô học, phi quen tay phóng lại lối cũ, thời bắt chước chép của người ngoài, thành ra tay có khéo mà trí không khôn, không biết biến báo mà vẫn giữ được tinh thần cốt cách cũ;
tồn cổ mà khéo ứng dụng về đường sinh hoạt mới, nóí tóm lại là không có trí sáng khởi (1) khôn ngoan, gây ra trong mỗi nghề một cái thể thức trang nghiêm mà đặc biệt.
Cho nên các nhà nghề ta, không thể bằng cả ở cái tay khéo được, cũng phải tập cho có cái trí khôn nưã.
Nay muốn gây lấy cái trí khôn ngoan trong mỹ nghệ, khiến cho có tinh thần có thể thức, thời không gì bằng lập ra một nhà bảo tàng mỹ nghệ, sưu tập lấy những đồ đẹp trong nước, chia ra từng thời đại, bày cho có thống hệ (2), để cho những nhà nghề đến đấy mà xem, mà học cho biết nghề mình duyên cách (3) thế nào, thể cách làm sao, rồi hoặc trông đấy mà giữ lấy cái cốt cách tinh thần cũ, hoặc nhân đấy mà biến đổi dần.



(1) bắt đầu dựng lên
(2) quan hệ của những cái liên tiếp. Cũng nghĩa như hệ thống
(3) duyên ( có khi đọc diên ) ở đây là thủ cựu, cách là đổi mới.Duyên cách : Tình hình cũ và mới

Phạm Quỳnh
Pháp du hành trình nhật ký 1922

Không ai chuyên nhất việc gì

Các nước phú cường, người nào làm việc gì thì chuyên việc ấy. Nhà khoa học lo cả đời phát minh; người làm giàu thì cứ việc làm giàu. Còn nước ta thì không thế. Một người làm năm bảy việc; trong khi làm bàu gánh hát bộ, lại có xuất bản một cuốn tiểu thuyết ái tình, lại có mở một cửa hàng tạp hóa, ít lúc chi đó lại vọt xuống tàu sang Pháp làm chính trị.
Người ngoại quốc thấy vậy, cho rằng chúng ta có lòng ham hố quá, hoặc cho rằng không có đức chuyên nhất, không có tính nhẫn nại.

Tân Việt (*)
Mỗi người một việc – Đông Pháp thời báo, 1928 (*)Một bút danh mà Diệp Văn Kỳ và Phan Khôi ký chung trên Đông Pháp thời báo 1928 ( theo Lại Nguyên Ân ). Nghe giọng thì người viết ở đây có lẽ là Diệp Văn Kỳ (?).


Làm hàng bán hàng đều kém
Nước ta khi xưa chỉ có những tiểu công nghệ như quay tơ, dệt vải, dệt lụa, làm chài lưới, làm mắm muối v..v.. chứ không có đại công nghiệp để làm giàu như các nước khác.. Người làm thợ, ai chuyên tập nghề gì thì lập thành phường, như thợ mộc thợ nề thợ rèn thợ đúc đồ gốm v..v.. Phường nào có tục lệ riêng của phường ấy. Những người làm nghề thợ thường là người ít học, quanh năm ngày tháng đi làm thuê làm mướn chỉ được đủ ăn mà thôi.
Người thiên hạ đi buôn nước này bán nước nọ, xuất cảng nhập cảng, kinh doanh những công cuộc to lớn kể hàng ức hàng triệu. Người mình cả đời không đi đến đâu, chỉ quanh quẩn ở trong nước, buôn bán những hàng hoá lặt vặt, thành ra bao nhiêu mối lợi về tay người ngoài (1) mất cả. Thỉnh thoảng có một ít người có mươi lăm chíêc thuyền mành, chở hàng từ xứ nọ đến xứ kia, lưng vốn đọ năm bảy vạn quan tiền, thì đã cho là hạng cự phú.

(1) ám chỉ Hoa kiều, trước 1945 thường gọi là khách, như trong các từ hiệu khách, phố khách …
Trần Trọng Kim
Việt Nam sử lược,1925
Tài trí thua kém
Nghĩ như nước ta, ruộng đất tốt, rừng núi nhiều, các mỏ có, phận đất duyên hải cũng thật dài, vậy mà cuộc kinh tế mỗi ngày mỗi khó, thời là sao?
Nói về tài trí, quốc dân ta thứ nhất đã kém về cơ khí cho nên công nghệ phải thua. Vật xấu mà giá bán đắt hơn thời còn mong gì tiêu thụ cho ngoại quốc (1). Ngay trong bản quốc, vẫn phải cần dùng đồ nước ngoài. Bài trừ ngoại hoá chẳng qua là câu chuyện nói chơi, khó thay sự thực. Như ở Nam Kỳ nhà máy xay gạo của người ngoại quốc thì không sao; người nước ta chỉ có một cái nhà máy xay mà cháy. Ở mặt bể, tàu của người ngoại quốc thời không sao, người nước ta có một cái tàu Bình Chuẩn (2) mà chìm. Nghĩ ra cũng là tài trí thua kém.
Nói về tư bản (3), nguyên người nước ta đã không lấy đâu có được nhiều người có tư bản to ví với người ngoại quốc, mà sự chiêu phần (4) lập hội thời cái bụng ăn ở với nhau kém, cho nên không mấy hội được bền, nghĩ chỗ đó thật đáng buồn, mà có nói lắm cũng vô ích.

(1) tức không thể xuất khẩu.
(2) tàu chở hàng trên biển, trọng tải 600 tấn, do công ty Bạch Thái Bưởi khai trương từ 1919.
(3) của cải vốn liếng
(4) gọi người mua cổ phần
Tản Đà
An Nam tạp chí, 1931
Thời gian phí phạm
cách sống làm điệu làm dáng
Trong tiếng ta có một lời mà người ta hay dùng là cơm vua ngày trời, tỏ ra ý ăn hết chừng nào thì ăn, làm được chừng nào thì làm, không bị hạn chế và thôi thúc chi hết. Lại có thành ngữ làm việc quan là làm việc rồi (1), làm đù đưa đủng đởn.
Phải, phàm kẻ làm việc quan, không bị hạn chế thôi thúc thì tội gì làm đúng đắn làm kịp thời kịp vụ làm chi!
Bởi vậy cho nên ngày xưa chúng ta không có đồng hồ. Chẳng những vì khoa học không có mà không làm được đồng hồ. Mà chính vì cái quan niệm cơm vua ngày trời, và làm việc quan ấy nó choán sẵn trong đầu rồi, không có sự cần, nên không sinh ra khoa học mà không làm đồng hồ được.
Có người đeo cái đồng hồ không chạy. Máy ở trong đã hư hết nhưng mà vì nó đẹp, nên cũng đeo cho có với người ta. Ta chưa nhìn rõ cái giá trị thật của thời gian là thế nào.
Bỏ cái quan niệm cơm vua ngày trời đi, rồi mới dùng được đồng hồ theo như chỗ dùng của nó.
Cũng như bỏ cái căn tính cẩu thả đi, rồi mới dùng được những chữ dân quyền tự do bình đẳng theo ý nghĩa của nó. Hiện nay thì những chữ dân quyền, bình đẳng, tự do ở nước Việt Nam cũng còn như cái đồng hồ của người Việt Nam!

(1) rổi ở đây có nghĩa như trong thành ngữ “ăn không ngồi rồi “. Làm rồi: làm rất nhàn nhã, thế nào cũng được

Phan Khôi
Cái đồng hồ của người Việt Nam, Phụ nữ tân văn,1931




Quan niệm về kinh tế quá cổ lỗ
Tư tưởng kinh tế nước ta phần nhiều bị cái triết học của người đời (1) nó đè nén. Sách Đại học (2) có câu “ Đức là gốc mà của là ngọn “, ông Mạnh tử nói “ nhân nghĩa là đủ, sao cứ nói lợi “. Xưa nay không ai không lấy sự dè sẻn làm chủ nghĩa rất cần, nói đến tài chính không ai không lấy sự “ xem số thu vào để liệu số chi ra “ làm chủ đích. Sự hơn đong kém bán bị khinh rẻ, người mưu lợi bị chê bai …
Bởi đấy nên tư tưởng kinh tế phương đông tản tác mà lộn xộn, tư tưởng kinh tế phương Tây tề chỉnh mà phân minh.
Tư tưởng đã tản tác mà lộn xộn thì kết quả không tiến bộ chút nào; tư tưởng đã tề chỉnh và phân minh thì kết quả lại có phần tiến bộ nhiều lắm.

(1 ) triết học nhân sinh
(2) một trong Tứ thư bốn bộ sách chính của đạo Nho. Ba cuốn kia là Luận ngữ, Trung Dung Mạnh Tử

Nguyễn Xuân Dương
Sự so sánh về tư tưởng kinh tế Đông Tây An Nam tạp chí, 1931


Giữa chủ và thợ không tìm được
hình thức cộng tác thích hợp
Những nhà nông trồng ra cây mía, nấu thành muống đường (1).
Những người làm nên đường cát mà mang đi bán lại là người khác, tức là nhà buôn đường.
Người có tư bản xuất vốn ra và làm chủ rồi rủ dăm ba người trai tráng làm bạn (2), gọi là công –xi, một bên xuất tài (3) một bên xuất lực.
Mãn mùa rồi tính trừ tiền vốn và tiền tổn ra còn lãi bao nhiêu chia thành hai, chủ phần nửa, các bạn phần nửa.
Song ở trong có sự rất xấu là những người chủ thường ăn lấn các bạn. Hạng trai tráng đi làm bạn phần nhiều là ngu dốt không biết gì, chủ tính trời tính đất chi thì tính, họ cứ việc dạ, miễn còn dư đôi ba đồng đem về cho vợ đã là quý rồi.
Thường thấy những công-xi làm đường chủ nhân làm nhà gạch mua đất tư còn các bạn thì khố một vẫn hoàn khố một.
(1)Tạm hiểu là đường sơ chế
(2) một cách gọi những người cộng tác; thực chất là thợ
(3) tài ở đây không phải tài năng, mà là tiền của.

Trích ở bài Nghề làm đường ở Quảng Nam, Quảng Ngãi
Thực nghiệp dân báo, 1923





Những cái gia truyền dần dần mất đi
Xét những thức quà của ta, thật có nhiều thứ ngon, mùi vị rất dồi dào. Là sản phẩm của đồng ruộng của núi sông, những thứ quà ấy là dấu hiệu sự thưởng thức của người mình, vừa tao nhã lại vừa chân thật. Đó là những vật quý mà sự mát đi, nếu xảy đến, sẽ khiến người sành ăn phải ngậm ngùi.
Nhưng người mình tham thanh chuộng lạ đã bắt đầu khinh rẻ những thứ đáng yêu ấy, có cái ngon mà họ đã gần quên mất mùi vị.
Một đằng khác, không ai chịu để ý và hết sức làm cho mỗi ngày một hoàn hảo hơn lên, cải cách cho hợp với thời mới.
Những cái gia truyền dần dần mất đi, những cái khéo léo không còn giữ được …


Thạch Lam
Hà Nội băm sáu phố phường, 1940

Ngủ yên trên danh vọng
Đi với bánh đậu, còn có các thứ bánh khảo, kẹo lạc, kẹo vừng.
Ngày trước, hiệu Ngọc Anh có tiếng khắp kẻ chợ thôn quê; nhưng từ ngày Cự Hương ở tỉnh Đông (1) dồn lên, thì ngôi bá chủ đã thay người.
Trong khi Cự Hương mỗi ngày một tiến bộ trong cách tìm tòi, khiến cho bột bánh được mềm dẻo, nhân đậu được nhuyễn trong, và cách trình bày được sạch sẽ tinh tươm thì Ngọc Anh nằm ngủ trên cái danh vọng cũ của mình, uể oải bán hàng cho khách. Hiệu đó hình như giàu rồi mà lại …
Mà phần nhiều giàu rồi thì không hay cố nữa. Đó là cái tật chung của người mình khiến cho không một công cuộc nào phát đạt được lâu dài, cả từ trong cách buôn bán cho đến những công nghệ khác.
Tài làm bánh của người mình không phải là kém cỏi. Cái thứ bánh dẻo Trung thu của Cự Hương không kém gì bánh của Tàu và các thứ bánh kem của Việt Hưng không thua gì bánh của Tây.
Ta chỉ còn thua cái chí nữa mà thôi; nhưng như thế nghĩa là còn thua nhiều nhiều lắm.
(1) tức vùng Hải Dương



Thạch Lam
Hà Nội băm sáu phố phường,1940


Bôi bác, giả dối, chỉ cầu rẻ
Cái chí của người Việt Nam ta cũng khác: món quà bán thì cứ muốn bán cho rẻ và nhiều, thích thế để xiêu lòng khách còn cái phẩm có tốt hay không, không quan tâm đến. Bát mằn thắn của người mình có đủ cả rau thơm, xá xíu, đôi khi mấy miếng dồi và một phần chia tám quả trứng vịt. Mằn thắn làm rất to bột, nặn xuề xoà để trông càng to hơn, nhưng nhân thì hết sức kín đáo và nhỏ bé vì được một tí thịt chỗ bàng nhạc (2) mua rẻ của các hàng thịt lậu ôi ở ngoại ô, lúc trút hàng bán rẻ. Nước cũng rất nhiều nữa, dềnh lên như ao sau trận mưa, nhưng nhạt ví như nước bèo.
Tất cả chỉ bán có năm xu. Tưởng đắt hàng là phải. Thế mà không. Khó mà lấy nhiều hoa mắt người ta được.
Miễn là thức hàng bán xứng với đồng tiền, đừng lừa dối người mua, của ngon thì người ta ăn đắt rẻ không kỳ quản.
Đó là một sự thực giản dị trong nghề buôn bán mà tiếc thay nhiều nhà buôn người mình không biết đến, làm tồi bán rẻ rồi đánh lừa được người mua thì lấy làm sung sướng.

(2) bạc nhạc, chỉ chỗ thịt dai không có nạc.

Thạch Lam
Hà Nội băm sáu phố phường, 1940

Người làm nghề không ngóc đầu lên được
Đời sống nông nghiệp vẫn ràng buộc sức phát triển của công nghệ, mà những người làm nghề ở Việt Nam phần nhiều là nông dân chỉ coi nghề của mình là một nghề phụ để kiếm thêm chứ không trau dồi cho nó ngày một tinh xảo.
Lại thêm chính những người có nghề muốn giữ nó làm của riêng không muốn truyền dạy cho người ngoài.
Dụng cụ thường thô sơ và y nguyên kiểu xưa.
Tài khéo thường bị mai một. Vật liệu để dùng thì cũng vẫn tìm quanh tại chỗ chứ ít khi phải mua tận nơi xa.
Cách chế tạo cũng chỉ theo phương pháp tổ truyền, không mấy ai chịu thay đổi.

Lương Đức Thiệp
Xã hội Việt nam, 1944
Không biết thích ứng
với xã hội hiện đại
Tất cả các công nghệ cổ truyền đều chỉ có công cụ thô sơ.
Chúng không có nhiều cơ hội để phát triển: thợ thủ công Việt Nam quả thật rất khéo léo và sẽ có thể trở thành những thợ mỹ nghệ tuyệt vời nhưng họ rất thiếu nhìn xa nên không thể nghĩ đến việc đặt công nghiệp của họ trên những cơ sở kinh tế hiện đại.
Họ sống ngày nào hay ngày ấy và chẳng có khả năng gì chống chọi với sự cạnh tranh của các vật dụng hiện đại được sản xuất với số lượng lớn hơn nhiều mà lại được nâng đỡ bởi một thị hiếu vừa dễ dãi vừa thất thường.
Nguyễn Văn Huyên
Văn minh Việt Nam,1944

http://vuongtrinhan.blogspot.com/2012/03/thoi-hu-tat-xau-nguoi-viet-trong-lam.html

than phiền về văn hóa

Tất cả những gì chúng ta than phiền về văn hóa VN hiện tại đều có nguồn gốc sâu xa từ ngày độc lập được nửa nước trong sự lãnh đạo dối trá. Kể cả tinh thần xuất sắc của tòan dân Bắc trong cuộc tấn công và chiếm được miền Nam cũng khởi đi từ sự dối trá. Nhìn thấy cái căn bệnh thì mới chữa được bệnh.

Tuesday, March 20, 2012

Có một nghịch lý mà tôi không giải thích được

Có một nghịch lý mà tôi không giải thích được:

Ai cũng biết CS là vô vọng, CSVN là lừa bịp và khủng bố.

Thế sao ai cũng theo CS trong cuộc kháng Pháp giành độc lập, ai cũng theo CS đánh chiếm miền Nam để giành thống nhất và bây giờ ai cũng ủng hộ nhà nước CSVN để giành bất công cho đồng loại.???

Monday, March 19, 2012

Văn Hóa --- Câu chuyện Từ điển Việt Nam

Rating:★★★★
Category:Books
Genre: Nonfiction
Author:Đặng Trần Huân
CÂU CHUYỆN TỪ ÐIỂN VIỆT NAM
Bất cứ nước nào đã tự hào là có một nền văn hóa là phải có một cuốn tự điển để chuẩn xác cho ngôn ngữ của quốc gia mình hầu tránh sự dùng chữ bừa bãi, lố lăng hay lai căng, vay mượn. Chữ quốc ngữ sau khi thành hình không lâu đã có ngay một cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên của Paulus Huỳnh Tịnh Của, cuốn Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị xuất bản cuối thế kỷ 19.

Dựa theo cuốn tự điển đầu tiên này nhiều tự điển và từ điển Việt Nam khác được các tác giả sau này biên soạn. Trước 1975, hai cuốn thông dụng trong Nam là Việt Nam Từ Ðiển của Hội Khai Trí Tiến Ðức và Việt Nam Từ Ðiển của Lê Văn Ðức. Phía nhà cầm quyền cộng sản sau 1946 không biên soạn tự điển tiếng Việt nào. Cho tới khi cộng sản chiếm hoàn toàn miền Nam Việt Nam năm 1975 cuốn từ điển thông dụng của họ chỉ có Từ Ðiển Tiếng Việt do Văn Tân chủ biên. Bộ Bách Khoa Tự Ðiển Việt Nam mà Hà Nội quảng cáo từ lâu cho tới nay hình như vẫn còn trong dạng dự thảo mấy vần đầu A, B, C mà thôi.

Có nhiều tác giả thường khen Hà Nội có những công trình khảo cứu văn học công phu hơn Việt Nam Cộng Hòa vì nhà cầm quyền cộng sản chịu bỏ ra những ngân quỹ lớn cho việc biên khảo và huy động nhiều nhân lực. Ðiều này có thể đúng với một số tác phẩm nhưng không đúng với tất cả vì các nhà biên khảo Hà Nội vô tình hay cố ý còn nặng về tuyên truyền, và phải hướng mọi nghiên cứu của họ theo đường lối chỉ thị của đảng cộng sản nên trở thành thiếu vô tư.
Thí dụ đơn giản là cuốn biên khảo Người Anh Hùng Làng Dóng của Cao Huy Ðỉnh nói về huyền thoại thánh Gióng (Phù Ðổng Thiên Vương) cả hàng ngàn năm trước mà cũng xen kẽ vào những đoạn tuyên truyền chống Mỹ cứu nước khiến ta có cảm tưởng như ăn cà rem mà lại thêm gia vị... mắm tôm.

Trong cuốn Từ Và Vốn Từ Tiếng Việt do nhà xuất bản Ðại Học Và Trung Học Chuyên Nghiệp, Hà Nội phát hành năm 1986, tác giả Nguyễn Văn Tu viết rằng từ trước tới nay Việt Nam chỉ mới có sáu cuốn từ điển tiếng Việt mà ông gọi là từ điển một ngôn ngữ. Tác giả liệt kê những từ điển có trước 1945 như cuốn từ điển của Huỳnh Tịnh Của, Việt Nam Tự Ðiển của Hội Khai Trí Tiến Ðức tới Từ Ðiển Học Sinh của nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội và kể thêm một cuốn thời Việt Nam Cộng Hòa của Ðào Văn Tập xuất bản tại Sài Gòn.

Sau đó, cũng tác giả Nguyễn Văn Tu cho nhà xuất bản Ðại Học Và Trung Học Chuyên Nghịệp, Hà Nội in cuốn Các Nhóm Từ Ðồng Nghĩa Trong Tiếng Việt, khi liệt kê các từ điển Việt Nam có ghi thêm Từ Ðiển Tiếng Việt Phổ Thông của Viện Ngôn Ngữ Học nhưng cả hai cuốn sách của ông Tu đã dẫn đều không hề nói tới cuốn từ điển của Lê Văn Ðức.

Việt Nam Từ Ðiển của Lê Văn Ðức được biên soạn trong mười năm với sự hiệu đính của nhà ngôn ngữ học Lê Ngọc Trụ, in trong ba năm và tới năm 1970, nhà xuất bản Khai Trí mới cho ra mắt tại Sài Gòn. Bộ từ điển gồm hai cuốn khổ lớn, chữ nhỏ dày tổng cộng 2515 trang có đầy đủ phần định nghĩa thông thường và các phần nhân danh, địa danh, tục ngữ, thành ngữ, điển tích...

Chẳng lẽ Nguyễn Văn Tu là một giáo sư nhiều năm, đã từng viết sách về ngôn ngữ mà không biết tới bộ từ điển đồ sộ Lê Văn Ðức. Thực ra thì ông Tu biết nhưng hoặc là theo chỉ thị của đảng cộng sản hoặc là tự ý ông muốn dìm những tác phẩm của miền Nam chăng vì cho rằng cái gì xuất hiện ở miền Nam đều vô giá trị.

Ðiều nhận xét này không võ đoán mà chỉ là nhận xét về đường lối của Việt cộng xưa nay vẫn cố tình lờ đi những công trình của miền Nam.

Thí dụ về truyền hình, Việt cộng phổ biến và giảng dạy rằng truyền hình Việt Nam chỉ có từ năm 1970 là năm Hà Nội bắt đầu có đài, một tuần phát hình hai ba lần, mỗi lần vài chục phút. Trong khi tại Việt Nam Cộng Hòa đã có truyền hình từ năm 1966 khi đài phát đặt trên một phi cơ lượn trên không phận Sài Gòn trong thời gian chờ đài dưới đất đang xây cất dở dang.

Nói tới lịch sử điện ảnh thì cộng sản chỉ kể từ những phim đèn chiếu (phim tranh vẽ chỉ có hình, không cử động) sau 1946 khi họ chạy vào rừng, rồi tới phim phóng sự vài chục phút Nước Về Bắc Hưng Hải mà không nói gì tới những phim Việt Nam vùng quốc gia như Cánh Ðồng Ma, Trận Phong Ba hay Kiếp Hoa.

Sách viết về lịch sử mỹ thuật hay âm nhạc chẳng hạn, họ sẵn sàng bôi tên những họa sĩ, những nhạc sĩ có tên tuổi từ trước 1945 nếu những nghệ sĩ tài danh đó đã ở lại hoặc trở về vùng quốc gia không theo họ, cùng ở với họ trong chốn rừng rú Việt Bắc.

Trở lại chuyện tự điển, sau hiệp định Geneva 1954, cộng sản chính thức trở về tiếp thu Hà Nội cũng chưa có thì giờ lo chuyện này. Tới sau ngày 30.4.75 chiếm được Sài Gòn cán bộ văn hóa Hà Nội vào Sài Gòn còn ào ào vơ vét các loại từ điển song ngữ Anh - Việt, Pháp - Việt, Hán - Việt mà Hà Nội không có.
Về tiếng Việt mãi tới năm 1963, Hà Nội mới soạn xong cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên, rồi tới năm 1967 mới phát hành. Cuốn Từ Ðiển Tiếng Việt này do Văn Tân chủ biên với thành phần biên soạn gồm 13 người trong đó có những nhà trí thức, học giả quen tên từ lâu như Nguyễn Tấn Gi Trọng, Ngụy Như Kontum, Trần Văn Giáp, Hoa Bằng...

Dưới chế độ Cộng sản, ngôn ngữ Việt tại miền Bắc đã có nhiều tiếng mới rất xa lạ với tiếng Việt bình thường. Lấy thí dụ ngay trong cuốn Từ Ðiển Tiếng Việt của Văn Tân ta đã bắt gặp những chữ lạ tai có nghĩa khác hẳn nghĩa thông thường mà người Việt đã dùng trước khi cộng sản Việt ra công khai năm 1945.

Xin đơn cử vài thí dụ:

- lô gích: hợp với luận lý.
- quá độ: thời gian chuyển tiếp giữa hai thời kỳ.
- hồ hởi: cởi mở, vui vẻ, phấn khởi.
- đường kính: thứ đường ăn đã tinh chế thành tinh thể màu trắng.
- lái xe: người điều khiển tay lái cho xe ô tô chạy (dùng động từ làm danh từ).
- sự cố:nguyên nhân sinh ra việc biến.
- công nghiệp: phương thức dùng máy móc biến hóa nguyên liệu thành vật dụng hoặc thành công cụ.

Trong Từ Ðiển Tiếng Việt (Văn Tân) nhiều tiếng Việt gốc Hán đã Việt hóa cho ngôn ngữ thêm phong phú thì các tác giả tự điển lại cho là lộn xộn và chủ trương loại bỏ nhiều từ thông dụng. Về điểm này các tác giả viết trong Lời Nói Ðầu: "Cái hiện tượng thiếu ngăn nắp trong tiếng Việt kể ra thì còn nhiều." Cũng trong bài này, khi giải thích cách xếp đặt từ theo thứ tự nào, họ viết: "Về trật tự ABC chúng tôi theo đúng trật tự của vần chữ quốc ngữ Việt."

Ngôn ngữ của một dân tộc có phải là một cái tủ áo đâu mà gọi là một ngôn ngữ thiếu ngăn nắp. Và khi sắp xếp chữ theo vần A, B, C sao không gọi là theo thứ tự mà lại dùng hai chữ trật tự như khi xếp ngôi vị các đảng viên trong Bộ Chính trị, hay hô hào trật tự trong một đám biểu tình tiền chế để hoan hô lãnh tụ. Họ hô hào làm cho tiếng Việt trong sáng nhưng chính những người làm tự điển lại làm mù mờ và nghèo nàn thêm tiếng Việt.

Cho tới trước năm 1967, ở trong Nam và có thể cả ngoài Bắc khi cần kê cứu tiếng Việt vẫn phải dùng tạm cuốn Việt Nam Tự Ðiển do Hội Khai Trí Tiến Ðức (Ban Văn Học) Hà Nội biên soạn và nhà in Trung Bắc Tân Văn in năm 1931. Cuốn này dày khoảng 700 trang, được tái bản nhiều lần và được dùng rộng rãi vì cuốn từ điển Huỳnh Tịnh Của thì quá cổ cả về định nghĩa và cách viết nên chỉ còn dùng để nghiên cứu mà thôi.

Việt Nam Tự Ðiển của Hội Khai Trí Tiến Ðức còn thiếu sót nhiều (thí dụ chữ sen chỉ có định nghĩa là một loài cây dưới nước mà thiếu định nghĩa thông thường nữa là cô giúp việc trong gia đình) nên miền Bắc năm 1967 có Từ Ðiển Tiếng Việt (Văn Tân) và miền Nam năm 1970 có Việt Nam Từ Ðiển của Lê Văn Ðức thay thế.

Viện Ngôn Ngữ Học của Hà Nội xúc tiến việc soạn thảo một cuốn tự điển Việt Nam mới, và tới năm 1988 nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội in xong tại thành Hồ với tên là Từ Ðiển Tiếng Việt. Sách dày 1206 trang do Hoàng Phê chủ biên. Theo lời giới thiệu ở đầu sách, Từ Ðiển Tiếng Việt là một cuốn từ điển đầu tiên của Việt Nam do một tập thể cán bộ ngôn ngữ biên soạn. Tập thể này gồm 17 người so với cuốn Từ Ðiển Tiếng Việt (Văn Tân) thì tập thể của Từ Ðiển Tiếng Việt (Hoàng Phê) đông hơn tới bốn người nhưng không có những học giả quen tên lâu đời như trường hợp từ điển Văn Tân mà toàn là những tên lạ.

Trong lá thư đề ngày 7.3.1987 in trên đầu sách, Phạm Văn Ðồng khen ngợi bộ biên tập, tán dương cuốn sách này là chuẩn hóa tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng cho tiếng Việt.

Cho tới nay từ điển Hoàng Phê đã được tái bản nhiều lần. Khi biên sọan Từ Ðiển Tiếng Việt (Hoàng Phê), các tác giả đã tham chiếu các từ điển trong Nam, ngoài Bắc nên có một số ưu điểm và mới mẻ hơn nếu so với Từ Ðiển Tiếng Việt (Văn Tân) hoặc Việt Nam Từ Ðiển (Lê Văn Ðức).

So với cuốn Văn Tân, từ điển Hoàng Phê có nhiều từ hơn. Chẳng hạn hai từ thanh nhạc và lâm sàng là hai từ mà báo chí cộng sản thường dùng, từ điển Hoàng Phê có giải nghĩa nhưng từ điển Văn Tân không có và từ điển Lê Văn Ðức cố nhiên không có vì hình như trong Nam không ai dùng hai từ này. Về thành ngữ có từ đầu" đứng trước Văn Tân có 14 thành ngữ như đầu cua tai nheo, đầu trâu mặt ngựa... nhưng thiếu đầu Ngô mình Sở.
Hoàng Phê có đầy đủ hơn nhưng nếu so với Lê Văn Ðức thì không thấm vào đâu vì trong Việt Nam Từ Ðiển (Lê Văn Ðức) có tới 44 thành ngữ với từ "đầu" đứng trước.

Về cách định nghĩa, tự điển Hoàng Phê biên soạn gọn gàng và chính xác. Tuy nhiên cũng còn nhiều trường hợp cần bàn bạc. Chẳng hạn từ trước tới nay khi định nghĩa chữ "cây" các tác giả thường thường theo cách định nghĩa chữ tree hay arbre trong tiếng Anh và tiếng Pháp. Và ghi cây là thực vật có lá, thân mộc, thẳng. Ðịnh nghĩa như thế thì hồng, cúc, bầu, bí không được gọi là cây nữa vì chúng làm gì có thân mộc và không thẳng. Trong từ điển Hoàng Phê và Văn Tân cây được định nghĩa là thực vật có thân lá rõ rệt. Vậy nếu tra chữ "tơ hồng" trong từ điển Hoàng Phê thì giống thực vật không có lá rõ rệt này vẫn được gọi là cây. Theo Lê Văn Ðức thì cây là tất cả loài thực vật biết ăn phân, chịu sương nắng, sống, lớn và sinh sản. Ðịnh nghĩa như thế thì lại quá dài dòng.

Chữ "ly" trong Nam thay chữ "cốc" ngoài Bắc, từ điển Văn Tân định nghĩa ly là cốc pha lê nhỏ. Từ điển Hoàng Phê định nghĩa là cốc nhỏ để uống rượu. Thực ra cốc và ly chỉ là hai tiếng của hai miền Nam và Bắc chỉ chung một đồ dùng, chứ cốc và ly không hề khác nhau như mèo và hổ. Trong trường hợp này ở từ ly có thể ghi "xem từ: cốc" và khi ở từ cốc sẽ mô tả rõ ràng và chính xác hơn, tránh rườm rà làm sai nghĩa.

Văn Tân giảng là cốc pha lê nhỏ, Hoàng Phê thêm cốc dùng để uống rượu. Vậy thì những cái cốc làm bằng nhôm, bằng chất dẻo, bằng thủy tinh và mang ra uống nước cam, nước trà mà không uống rượu thì không được gọi là "ly" hay sao?

Về chính tả, từ điển Hoàng Phê viết li với chữ i ngắn và có giải thích là sở dĩ họ dùng i ngắn là tuân hành quyết định ngày 5.4.1984 của Bộ Giáo Dục. Cái kiểu ra sắc lệnh bắt phải viết thế này thế nọ là một lề thói quen dùng của các chế độ cộng sản. Tuy nhiên có lẽ thấy cách dùng i ngắn nó ngô nghê quá và quyết định của Bộ Giáo Dục cũng phi lý nên nhiều tác giả chẳng nghe theo. Trong cuốn Từ Ðiển Chính Tả Thông Dụng của Nguyễn Kim Thản do nhà xuất bản Ðại Học Và Trung Học Chuyên Nghiệp, Hà Nội in năm 1985 (sau quyết định của Bộ Giáo Dục) tác giả vẫn viết và khuyên nên viết ly, cụng ly với chữ y dài như dân ta vẫn dùng từ xưa tới nay, và cũng là mặc nhiên không coi quyết định của Bộ ra sao cả.

Một điểm nữa là từ điển Hoàng Phê còn rất nhiều từ nguyên văn Anh, Pháp. Chữ "volt" trong từ điển Hoàng Phê được giữ nguyên tiếng Anh với định nghĩa "đơn vị đo hiệu thế, điện thế".

Ta cũng thấy nhan nhản những chữ nguyên văn ngoại quốc khác rồi giảng nghĩa bằng tiếng Việt như logarithm, clinker, logic v.v... xếp thẳng hàng với những chữ Việt trong một cuốn từ điển mang danh là Từ Ðiển Tiếng Việt. Chúng tôi nghĩ việc định nghĩa những tiếng Anh, Pháp như trên là công việc của từ điển song ngữ Anh - Việt chứ không phải là công việc của nhóm Hoàng Phê. Trừ những tiếng Anh, Pháp đã Việt hóa và viết theo lối Việt như ô tô, xà bông, xe tăng chẳng hạn, chúng tôi thấy cách làm của từ điển Văn Tân khi ghi theo lối Việt như ga men, lô ga rít, vôn, vôn kế, lô gích, ác mô ni ca... rồi giảng nghĩa những từ này bằng tiếng Việt hợp lý hơn. Còn nếu làm như Hoàng Phê là ghi cả clinker, logic... sao chẳng ghi luôn school, book, maison, amour... cho từ điển Việt Nam phong phú, nhiều từ nhất thế giới, là đỉnh cao trí tuệ, ưu việt?

Một điểm khác cần bàn cãi là địa vị tiếng Việt miền Nam mà Hoàng Phê có ý muốn loại bỏ.

Trong Từ Ðiển Tiếng Việt (Hoàng Phê) có rất ít từ miền Nam. Khi giảng giải những từ vô (vào), mền (chăn), mùng (màn)... các nhà soạn từ điển thuộc Viện Ngôn Ngữ Học đã ghi chú là phương ngữ tức là thổ ngữ địa phương. Thiết nghĩ một từ nếu chỉ thông dụng ở một địa bàn thật nhỏ hẹp như cấp tỉnh chẳng hạn thì gọi là thổ ngữ được, nhưng trường hợp những chữ như vô, mùng, mền được đồng bào trên cả một lãnh thổ bát ngát từ Quảng Trị tới Cà Mau đều nói và hiểu mà chỉ coi là thổ ngữ thì người ta có thể ngờ rằng tập thể soạn giả từ điển Hoàng Phê có tinh thần tự tôn, địa phương hay kỳ thị. (Trong từ điển Văn Tân có các từ màn, mùng, mền... mà không hề ghi là phương ngữ.)

Ngoài Bắc ai ai cũng hiểu những từ vừng, lạc, bít tất, hoa đại Xiêm... mà đồng bào trong Nam chỉ hiểu được khi gọi là mè, đậu phộng, vớ, bông sứ Thái Lan. Tuy vậy trong Việt Nam Từ Ðiển của một người, Lê Văn Ðức, vẫn có những chữ vừng, lạc, tất... ghi như là tiếng nói chung của quốc gia. Nếu ông Lê Văn Ðức, người Nam, mà lại ghi vừng, lạc, tất... là thổ ngữ thì độc giả miền Bắc sẽ nghĩ sao?

Có thể vì chỉ thị của đảng cộng sản vốn kỳ thị miền Nam mà quan niệm phương ngữ của nhóm Hoàng Phê quá khắt khe nên rất nhiều từ thông dụng trong Nam bị coi như không có trong ngôn ngữ Việt. Có thể dẫn chứng là trong Từ Ðiển Tiếng Việt ấn bản đầu tiên chữ "la ve" mà đồng bào trong Nam thường đọc là "la de", dùng thay cho chữ "bia" của miền Bắc đã bị loại bỏ không được nhắc nhở. Sau khi từ điển phát hành, trên báo Văn Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh số 528 - 15.4.1988 đã có người nêu lên sự bất công này nên ở ấn bản 1994, 1996 của từ điển Hoàng Phê mà chúng tôi được thấy đã bổ túc sự thiếu sót đó. Tuy nhiên chữ "la ve" và tất cả chữ miền Nam thông dụng khác nếu có trong các ấn bản mới của từ điển Hoàng Phê vẫn được các soạn giả giữ vững lập trường theo chỉ thị của đảng cộng sản Bắc kỳ coi là chúng là những thổ ngữ chẳng đáng lưu tâm.

Vì người ngoài Bắc không lưu tâm tới hai 'thổ ngữ' "la ve" nên khá nhiều nhà văn có tiếng miền Bắc đã phạm lỗi chính tả sơ đẳng khi viết là la de hai chữ quá thông dụng này của miền Nam.

Vũ Thị Thường trong Câu Chuyện Bắt Ðầu Từ Những Ðứa Trẻ do nhà xuất bản Tác Phẩm Mới, Hà Nôi in năm 1977, Dương Thu Hương trong Những Bông Bần Ly cũng do Tác Phẩm Mới xuất bản năm 1981 và bao nhiêu nhà văn miền Bắc khác cho tới bây giờ vẫn viết la de với chữ D như những văn hào 'lói ngọng'.

Nếu chữ "la ve" và những chữ miền Nam khác được ghi trong tự điển, trong các sách văn phạm chắc nhiều tác phẩm hay đã tránh được những viên sạn, cắn phải ê răng.

Soạn một cuốn từ điển cho có giá trị không phải là chuyện dễ mà đòi hỏi công sức của nhiều người, thời gian của nhiều năm. Nhưng vẫn phải làm vì tương lai của một ngôn ngữ luôn luôn phải chuẩn hóa, phải gìn giữ cho trong sáng, chọn lọc thêm từ ngữ cho chính xác và phong phú. Người Pháp, người Mỹ hãnh diện với những Petit Larousse, Petit Littré hay Webster, American Heritage không cồng kềnh như các bộ từ điển bách khoa, chỉ khoảng hai ngàn trang mà đầy đủ và chính xác, lẽ nào Việt Nam không có một cuốn từ điển cho đầy đủ dùng được cho toàn quốc, cả hai miền Nam, Bắc.

Việc đó chúng tôi nghĩ Hà Nội có thể làm được nếu các soạn giả chịu lắng nghe những ý kiến xây dựng và gạt bỏ sự tự tôn, gạt bỏ tư tưởng địa phương hay kỳ thị và nhất là gạt bỏ "sợi chỉ đỏ xuyên suốt" tức là chỉ thị của đảng cộng sản vốn đã có óc kỳ thị Bắc Nam.

Tác giả: Đặng Trần Huân

Người Việt xấu xí

Rating:★★★
Category:Books
Genre: Nonfiction
Author:Thái Bá Tân
Mar 19, '12 11:10 AM
for everyone
Một hôm có ông bạn thân mang đến cuốn sách, dí tận tay tôi rồi nói như ra lệnh:

“Đọc đi! Chủ nhật ra quán bia ta nói chuyện.”

Ông này chẳng liên quan gì đến văn chương nhưng ham đọc, một đại tá về hưu tính bộc trực và có phần bỗ bã. Nhưng ông tốt bụng, lại cùng quê Nghệ An, gặp nhau quá thường xuyên ở cùng một quán bia nên chúng tôi thân nhau.

Đó là cuốn “Người Trung Quốc xấu xí” của nhà văn Đài Loan Bá Dương, một Việt Kiều Pháp dịch và xuất bản ở Pari cách đây mấy năm. Kể ra gọi “Những cái xấu của người Hoa” thì đúng hơn. Có thể lỗi ở người dịch, cũng có thể tác giả cố tình dùng từ ấy.

Cuốn sách khá độc đáo, hấp dẫn và đáng suy ngẫm. Theo Bá Dương thì Trung Quốc là một dân tộc vĩ đại, có nhiều cái hay, cái tốt được người ta nói mãi rồi nên nhắc thêm nữa là chối và vô duyên. Việc cần làm bây giờ là thử phân tích những cái xấu để rút bài học hòng tấn tới. Mà cái xấu của người Hoa thì ông ta kể ra nhiều lắm, nào nói to, ở bẩn, mất lịch sự, nào tự cao không phải lối, nhẫn nhục đến nhu nhược, mất đoàn kết, ghen tị, thù ghét lẫn nhau, vân vân và vân vân. Thậm chí tác giả còn ví cả nền văn hóa năm nghìn năm của đất nước Trung Hoa vĩ đại là cái hũ tương, nơi mọi thứ bị đè nén, tù túng và thối rữa. Tất nhiên đây là lối nói phúng dụ, những người không hiểu dễ xửng cồ thóa mạ người viết. Dẫu không là người Trung Hoa nhưng tôi đọc cũng thấy có gì không ổn. Nghe nói trước đây ở ta từng có người định viết về cái xấu dân tộc mình. Không hiểu ý định đó tiến hành đến đâu, nếu đã tiến hành, và những cái xấu của người Việt Nam được họ nêu lên là gì.

“Ông phải viết một cuốn như thế. Cuốn “Người Việt xấu xí”. Ông bạn tôi hùng hổ nói dằn từng tiếng khi chúng tôi gặp nhau bên cốc bia. “Đã có cuốn Người Mỹ xấu xí, Người Nhật xấu xí, Người Hoa xấu xí, bây giờ đến lượt ông – Người Việt xấu xí”.

“Tôi không thấy người Việt ta xấu xí”, tôi đáp.

“Ông có thấy nhưng giả vờ không thấy, hoặc ông quá tốt không muốn thấy. Cả hai trường hợp đều xấu như nhau.”

“Ông thực sự muốn tôi viết cái gì đấy chửi lại dân tộc mình ư?”

“Không phải chửi mà như ông Bá Dương nói, để chỉ người khác thấy mình còn nhiều cái xấu. Những cái xấu ấy là gì thì ông biết rõ hơn tôi. Chứ suốt ngày nghe đài báo khoe lúc nào mình cũng anh hùng, dũng cảm, sáng tạo, cần cù, đoàn kết, thương yêu nhau thì thật tởm. Thật ngượng. Một người tốt, một dân tộc tốt và thực sự tài giỏi không bao giờ tự khoe như thế”.

“Mọi người vẫn biết rõ cái xấu của mình,” tôi đáp. “Có điều không nói ra đấy thôi. Không cần. Như tôi và ông không nhất thiết phải khoe mình bị ghẻ. Tốt hơn nên lẳng lặng bôi thuốc cho chóng khỏi, và hãy cố dấu chừng nào có thể.”

“Nói chuyện với ông chán bỏ mẹ!”

Ông đặt mạnh cốc bia xuống bàn, tranh tôi trả tiền rồi hậm hực bỏ đi.

Có nhà văn cho rằng miêu tả cái xấu cũng là cách ca ngợi cái tốt. Có thể. Nhưng tôi thì nghĩ cuộc đời vốn dĩ đã quá nhiều cái xấu, mà cái xấu thì dễ nhận thấy, dễ làm nản lòng, do vậy nhà văn phải chỉ người khác thấy những cái tốt, có thể rất nhỏ và bị che lấp bởi cuộc sống đời thường bon chen, dung tục. Cuốn “Người Trung Quốc xấu xí” quả có làm tôi suy nghĩ, nhưng tuyệt nhiên không khiến tôi có ý định bắt chước ông Bá Dương làm điều tương tự. Thậm chí tôi thấy làm thế là phạm thượng và ít nhiều vô liêm sỉ.

* * *

Khoảng một tuần sau, ông người quen lại đến tìm tôi, vẻ mặt rất nghiêm túc. Ông nói trơn tru một mạch không ngừng, chắc đã chuẩn bị sẵn từ trước:

“Tôi thấy cái ông Bá Dương kia hoàn toàn đúng khi ví nền văn hóa năm nghìn năm của nước ông là cái hũ tương. Còn của ta, bốn nghìn năm, nếu quả đúng bốn nghìn năm, thì là cái hũ nhỏ hơn một chút, thối hơn một chút, chứa một chút tương Trung Quốc, một chút cái gì đó của ta, của Tây, thành thứ hổ lốn mà suốt ngày hôm nay tôi cố tìm tên gọi mãi chưa được. Ta cứ tạm gọi là hũ mắm tôm, món đặc sản dân tộc.
Tất nhiên dân tộc nào cũng có cái tốt, Việt Nam lại càng nhiều, nhưng giờ không phải lúc nói chuyện ấy. Người ta nói mãi rồi. Cái cần nói bây giờ là bắt chước ông nhà văn Đài Loan kia một lần tự ngẫm lại mình xem còn điều gì chưa được. Có nói quá đi một tí cũng chẳng sao. Tự khen mình quá đáng mới nguy hiểm. Như tôi và ông luôn tự diễu dân Nghệ An “cá gỗ”, “vắt cổ chày ra nước” có sao đâu? Có vì thế mà bị trách là không yêu quê hương đâu, nếu không muốn nói ngược lại? Về đại thể, tôi thấy dân Việt ta có đủ những thói xấu ông Bá Dương đã nói về đồng bào mình. Nói gì thì trong sách đã ghi rõ. Cái xấu của ta thậm chí còn ở mức tồi tệ hơn, vì chúng ta vốn là dân nhược tiểu.

Nhược tiểu mà còn muốn làm cha bố người khác! Tôi nghĩ kỹ rồi, và thấy nó thế này. Ta chỉ nói phét chứ thực sự xưa nay không làm được điều gì ra hồn. Không một nhà tư tưởng ra hồn, không một trường phái triết học ra hồn, không một công trình kiến trúc ra hồn kiểu Angco Vat, Angco Thom hay Chùa Vàng ở Miến Điện. Không một tác phẩm văn học nào ra hồn, trừ Truyện Kiều, mà suy cho cùng cũng chỉ là bản phổ thơ lục bát một tích Tàu. Hội họa cổ là con số không. Thậm chí không có cả một điệu múa nào có thể coi là đặc trưng thuần túy dân tộc. Chữ viết tự mình nghĩ ra cũng không nốt, lúc đầu phải nhờ anh Tàu, rồi sau nhờ mấy cha truyền đạo Phương Tây. Mà một khi không tự sáng tạo được gì thì ta nhập. Người Nhật nhập cái ngoại lai để biến nó thành của mình, nâng nó lên tầm cao hơn, ta thì tất cả đều biến thành cái bóng mờ mờ và nhiều khi chỉ để làm khổ mình. Ta nhập Nho Giáo để trói buộc dân ta trong một mớ rối rắm các nguyên tắc đạo lý hà khắc. Ta nhập chế độ quan trường để biến những người có học thành nô lệ của chức quan nhỏ và chút bổng lộc đi kèm. Ta nhập nguyên xi chính sách cải cách ruộng đất của anh Tàu Cộng sản để con chửi cha, anh tố em và hàng vạn người tử tế bị giết hại oan uổng. Trước đó ta nhập chủ nghĩa Cộng sản của mấy ông tây xa lơ xa lắc chẳng phù hợp tẹo nào với đất nước nông nghiệp lạc hậu của chúng ta. Giờ mấy ông tây ấy hết thời, nước các ông từ bỏ thứ chủ nghĩa kỳ cục ấy từ lâu rồi, thế mà ta, như ông biết, vẫn khư khư ôm lấy nó dù chẳng ai bắt, dù ai cũng biết làm thế là tự trói tay chân mình. Nay thì ta nhập văn hóa đại chúng của thằng Mỹ để làm hỏng trẻ con ta. Chính cái thói ưa nhập ấy đã biến dân Việt chúng ta thành những người lười suy nghĩ, không biết suy nghĩ và cũng không dám suy nghĩ, nên cứ cam chịu mãi trong cái hũ mắm của mình…”

“Ông có nói quá không đấy?” tôi ngắt lời.

“Tất nhiên có nói quá. Bất kỳ người nào nếu muốn đều có thể bác lại và qui cho tôi đủ tội tày đình. Họ cũng có lý của họ. Nhưng tôi đâu phải Việt gian, phản động? Thì đã bảo nói quá cũng chẳng sao mà. Chưa ai chết vì biết tự chê mình. Ông không thấy tôi nói có phần đúng sao?”

“Còn xem đã. Nhưng nếu đúng thì theo ông ta phải làm gì?”

“Còn làm gì nữa? Đập ngay cái hũ mắm kia để giải phóng tư tưởng khỏi những ước lệ cổ hủ, khỏi cảm giác tự ti hèn kém cố hữu. Để tự mình nghĩ ra được cái gì đấy của riêng mình, thật sự tốt đẹp và hợp với bản sắc dân tộc. Nước ta không hiếm những bộ óc sáng láng, nhất định sẽ làm được điều đó!”

“Thứ nhất, không có cái hũ mắm ấy để đập vỡ như ông nói”, tôi đáp. “Thứ hai, nếu quả là chiếc hũ như ông nói, thì ít ra nó cũng chứa đựng cả lịch sử hàng nghìn năm chống ngoại xâm oanh liệt không ai phủ nhận được”.

“Đúng, không ai phủ nhận cái lịch sử oanh liệt ấy. Nhưng cũng đừng quá tự hào về nó. Tôi đại tá đây, suýt phong anh hùng đây, cả đống huân chương trên ngực đây mà chẳng coi mình ra cái thá gì. Bất hạnh là dân tộc nào phải đánh nhau quá nhiều và có quá nhiều anh hùng! Cứ như nước khác hàng trăm năm không ai đánh, không đánh ai là tốt nhất. Thế mới có thời gian tập trung vào những việc khác cần làm.”

Thấy sẽ bất tiện nếu cứ tiếp tục câu chuyện theo kiểu này, tôi cố lái sang đề tài khác nhưng không được. Ông còn say sưa, vâng, một sự say sưa thái quá, kể ra hàng loạt những cái xấu khác của người Việt. Tôi chỉ biết ngồi im lắng nghe, thầm ngạc nhiên sao ông có sự say sưa, hằn học thái quá ấy khi nói tới những điều ấy. Cứ như có lý do sâu xa nào đó.

“Ông chính là một người Việt xấu xí, một khi có thế thóa mạ đồng bào mình như vậy!” cuối cùng tôi lên tiếng.

“Vâng. Tôi đúng là một người như vậy. Một người Việt xấu xí. Xấu nhất trong tất cả những người Việt xấu xí! Thủ phạm và là nạn nhân của những cái xấu tôi vừa nói. Tôi là một tên khốn nạn được ca ngợi, được tâng lên thành anh hùng… Xin lỗi, suýt thành anh hùng”.

Nói đoạn ông cúi đầu. Và khóc không thành tiếng.

* * *

Tối hôm ấy ở nhà ông, tôi mới hiểu hết lý do thực sự mọi chuyện. Tự ông kể mà không cần căn vặn.

Những năm cải cách ruộng đất, khi còn là cậu thiếu niên hăm hở đi theo cách mạng, chính ông đã khai ra chỗ giấu lúa của ông bác, khiến ông này bị qui địa chủ và xử bắn. Ông còn mách cán bộ đội cải cách rằng bố mẹ ông bóc lột tá điền, may người ta chiếu cố ông là “cán bộ nòng cốt phong trào” nên tha chết cho ông bà. Rồi cơn sóng gió cũng qua ông bị bố đánh một trận thừa sống thiếu chết và đuổi ra khỏi nhà. Ông gia nhập thiếu sinh quân, ra bắc tham gia các trận đánh lớn ở đó, kể cả trận Điện Biên Phủ, và chẳng dám quay lại quê cũ. Cả khi nghe tin bố mẹ chết, ông cũng chờ chôn cất xong mới dám về. Về một ngày rồi vội vã ra đi như bị ma đuổi.

Thái Bá Tân.

Một số nạn nhân đã bị CAVN đánh chết.

   ĐƠN TỐ CÁO VÀ YÊU CẦU
(V/v: Quốc hội lên tiếng về việc công an lạm quyền đánh chết dân, công lý chưa được thực thi đầy đủ, pháp luật chưa công minh) 

Kính gửi: Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
                 Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam - ông Nguyễn Sinh Hùng
                 Các Đại biểu Quốc hội: - Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội: Ông Phạm Quang Nghị
                                                            Quận Hoàng Mai, Hà Nội: Ông Nguyễn Hồng Sơn
                                                             Huyện Bến Cát, Bình Dương: Ông Lê Thành Nhơn   

Chúng tôi là thân nhân của những nạn nhân bị công an Việt Nam đánh chết. Gồm:
-          Nguyễn Quang Phục – Sinh năm: 1949
Trú tại: số nhà 11, hẻm 254/101/3, tổ 5, phường Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà Nội
Số điện thoại: 01653687846

-          Trịnh Kim Tiến – sinh năm:1990
Trú tại: 525 Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Số điện thoại:0947526256

-          Nguyễn Thị Thanh Tuyền – sinh năm: 1981
Trú tại: Thôn Phước An, xã Đức Hòa, huyện Mộ Đức, Tỉnh Quảng Ngãi
Số điện thoại: 0908796116

Chúng tôi đồng gửi đơn này khẩn thiết đề nghị Quốc hội lên tiếng về tình trạng công an ngày càng lạm dụng chức vụ, nghề nghiệp gây ra những cái chết oan khuất cho người dân; sự thật bị bao che, lấp liếm; công lý và pháp luật không được thực thi đầy đủ và trọn vẹn.
Đau đớn trước những cái chết oan ức, tức tưởi của người thân, chúng tôi càng đau xót hơn khi sự thật bị che giấu, công lý bị chà đạp bởi những người thực thi pháp luật và tình trạng công an đánh chết người vẫn liên tục tiếp diễn mà không được giải quyết trọn vẹn.

 Việc cụ thể như sau:
  1. Tôi là Nguyễn Quang Phục,sinh năm 1949, trú tại Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội. Ngày 21/01/2010, con tôi là Nguyễn Quốc Bảo, sinh năm 1978 bị công an quận Hai Bà Trưng tạm giữ một cách không rõ ràng và ngày 22/01/2010 tôi được báo tin xác con tôi đã được công an quận Hai Bà Trưng đưa đến bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.
Bảo là một người con có hiếu với cha mẹ, xưa nay không hề có tiền án, tiền sự nào, là một thanh niên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, có một vợ và con trai nhỏ.
Lúc bị giữ, Bảo đang trên đường đi mua đồ chơi cho con của Bảo. Công an quận Hai Bà Trưng đã bắt ép đưa Bảo về đội Hình sự quận với lý do tạm giữ hành chính. Nhưng lý do tạm giữ hành chính là gì lại không nhất quán rõ ràng. Theo kết quả điều tra của VKSNDTC, sáng ngày 21/ 01/2010, công an quận Hai Bà Trưng nhận được đơn của ông Vũ Văn Hoạt nào đó, mà không ai biết đó là ai, trình báo về việc con trai tôi đi xe máy theo sát ô tô của ông ta với biểu hiện nghi vấn từ sáng nên yêu cầu được bảo vệ. Nhưng thời điểm đó, Bảo không đi ngoài đường mà đang nghỉ tại khách sạn Thành Đô (Đền Lừ). Công an quận Hai Bà Trưng nói họ đã theo dõi Bảo từ sau khi nhận được đơn của ông Hoạt cho đến lúc bắt nhốt Bảo.
Mâu thuẫn là ở chỗ kết luận lại nói con trai tôi bị tạm giữ vì lý do không đội mũ bảo hiểm, trong cốp có vũ khí thô sơ và không có giấy tờ tùy thân. Nhưng nếu con tôi không đội mũ thì tại sao họ không bắt con tôi luôn từ sáng trong khoảng thời gian họ theo dõi con tôi mà phải đợi đến chiều? Vũ khí thô sơ mà họ nói chỉ là một con dao gọt hoa quả cùng với cái kéo chỉ là hai đồ gia dụng bình thường mà ai cũng có thể mang đi, đó không phải là vũ khí thô sơ. Còn nếu không có giấy tờ tùy thân thì tại sao đang trong quá trình điều tra, công an thành phố Hà Nội lại có chứng minh nhân dân của Bảo để trả lại cho gia đình tôi? Việc trả lại giấy tờ là một điều kì lạ và sai quy trình điều tra.
Kết luận của cơ quan pháp y Quân đội có cho kết quả khám nghiệm HIV và độc tính trong cơ thể của con tôi là âm tính, vậy mà họ nói con trai tôi sử dụng ma túy.
Nguyên nhân trực tiếp gây tử vong cho Bảo là chấn thương sọ não mức độ nặng,do tác động của vật tày có giới hạn gây vỡ nền sọ ở hố sau sọ phải. Trên thân thể vô số thương tích do vật tày có giới hạn là vật cứng gây ra.
Không ai tự đánh mình đến chết! Vậy mà cơ quan điều tra kết luận con trai tôi tự thương, tự gây ra thương tích cho mình mà chết.

  1. 2.      Tôi là Trịnh Kim Tiến, sinh năm 1990, trú tại 525 Trần Khát Chân, Hà Nội, là con gái của nạn nhân Trịnh Xuân Tùng, sinh năm 1958, người bị Trung tá công an Nguyễn Văn Ninh, nguyên phó Công an cùng dân phòng phường Thịnh Liệt đánh vào ngày 28/02/2011 và tử vong vào ngày 8/3/2011. 
Bản án 4 năm tù giam về tội "làm chết người trong khi thi hành công vụ", không xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự của công an trực ban và dân phòng phường Thịnh Liệt, những đồng phạm gây ra cái chết oan của bố tôi trong phiên Tòa ngày 13/01/2012 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội; chúng tôi cho rằng là chưa đúng pháp luật, chưa khách quan, bỏ lọt tội phạm, gây bức xúc cho gia đình tôi.
Ngày 28/02/2011, bố tôi bị giam giữ trái pháp luật gần 6 tiếng đồng hồ tại đồn công an phường Thịnh Liệt. Sau khi bị đánh đập dã man, trong tình trạng hết sức nguy hiểm, liệt hết tay chân và đau đớn, họ đã không cho bố tôi đi cấp cứu. Bố tôi bị còng tay, đưa lên xe đồn và mang về phường. Các cán bộ trực ban Công an phường Thịnh Liệt đã thiếu trách nhiệm, bỏ mặc, giam giữ bố tôi suốt 6 tiếng tại trụ sở mà không kiểm tra sức khỏe của bố tôi dẫn đến bố tôi không được cấp cứu kịp thời và đã tử vong. Họ đã cản trở việc cứu chữa kịp thời của bố tôi, không cho gia đình tôi được tiếp xúc chăm sóc và cho bố tôi ăn uống, thậm chí họ còn còng tay bố tôi đến tận phòng cấp cứu của bệnh viện Bạch Mai.
Chỉ vì một sự việc không đáng, một lỗi vi phạm giao thông nhỏ, không đội mũ bảo hiểm mà bố tôi bị đánh chết một cách oan ức. Bản án cho rằng người bị hại là bố tôi có lỗi, có hành vi chống người thi hành công vụ là không có cơ sở.
Lời khai của nhân chứng có mặt trực tiếp tại đó khẳng định bố tôi hoàn toàn không đánh bị cáo mà chỉ có lời nói nóng nảy. Trong khi đó, các nhân chứng khách quan là những người xe ôm, người bán hàng và người có nhà ở gần đó thì không được phép có mặt tại Tòa án để được thẩm vấn công khai, khách quan tại phiên tòa mà Tòa án chỉ đọc lời khai có trong hồ sơ vụ án. Như vậy, không đủ cơ sở khẳng định các lời khai của các nhân chứng này có khách quan không, có bị ép cung hay mớm cung không. 
Tội danh mà Tòa án xét xử bị cáo là chưa đúng với hành vi tội phạm đặc biệt nghiêm trọng của bị cáo Ninh. Đồng thời việc không xem xét đến trách nhiệm của những người liên quan đã bỏ lọt tội phạm.

  1. 3.      Tôi là Nguyễn Thị Thanh Tuyền, sinh năm 1981, trú tại Thôn phước an, Xã Đức Hòa, Huyện Mộ Đức, Tỉnh Quảng Ngãi.
Chồng tôi là Nguyễn Công Nhựt,sinh năm 1981 đã chết một cách bí ẩn tại trụ sở công an huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, ngày 25/04/2011.
Tôi khẳng định chồng tôi bị tra tấn, nhục hình, đánh đến chết. Chồng tôi không tự tử như lời ông Nguyễn Tấn Đức, Chánh văn phòng VKSND tỉnh Bình Dương trả lời trên báo Người lao động.
Anh Nhựt không thể tự nguyện ở lại đồn công an rồi tử tự chết trong khi anh có một gia đình hạnh phúc. Trong khi anh không hề phạm tội mà lại là người đi tố giác tội phạm.
Chồng tôi làm việc cho công ty Kumho, một công ty chuyên sản xuất lốp xe của Hàn Quốc. Phát giác được có sự ăn chặn, trộm cắp diễn ra, mức hao hụt thành phẩm do phần mềm bị lỗi, nghi ngờ những người ăn trộm 56 lốp xe trong đêm ngày21/08/2010, anh đã báo cho ông Chi Kyu Sik, ông Kim Tae Song… nhưng các vị lãnh đạo công ty Hàn Quốc này đều làm ngơ.  Sau đó chính họ đã giao nộp anh Nhựt cho công an Bình Dương trong giờ làm việc mà không báo cho gia đình tôi biết. Cũng trong ngày họ đã tuyển dụng gấp thay thế vị trí của anh Nhựt.
Lúc đầu công an Bình Dương trả lời là anh sợ tội nên quẫn trí tự tử chết? Sau đó lại trả lời anh có công tố giác tội phạm và sợ bi trả thù nên không dám về nhà và đã xin ở lại đồn công an rồi tự tử.
Điều đáng buồn cười nhất, tôi xin được nói là buồn cười, cười trong dòng nước mắt đau thương, một điều hết sức phi lý, chồng tôi chết bởi một sợi dây sạc pin điện thoại. Chồng tôi tự tử bằng một sợi dây sạc pin điện thoại - đó là phát ngôn đầu tiên của công an Bình Dương. Sau đó, đối diện với dư luận phẫn nộ thì công an Bình Dương trả lời rằng “Nhựt thắt cổ bằng dây cáp điện thoại bàn”. Câu trả lời của công an Bình Dương: “Thắt cổ dưới hình thức treo cổ”. Vô lý trong một đồn công an hàng bao nhiêu con người ra vào lại để một người đàn ông nặng 65kg cao 1m78  “thắt cổ dưới hình thức treo cổ” dễ dàng đến vậy. Người ta biết rõ anh chuẩn bị tự tử hay sao mà còn chuẩn bị cho anh giấy bút để viết lại bức thư tuyệt mệnh ca ngợi những điều tra viên là những người tuyệt vời nhất. Nét chữ đó không phải nét chữ của anh Nhựt, ngôn ngữ viết không phải do anh viết. Nhưng cơ quan điều tra công an tỉnh Bình Dương đã giám định và đưa ra kết luận là do anh viết. Cơ quan pháp y của cơ quan công an Bình Dương kết luận là anh tự tử. VKSND Tối cao gần một năm qua chưa thông báo cho gia đình tôi về kết quả điều tra.
Một lần nữa tôi xin khẳng định chồng tôi không tự tử.
*
Tất cả chúng tôi đều nhận thấynhững cái chết oan khuất như thế vẫn đã và đang diễn ra trong nhiều năm nay:
- 20/11/2009 : Anh Nguyễn Mạnh Hùng (33 tuổi) đã qua đời tại phòng tạm giam công an quận Hà Đông, Hà Nội. Chiều 10/11/2009, có hai người tự xưng là công an quận Hà Đông đến nhà, nói đưa Hùng đi có chút việc. Ngày 21/11/2009, gia đình Hùng nhận được tin báo từ công an Hà Đông rằng Hùng đã chết. Hùng vốn khỏe mạnh, nặng 55kg, không có tiền sử bệnh tật. Ông Nguyễn Xuân Bình (70 tuổi), bố của Hùng đau đớn gấp ngàn lần hơn khi kinh hoàng trông thấy xác con: “ Toàn bộ thân thể khô đét lại, 10 đầu ngón tay chân bầm tím…từ 1/3 đùi trở xuống đến bàn chân phù nề và thâm tím”. Ông gửi đơn thư đi nhiều nơi mong nhận được trả lời thỏa đáng về nguyên nhân tử vong trong khi bị giam giữ của đứa con trai duy nhất. Phía công an Hà Đông cho rằng "không có chuyện dùng nhục hình, bức cung hay đánh đập can phạm", nhưng lại từ chối giải thích vì sao lại có những dấu vết "lạ" trên cơ thể anh Hùng, dù họ khẳng định lúc bị bắt những vết thâm tím này không hề có. Vụ việc này đến nay vẫn chưa có câu trả lời. \
- 7/5/2010 : Anh Võ Văn Khánh (SN 1981, ngụ Đại An, Đại Lộc, Quảng Nam) bị chết trong đồn công an. Kết luận của công an là "tự tử bằng dây buộc giày". Theo thông báo của tổ pháp y với gia đình, xương sườn anh Khánh bị đứt là do vết mổ cũ, còn bên trái xương sườn có vét bầm đen là do quá trình sơ cấp cứu.
Ngoài ra, khi phẫu thuật phía dưới vai trái anh Khánh, tổ pháp y cũng phát hiện có máu bầm tím. 8-5, công an huyện Điện Bàn đưa xác anh Khánh về cho gia đình ở Điện An kèm theo một phong bì 10 triệu đồng. 
Cho đến nay vẫn không có tin tức gì thêm về vụ việc này. 
- 25/5/2010 : Em Lê Xuân Dũng (12 tuổi, vừa học xong lớp 6, Trường THCS Tĩnh Hải), anh Lê Hữu Nam (43 tuổi, trú tại thôn Trung Sơn) bị công an bắn chết khi người dân xã Tĩnh Hải tập trung tại khu vực thi công san lấp mặt bằng dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn ngăn cản không cho các thiết bị máy móc, xe ôtô chở đất đá hoạt động. Đến nay vụ việc này đã bị cho chìm xuồng. 
- 29/6/2010 : anh Vũ Văn Hiền (40 tuổi) tử vong trong tay công an. Theo lời công an nói với bác sĩ, nạn nhân phải đi cấp cứu do "tự lao đầu vào tường". Người giám sát việc mổ tử thi cho hay, nạn nhân bị đa chấn thương rất nặng: Đỉnh đầu có hai vết tụ máu, vỡ xương hàm trái, thái dương trái bị rạn xương sọ, phổi tụ máu, gãy 4 chiếc xương sườn, gẫy cẳng xương tay trái.
Ngày 1.12, cơ quan điều tra, viện KSND tối cao đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Hạ Kim Quý, trung tá công an, nguyên đội trưởng đội quản giáo, công an huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên về hành vi “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Các can phạm Lê Văn Hiếu, Nguyễn Quý Thương trong đó Lê Văn Hiếu đã nhiều lần đánh anh Vũ Văn Hiền khiến Hiền bị đa chấn thương, xuất huyết não, nhồi máu phổi bị tạm giam. Không có thêm tin tức gì về vụ việc này và kết quả khởi tố. 

- 23/7/2010 : Anh Nguyễn Văn Khương, sinh năm 1989, quê thôn Như Thiết, xãHồng Thái, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang bị tử thương do không đội mũ bảo hiểm
Chiều 4/8/2010, Viện khoa học hình sự kết luận nguyên nhân cái chết của anh Khương được xác định là do não bị tụ máu dưới màng mềm được hình thành do có ngoại lực lớn tác động trực tiếp. 
Liên quan đến vụ án này đã có quyết định tạm đình chỉ công tác 4 cán bộ công an huyện Tân Yên là: Ngô Văn Đỗ, Hoàng Văn Thái, Nguyễn Thế Nghiệp và Diêm Đăng Quyết để điều tra vụ việc.
Kết quả cuối cùng Nguyễn Thế Nghiệp nhận án 7 năm tù giam về tội "Làm chết người trong khi thi hành công vụ" sau khi nhân dân Bắc Giang bức xúc mang thi thể anh Khương lên UBND Bắc Giang.

- 8/8/2010 : Anh Trần Duy Hải (32 tuổi, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP CầnThơ) chết trong đồn công an huyện Châu Thành A, Hậu Giang. Theo lời của công an thì anh Hải đã "dùng áo sơ-mi dài tay treo cổ trên khung cửa sổ buồng tạm giam để tự sát"

- 9/9/2010 : Ông Trần Ngọc Đường (52 tuổi, ngụ ấp Trung Tâm, xã Thanh Bình) đã chết sau khi làm việc với công an xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom - Đồng Nai. Công an nói ông Đường chết "do treo cổ", nhưng người nhà ông Đường cho rằng chuyện đó khó có thể xảy ra vì ông chết trong tư thế ngồi co, hai tay chống vào tường nhà, cách đó 2 m là chiếc mũ, điếu cày và quần tây của ông được xếp ngăn nắp. “Chết trong tư thế ngồi thì làm sao gọi là thắt cổ được. Qua quan sát bằng mắt thường, tôi không thấy dấu hiệu cha tôi chết do treo cổ”. Vụ việc này đã bị chìm xuồng. 

- 6/3/2011: Anh Nguyễn Lập Phương (sinh 1965, ở thôn 3, xã Thiên Hương, Thủy Nguyên, Hải Phòng) sau 4 ngày bị giam giữ đã được đưa từ đồn công an huyện Thủy Nguyên đến bệnh viện và tử vong. Thượng tá Võ Xuân Trọng, phó Trưởng Công an huyện Thuỷ Nguyên cho biết: Do thấy đối tượng Nguyễn Lập Phương có dấu hiệu bất thường về sức khoẻ nên cho đi cấp cứu, lên viện thì chết. Kết quả giám định ban đầu cho thấy nạn nhân chết vì bệnh tim. Anh Nguyễn Trung Trực (SN 1983), em trai anh Nguyễn Lập Phương cùng người nhà có mặt tại nhà xác BV Thuỷ Nguyên, chứng kiến thi thể anh Phương có nhiều vết bầm tím trên 2 tay, dọc hai bên sườn, chân, cằm và ngực bầm tím, hai mi mắt và hai bên tai có vết rách khoảng 2 cm. 
- 30/3/2011: Ông Trần Văn Dữ (44 tuổi, ngụ tại ấp 3, thị trấn Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng) bị vỡ gan và lách gây tụ máu bầm trong ổ bụng dẫn đến tử vong sau khi bị công an bắt. Ông được người dân phát hiện nằm chết ở gần đồn công an sau đó. Hung thủ là Thượng úy Võ Văn Út Đèo, Phó trưởng công an thị trấn Ngã Năm, huyện Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng), Thượng sĩ Danh Nhãn và trung sĩ Trần Văn Khải, công an thị trấn Ngã Năm. 
Tháng 9/2011,  báo Dân Trí đưa tin: Truy tố 3 công an đánh người tử vong. 
Theo Viện KSND tỉnh Sóc Trăng, trong vụ án này, Thượng úy Đèo đã thiếu trách nhiệm, để cho cấp dưới đánh ông Dữ khiến ông này bị chấn thương nặng; thậm chí khi ông Dữ bị lâm nguy lại ra lệnh cho thuộc cấp mang ra bỏ ngoài khuôn viên đơn vị cho đến chết. Hành vi này trái với đạo đức nghề nghiệp nên Đèo cũng là đồng phạm với Nhãn, Khải và Thắng. 
Không có thêm tin tức gì về vụ án này. 

- 8/8/2011: anh Trần Gòn (27 tuổi, thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh
Thuận) bị công an đánh trọng thương, phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận vào ngày 8/8 và chết tại bệnh viện tối cùng ngày. 
Khi đến trụ sở CA phường Mỹ Hải, anh Trần Gòn vẫn bình thường, không bị thương tích. Nhưng đến khoảng 14 giờ cùng ngày, anh được đưa từ Công an P.Mỹ Hải đi cấp cứu với nhiều vết thương và tử vong tại bệnh viện.
Hung thủ là thượng sĩ công an Lê Khắc Sáu bị tạm giam 2 tháng để phục vụ điều tra vì bị nghi đánh người tử vong. 
Chiều 14-8, thiếu tướng Huỳnh Thế Kỳ - giám đốc Công an Ninh Thuận - cho biết vừa ra quyết định khởi tố vụ án cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với thượng sĩ Lê Khắc Sáu. Không có thêm thông tin về vụ này. 

- 19/02/2012 : gia đình anh Hoàng Gia Đạt Phước, ngụ phường Long Thạnh Mỹ, quận 9- thành phố Hồ Chí Minh, nhận được tin từ công an phường, yêu cầu đến công an quận 9 để làm việc. Tại đây gia đình anh Phước bất ngờ và đau đớn nhận được tin anh đã tử vong. Trước đó cuối tháng 12-2011, Phước đã mua chiếc xe máy không rõ nguồn gốc của 1 đối tượng tại tiệm sửa xe của mình trên đường số 1, phường Long Thạnh Mỹ và bán lại để kiếm lời. Do chiếc xe này liên quan đến vụ mất cắp nên Phước đã bị công an tạm giữ để điều tra làm rõ hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Gia đình anh khẳng định từ trước đến nay anh vẫn mạnh khỏe không có bệnh tình gì đáng kể. Theo những người hàng xóm Phước rất hiền và chưa từng vi phạm pháp luật. Sự việc rồi cũng im lặng.   

- Mới đây nhất, ngày 29/02, ông Nguyễn Hữu Năm, sinh năm 1957 nguy kịch sau khi chịu 6 phát súng của viênTrưởng công an xã Long Hà, Bình Phước.
Trước khi bị bắn, ông Năm đang xem tivi với cháu nội. Chỉ vì ông đứng dậy can ngăn công an khi một người khách không liên quan đến việc đánh bài bị mời vào làm việc mà ông đã bị tên Cao Đình Sâm, Trưởng công an xã Long Hà dùng chân đạp ngã, rút súng ngắn và từ khoảng cách một mét bắn liên tiếp vào cổ và vai ông và sau đó còn tiếp tục lao đến đánh vào đầu ông Năm rồi còng tay bắt ông này về trụ sở công an xã.
Trưởng công an xã này và các công an viên nồng nặc mùi rượu, trước đó họ ăn thịt chó và uống rượu tại quán kế bên quán ông Năm - theo lời của nhiều nhân chứng.
Sự việc đến nay không có thêm thông tin.
                                               …

Đó chỉ là một số trường hợp bị chết dưới bàn tay của công an hay liên quan đến công an  trong 3 năm trở lại đây. Và sẽ có rất nhiều những trường hợp khác nữa nếu như tình trạng công an đánh chết người dân không được ngăn chặn kịp thời.
Tình trạng trên tiếp diễn liên tục đã làm cho hình ảnh của lực lượng công an ngày càng tồi tệ trong mắt nhân dân, những bản án, kêt luận điều tra không công khai minh bạch, thiếu công bằng đã làm giảm sút nghiêm trọng niềm tin của người dân vào pháp luật và chính quyền.
Chúng tôi cho rằng những việc làm, hành động đó của công an  vi phạm nghiêm trọng phẩm chất đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp mà ngành công an thường tuyên bố - là những người thực thi pháp luật, hiểu biết luật pháp.
Sự bao che lấp liếm, dung túng cái ác đang được diễn ra một cách công khai, công lý đang bị chà đạp.

Người nhà chúng tôi không thể sống lại, trở về cùng gia đình nhưng chúng tôi nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung cần có những bản án đúng lương tâm , một mức án và một tội danh đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Có như vậy tội ác mới thôi hoành hành, không còn kẻ đầu bạc tiễn người đầu xanh, cảnh những người mẹ khóc con, vợ khóc chồng, con khóc cha bởi cái chết của người thân do bàn tay của những người mà đúng ra trách nhiệm là bảo vệ luật pháp và bảo vệ công dân.

Vấn đề nan giải công an đánh dân giống như một căn bệnh dịch có sức lây truyền và lan tỏa nếu như không có phương pháp cứu chữa kịp thời nó sẽ trở thành một ổ dịch lớn. Tội ác đó chỉ có thể chấm dứt khi sự thật được làm sáng tỏ,công lý được thực thi.


Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, Quốc hội được xem như tiếng nói của người dân. Chúng tôi gửi đơn tố cáo và yêu cầu này đến Văn phòng Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với đề nghị Quốc hội phải lên tiếng về vấn nạn công an lạm dụng quyền lực gây ra những cái chết tang thương cho dân lành. Tình trạng trên cần được ngăn chặn ngay lập tức. Công lý phải được thực thi đầy đủ và trọn vẹn để những tiếng nấc uất nghẹn được an nghỉ nơi chín suối.

                                                             Việt Nam, ngày  19   tháng  03  năm 2012
                                                                            Đồng kính đơn

                                                                             Nguyễn Quang Phục
                                                                             Trịnh Kim Tiến
                                                                             Nguyễn Thị Thanh Tuyền