Tuesday, November 9, 2010

My thought

Sẽ là cái đạo gì nếu các linh mục chỉ biết ban bí tích cuối cùng cho tử tội của một thể chế độc tài mà không vị nào có phương cách gì để giúp giáo dân thoát cái ách đó?

Sunday, November 7, 2010

Nguyễn Huy Thiệp giả!!!

.............
Được chứ (Ngừng – uống nước – chậm rãi kể) – Việc xảy ra sau Tết Nguyên Đán năm ngoái thôi. Tôi được ông Phan, tổng biên tập mới của đài gọi lên phòng riêng. Ông ta dặn dò và giao nhiệm vụ cho tôi tổ chức cuộc tiếp xúc giữa một ông Việt kiều từ Pháp về thăm quê hương và nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Ông Việt kiều này tên là Huỳnh Tấn Hải, đã sống ba chục năm ở Pháp, dân trí thức thuần túy, rất có lòng với đất nước. Ông Phan nhắc tôi phải tranh thủ mọi thiện cảm vì ông Việt kiều này rất có uy tín, ảnh hưởng khá rộng trong cộng đồng người Việt ở Pháp, làm tốt vụ này có thể lôi kéo nhiều đồng bào khác. Việc ông Huỳnh Tấn Hải tôi không lo. Lo nhất là phải gặp dàn xếp với Nguyễn Huy Thiệp về nội dung buổi tiếp xúc. Cái chuyện văn chương nó phức tạp lắm, lại nhè đúng cái ông nhà văn quái đản, lớ ngớ là tội vạ mình chịu. Tôi chỉ mới đọc được vài truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, nghe người ta tán tụng hoặc chửi bới anh ta thì nhiều, nhưng chưa bao giờ thấy mặt anh ta. Anh ta là một người lẩn khuất. Hôm sau tôi lấy địa chỉ, giấy giới thiệu của ông Phan, tìm đến nhà Nguyễn Huy Thiệp, nhằm đúng giờ ăn cơm mà gõ cửa. May là anh ấy có nhà, lại biết trước cuộc gặp. Đúng ngày dự định tôi bảo cậu lái xe ở đài chở đi đón ông Huỳnh Tấn Hải, ghé qua đón Nguyễn Huy Thiệp, rồi cùng kéo ra quán bánh tôm ngoài trời ở Hồ Tây. Trời nắng đẹp, không khí buổi tối đối thoại rất thoải mái cởi mở. Ông Hải có vẻ xúc động và hài lòng lắm. Ông đã tìm ra nhiều điểm tương đồng và càng thêm tin tưởng vào nguyên lý hòa hợp hòa giải đang ăn khách ở Paris, là người Việt ở trong nước và ngoài nước cùng bắt tay vào xây dựng đất nước, xóa bỏ mọi tị hiềm, hàn gắn những vết thương cũ. Ông cũng phát biểu những đề nghị với đảng cộng sản VN phải sửa chữa những sai lầm, mở rộng dân chủ, đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị v.v… Ông Hải đặt rất nhiều niềm tin đặc biệt vào mũi nhọn xung kích của những nhà văn trong phong trào văn học phản kháng như Nguyễn Huy Thiệp. Ông ta xin toàn bộ tác phẩm có chữ ký của anh ta. Vui vì kết quả cuộc gặp gỡ như mong muốn, ông Hải hào phóng tặng Nguyễn Huy Thiệp 5 nghìn quan, tặng phòng Việt kiều 20 nghìn quan Pháp để trang bị thêm phương tiện làm việc. Buổi nói chuyện vậy là thành công, gặt hái được cả tình, cả tiền. Tôi đem cuốn băng ghi âm về báo cáo và cho ông Phan nghe. Ông chỉ gật gù cười cười. Khi tôi nói thêm là ông Huỳnh Tấn Hải tỏ ra rất cảm kích và hứa tới đây sẽ vận động thêm nhiều bà con ở Pháp về thăm quê hương và góp ý cho Đảng, thì ông Phan bật cười thành tiếng, và hình như ông có thốt ra câu gì nghe như chữ : con vịt !

Chuyện đó qua đi. Hai tháng sau một hôm tôi có việc phải cùng thằng bạn vào Sở Công an ở phố Trần Bình Trọng. Lúc trở ra, bất ngờ tôi gặp Nguyễn Huy Thiệp ở chân cầu thang. Tôi gọi to để chào. Nhưng trái hẳn với sự cởi mở dạo trước, anh ta chỉ nhìn lướt tôi gật nhẹ một cái rồi đi khuất ngay. Tôi hơi bị hẫng, quay sang bảo thằng bạn :

- Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đấy.

Nó tròn mắt nhìn tôi :

- Ơ mày điên à?

- Sao ?

- Bố ơi… Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp là người khác cơ. Còn đó là lão Bảy, phó phòng Công an văn hóa đấy. Tao lạ gì thằng cha này.

Chuyện thật như đùa. Tôi kéo thằng bạn ra quán nước chè kể lại đầu đuôi và cùng cười phá lên. Cái trò chính trị nó đểu thế. Mười mấy năm làm nghề rồi mà còn bị lừa. Bất giác tôi nhớ đến nụ cười tủm tỉm và cái từ : “Con vịt” thốt ra ở cửa miệng ông Phan. Chẳng hiểu ông ấy định ám chỉ tôi hay là ông Huỳnh Tấn Hải đây.

..............
http://viethunggiao.multiply.com/journal/item/128/128