Monday, August 3, 2009

BBC Việt Ngữ không trí thức?

TRÌNH ĐỘ TRÍ THỨC CỦA ĐÀI BBC VIỆT NGỮ NGÀY NAY?

Tình cờ tôi lạc vào trang Diễn Đàn của BBC, một nơi mà độc giả của BBC có thể trình bày những suy nghĩ của mình về nhiều chủ đề. 

Tôi đã hoảng hốt nhận ra một điều, không, phải nói là phẫn nộ chứ hoảng hốt thì không diễn tả được tình trạng tâm lý tôi lúc đọc xong bài viết của một tác giả trẻ, có lẽ là một du học sinh tại Anh Quốc, và phẫn nộ hơn khi bài viết này được BBC -- một đài phát thanh uy tín mà tôi hằng ngưỡng mộ và theo dõi cho đến ngày tôi được “giải phóng” khỏi quyền tự do theo dõi nó -- lấy làm bài chủ cho diễn đàn.

Để khỏi dắt bạn ngược lại trang BBC tiếng Việt -- là nơi theo tôi ngày càng trở nên vô bổ nếu không muốn nói là nơi đã hiện hình là một cái loa cho hệ thống tuyên truyền sách động của Cộng Sản Việt Nam --, tôi sẽ trích toàn bộ nội dung bài viết này dưới đây, một bài viết thuộc loại hiếm hoi đề cao chế độ độc tài độc đảng của VN nhưng lại được BBC trân trọng chọn đăng. Trình độ lý luận của tác giả cũng thể hiện trình độ lý luận của nhóm biên tập viên tiếng Việt của BBC, nhưng tôi không cho là nhóm biên tập này có trình độ lý luận thấp đến thế nên mới khẳng định rằng họ đang làm cái công tác tuyên truyền mà đảng của họ trao phó.

Những phần nhập đề và kết luận có vẻ khiêm tốn nhưng dứt khoát chứng tỏ tác giả là một người đã chịu khó học tập và rèn luyện cách viết. Kiểu viết này trong toàn bài cũng gợi cho ta thấy anh sẽ còn tiến xa (ít nhất là tiến về đường hoạn lộ của mình sau khi “vinh qui bái tổ”), sẽ xứng đáng kế tục cha ông mình cưỡi đầu cưỡi cổ dân, xứng đáng với bao nhiêu bạo lực và thủ đoạn họ đã làm để có tiền gửi anh đi du học. (Ở đây xin miễn xét những sai sót về ngữ pháp và dấu chấm câu của tác giả, một điều rất dễ khắc phục khi anh đọc văn nhiều hơn nữa.)
Tuy nhiên trong phần kết luận tác giả viết:

“Một đất nước, nền kinh tế phát triển, nhân dân được ấm no hạnh phúc, tự do làm kinh tế, nhân dân giầu có theo ý kiến của tôi nhà nước đó đã chăm lo được những điều tối cần thiết cho chính người dân của mình. Một đất nước xây dựng được một nền kinh tế vững mạnh và tăng trưởng, ấy chính là thành công của nhà nước đó, thể chế chính trị đó.” 

Mới đọc thì thấy đúng, đúng quá đi chứ, nếu không xét đến phúc lợi của nhân dân, tầng lớp nhân dân nào nắm giữ tuyệt đại đa số lợi tức thu về từ nền kinh tế vững mạnh ấy. Và nếu đọc lại toàn bài thì không hiểu cái tiên đề cho kết luận “nhân dân được ấm no hạnh phúc” được chứng minh ở chỗ nào. Đây là một kiểu ngụy biện truyền thống của người CS.

Để chứng minh cho lập luận “độc tài cũng tốt”, tác giả đưa ra một loạt dữ kiện để so sánh, và đây chính là điều chứng tỏ trình độ lý luận cùa cậu ta và của BBC. Thiết nghĩ không cần đi sâu phê bình chi tiết vì toàn bộ phần thân bài đúng ra chỉ cần vài ba cái biểu đồ về GDP, HDI với một vài ghi chú là đủ. Việc viện dẫn những con số rời rạc chỉ nhằm đưa thêm vào những câu chữ nhằm giải thích nhưng đồng thời đưa được một số luận điệu tuyên truyền vào như dưới sự xâm lược của Pháp và Mỹ” vân vân, và nhằm đánh lạc hướng độc giả không để họ nghĩ tới cái sai lầm to lớn là sự so sánh khập khiễng. Tất cả các học sinh dưới bậc trung học đều được thầy cô dặn dò kĩ lưỡng về việc “không được so sánh con bò với con trâu vì đây là sự so sánh khập khiễng”. Có lẽ tác giả đã học nhảy lên thẳng đại học và đi du học luôn nên không biết điều tối kỵ này.

Đọc bài này, tôi liên tưởng đến chuyện thằng bé cháu tôi mới 6 tuổi mà đã mê xe hơi, loại nào nó cũng biết, khi thấy tôi lái chiếc Honda Civic 4 máy qua mặt một chiếc Toyota Camry 6 máy thì la lên rằng “Goào, xe 4 máy mạnh hơn xe 6 máy.” Tôi bảo nó, “Này Vincent, tại nó chở nặng quá đó thôi.” Và bây giờ tôi cũng muốn bảo với tác giả cái câu nói tôi đã bảo thằng bé lên 6 đó, và rằng: “Nếu bạn nói muốn xe chạy nhanh mạnh ta không cần phải có 6 máy thì đầu bạn có vấn đề đấy.” Đem nước Việt Nam với một dân tộc có 4000 năm văn hiến, có đồng bằng Nam Bộ dư sức nuôi toàn bộ Đông Nam Á, có bờ biển dài ba ngàn ki-lô-mét đầy rẫy hải sản và thềm lục địa nhiều dầu hỏa đến độ “quan thầy ngày nay” phải muối mặt ra tay giành giật, có cao nguyên Bắc Bộ đầy khoáng sản, rừng gỗ quí thú hiếm bạt ngàn, và đặc biệt nhất là có một dân tộc thông minh nhất nhì thế giới (cứ xem các khoa học gia gốc Việt, các học sinh vô địch toán thế giới...), cần cù chịu khó với dân số thuần chủng hơn 80 triệu đem ra so sánh với những lãnh thổ có các dân tộc gì gì khác, có tài nguyên thiên nhiên không ưu đãi mà tác giả chọn đem ra so (tôi không biết dùng chữ gì vì sợ bị mang tiếng kì thị hay khinh thị dân tộc khác) thì có khác nào đem con công so với con sẻ, đem vàng so với ngói. Ấy thế mà thực tế thì ngày nay con công ấy lại xấu hơn con sẻ, cục vàng nọ lại chẳng đổi được viên ngói. Cái gì đã làm ta thành như thế?

Muốn so sánh xem một chính phủ độc tài có tốt hơn so với một chính phủ dân chủ không thì phải xét chỉ trên một quốc gia với cùng một dân tộc, cùng một điều kiện địa lý của nó chứ không được đem nó đi so với nước khác; chuyện này chẳng khác nào nói cái đuôi con bò dài hơn cái mũi con trâu: vô bổ, không kết luận được gì. Và nếu thực sự muốn so sánh hai thể chế dân chủ và độc tài một cách ít khập khiễng hơn thì cứ việc lấy cảnh sống của nhân dân hai miền Nam, Bắc những năm từ 1954 đến 1963 là những năm chưa bị “Mỹ xâm lăng” ra mà so. Tác giả học lịch sử mà không biết đến giai đoạn này thì phải biết tự hỏi ai đã ngăn cản không cho mình biết những điều quan trọng đó, và ngăn cản để làm gì. 

Theo tinh thần kết luận mà ngay từ đầu tôi đã bảo là đúng thì người đọc tất yếu sẽ rút ra bài học lịch sử là thực dân thì tốt hơn độc lập tự chủ, và bài học này là đúng với cả điều kiện tôi đưa ra từ đầu là mọi tầng lớp nhân dân đều được hưởng phúc lợi do nền kinh tế đem lại. Vậy tác giả và đảng của mình nên mời người Pháp trở lại đô hộ nước ta thì mới là khôn ngoan, vì trong thời thực dân Pháp, dân ta có “nền kinh tế phát triển, nhân dân được ấm no hạnh phúc, tự do làm kinh tế, nhân dân giầu có” (điều kiện của bài chủ) hơn nhiều so với những tự do no ấm thời nay (cứ đếm số phụ nữ trẻ già phải bán mình trong nước cũng như tự bán ra ngoại quốc để nuôi thân, nuôi anh em cha mẹ là biết toàn bộ phúc lợi xã hội có đến mọi tầng lớp nhân dân không, khỏi cần trích Wiki làm gì cho mệt mắt người đọc). Hệ luận này đúng bất chấp đối tượng so sánh và thời gian so sánh: Cứ lấy các thành quả có được trong vùng thực dân đem so với tất cả các nước lúc bấy giờ và so với chính Việt Nam bây giờ. Tôi có cần đưa số liệu không?

Không cần có con số nào để so sánh, người đọc bài này vẫn thấy ngay cái tính ấu trĩ trong suy nghĩ và lập luận của tác giả, vậy mà ban biên tập BBC Việt Ngữ lại đăng nó thì phải nói ngày trước Phạm Xuân Ẩn được cài vào miền Nam chỉ là chuyện nhỏ nếu đem so với chuyện cài người này vào một cơ quan quan trọng bậc nhất của Vương Quốc Anh, "trùm đế quốc thứ hai sau Mỹ". Và những điều tôi nói trong bài “Đọc diễn đàn, nghĩ đến trí thức trẻ hôm nay” (cũng đăng trong blog này) lại càng trở nên quan trọng và cấp bách.

Tháng 01 ngày 30 năm 2008
HỒNG ĐỨC

Tái bút: Bài viết đăng ở BBC trên đây là một dịp để nhắc nhở về cách suy nghĩ của giới trẻ hiện tại rất yêu khoa học và vị nể các lập luận “có vẻ lô-gích”, hễ thấy ai đưa ra được nhiều số liệu là nhắm mắt nghe theo, không còn biết tin vào Trực Giác và Lương Thức của mình nữa. Thế nên lẽ ra tôi đã định dừng lại ngay khi bắt đầu đọc vài hàng số liệu chứng minh của tác giả vì cảm giác lờm lợm nhưng nghĩ tới những thanh niên của đất nước, tôi đã buộc phải đọc cho xong và ngồi gõ những hàng chữ này với một sự khó chịu vô cùng. Tôi chân thành xin lỗi vì đã đem cái cảm giác khó chịu đó đến cho bạn đọc.

Và dưới đây là nội dung bài chủ của Diễn Đàn BBC ngày 11 Tháng 10 2007 - Cập nhật 17h02 GMT

Bài gốc:
Nottingham, Anh Quốc
 
BBT: Sau khi Phong Vũ, một sinh viên du học tại Hoa Kỳ đã gửi bài để tranh luận về dân chủ trên Diễn đàn BBC mà hiện nay đang thu hút được nhiều bạn trẻ quan tâm đến chính trị Việt Nam, chúng tôi xin giới thiệu bài của một bạn trẻ từ Anh Quốc:

Bạn Phong Vũ thân mến, sau khi đọc xong bài viết của bạn, tôi cũng xin có một vài ý kiến cùng trao đổi như sau.

Bạn đã dẫn chứng khái niệm “Dân chủ là một hình thức nhà nước trong đó người dân có quyền kiểm soát số phận của bản thân.” Khái niệm này , theo tôi là hoàn toàn chính xác và đúng đắn. 

Tuy nhiên, tôi phản đối hoàn toàn ý kiến cứ đa nguyên đa đảng thì đất nước có dân chủ, và đất nước sẽ hưng thịnh hơn đất nước theo Chủ nghĩa Cộng sản như Việt Nam.
Tôi cho rằng, bất kỳ một thể chế chính trị nào, bất kỳ một nhà nước nào, nếu không làm cho đất nước hưng thịnh, nếu không làm cho đời sống của nhân dân được ấm no hạnh phúc thì mọi thứ dân chủ đều trở nên vô nghĩa.

Những dẫn chứng thực tế

Chúng ta có thể thấy ngay các nước trong khu vực gần ngay Việt Nam. Indonesia, Philipin là hai nước xây dựng nền chính trị trên nguyên tắc đa nguyên, đa đảng, tam quyền phân lập khi giành độc lập những năm 1945, 1946. Nghĩa là họ cũng giành độc lập cùng thời gian với Việt Nam chúng ta. 

Và cũng có thể nó rằng họ là những nước thân Hoa Kỳ cũng như các nước phương tây khác, điều đó đồng nghĩa với việc họ luôn tìm được sự ủng hộ về các chính sách kinh tế, ngoại giao trên trường Quốc tế. Trong khi đó, Việt Nam cũng giành độc lập từ năm 1945 như họ nhưng lại phải chịu cảnh chiến tranh liên mien dưới sự xâm lược của Pháp và Mỹ và mới chỉ chấm dứt chiến tranh từ năm 1975, như vậy có thể nói họ đã có cơ hội phát triển hơn chúng ta khoảng 30 năm ( từ 1945 đến 1975).

Nhưng, một thực tế, dưới thể chế đa nguyên đa đảng như vậy ,nền kinh tế của họ có hưng thịnh, có khá hơn Việt Nam chúng ta là bao nhiêu. Tôi xin dẫn chứng lại một con số như này: Về kinh tế, theo thống kê hiện nay (CIA World FactBook 2005),

GDP/người theo sức mua của Indonesia (3700 USD) chỉ hơn Việt Nam (3000 USD) 1,2 lần, còn Philippin (5100 USD) hơn Việt Nam 1,7 lần, trong khi đó thì vào năm 1990 thì tỷ lệ này là 2 lần (với Indonesia) và ba lần (với Philippin). 

Còn nếu tính theo HDI - chỉ số phát triển con người nói chung (cả về kinh tế, văn hoá, sức khỏe…) thì năm 2005 Việt nam (với 0.704 ở vị trí 108/177 nước), mặc dù còn dưới Philippin (0.697, 87/177) nhưng trên Indonesia (0.758, 110/177). Theo tốc độ tăng trưởng hiện nay chỉ 2 năm nữa, Việt Nam sẽ qua mặt Indonesia và trong 5-7 năm tới sẽ vượt qua Philippin, các nước đi trước và là thành viên WTO trước Việt Nam nhiều thập kỷ.

Về ổn định xã hội, tôi cũng có thể nói rằng những nước này hoàn toàn không ổn định về mặt chính trị và xã hội ngay từ khi bắt đầu xây dựng nhà nước kiểu đa nguyên, đa đảng, tranh giành quyền lực, khủng bố, bạo lực (đảo Bali, Indonesia), mất Đông Timo ( Indonesia)…vv. Và cho dù là dưới thể chế đa nguyên đa đảng nhưng vấn nạn tham nhũng ở các nước này còn cao hơn cả Việt Nam. 

Giờ tôi xin dân chứng tiếp một nước cũng đa nguyên , đa đảng nhưng đang phải hứng chịu những cảnh bạo lực như Bangladesh, chỉ mới đây thôi, bạo lực đã xảy ra ngay tại thủ đô Dhaka cũng chỉ bởi sản phẩm của tranh giành quyền lực. Nền kinh tế của nước này thì không cần phải nói nếu không muốn liệt vào những nước nghèo.

Hoặc một ví dụ nữa như Pakistan, một nước cũng đa nguyên đa đảng nhưng cũng luôn chịu chung số phận với Indonesia, Bangladesh về bạo lực, Năm 1990, Pakistan có GDP/người là 409 USD (tính theo giá trị hối đoái) gần gấp đôi Việt Nam (215), Bangladesh thì xấp xỉ Việt Nam (khoảng 200 USD) nhưng đến năm 2005, GDP/người của Pakistan tụt xuống chỉ còn 2400 USD (tính theo sức mua), bằng 0,8 của Việt Nam (3000 USD), còn Bangladesh thì chỉ mới đạt 2100 USD (bằng 0,7 của Việt Nam), mặc dù hai nước này được Mỹ và phương Tây thường xuyên khen là dân chủ và cũng thường nhận được những khoản viện trợ lớn, có nhiều ưu đãi trong thương mại (đều là thành viên WTO). 

Xét theo chỉ số HDI, tức là sự phát triển về con người, các nước này đều thấp hơn Việt Nam rất nhiều: Pakistan xếp thứ 135/177 nước (chỉ số 0.527), Bangladesh xếp thứ 139/177 nước (0.520) so với Việt Nam là 108/177 (0.704).

Kinh tế Việt nam
Trong khi đó, Việt nam chúng ta đã đạt được những tiến bộ vượt bậc bằng chính nội lực của bản thân mà theo cá nhân tôi thì chúng ta mới bắt đầu xuất phát điểm từ năm 1975 (tức là sau những nước tôi dẫn chứng ở trên khoảng 30 năm). Sau năm 1986, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 9% hàng năm từ 1993 đến 1997. 

Tăng trưởng GDP 8,5% vào năm 1997 đã giảm xuống 4% vào năm 1998 do ảnh hưởng của sự kiện khủng hoảng kinh tế Á châu năm 1997, và tăng lên đến 4,8% năm 1999. Tăng trưởng GDP tăng lên từ 6% đến 7% giữa những năm 2000-2002 trong khi tình hình kinh tế thế giới đang trì trệ. 

GDP theo đầu người (2006): theo sức mua tương đương: 3.100 USD , theo tỷ giá hối đoái: 720 USD.Tỷ lệ tăng trưởng GDP (2006), 8,17% so với 8,4% năm 2005, 7,69 % năm 2004 và 7,34 % năm 2003. Tỷ lệ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm (2001-2004) 7,25% so với 6,95% trong giai đoạn 1996-2000. Như vậy có thể thấy nền kinh tế của chúng ta đang tăng trưởng nếu như không muốn nói là tăng trưởng nhanh. Chỉ số HDI duới 120 những năm đầu 90 lên vị trí 108 hiện nay.

Do vậy, tôi cho rằng, những ý kiến chỉ có đa nguyên đa đảng thì đất nước mới xây dựng được nền dân chủ,và đất nước mới hưng thịnh là hoàn toàn không hợp lý và mang tính chủ quan, ép buộc. 

Một đất nước, nền kinh tế phát triển, nhân dân được ấm no hạnh phúc, tự do làm kinh tế, nhân dân giầu có theo ý kiến của tôi nhà nước đó đã chăm lo được những điều tối cần thiết cho chính người dân của mình. Một đất nước xây dựng được một nền kinh tế vững mạnh và tăng trưởng, ấy chính là thành công của nhà nước đó, thể chế chính trị đó. 

Hoàn toàn có thể xây dựng một đất nước giầu mạnh, dân chủ, văn minh mà không cần phải đa nguyên đa đảng.

Nguồn tham khảo chính:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Indonesia
http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam
http://vi.wikipedia.org/wiki/Philippines
Tác giả Quang Linh "Việt Nam có nên chọn con đường đa nguyên chính trị hay không?" (http://www.talawas.org/talaDS/showFile.php?res=6595&rb=0403)
BBC

Một blogger nhận xét tiếp theo bài viết trên:

...nếu tính theo dữ kiện thì GDP tăng nhưng lạm phát tăng vùn vụt thì kết quả là dân đen vẫn nghèo. Dưới đây là phần trích bài phỏng vấn Kinh Tế Gia Ngô Nhân Dụng của RFA:
Ngô Nhân Dụng: Khi tôi nhìn vào con số đó tôi thấy rằng mức lạm phát lên đến 8% mà mức tăng trưởng kinh tế chỉ 8,5% vậy thì thu nhập còn lại chỉ chưa tới 0,5%. Với một nước hơn 80 triệu dân và cái nhịp độ gia tăng dân số là 1 hoặc 2% mà kinh tế chỉ gia tăng nửa phần trăm điều đó có nghĩa là lợi tức bình quân của người dân không tăng mà có thể giảm nữa.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2007/08/13/InterviewNgoNhanDungAboutAn...

Bà Tôn Nữ Thị Ninh cũng đã tuyên bố là VN có "Single Party Democracy" tui hổng hiểu cái này là quái thai gì? Có lẽ đó là chủ nghĩa "Tự Sướng" hiểu theo nghĩa bóng. 

HĐ trả lời: "Single Party Democracy" là dịch đểu nghĩa của "Nền Dân Chủ Chuyên Chế" mà ngày trước là "Vô Sản Chuyên Chính", một cuộc đánh lận chữ nghĩa của Trần Phú và Hồ Chí Minh khi mập mờ tuyên bố cái ý sẽ độc tài đảng trị tuyệt đối một khi cách mạng thành công. Dân ta "đã" ngu nên mắc lừa. Nay chúng tiếp tục chơi trò hiếp dâm chữ nghĩa và có thể những người nước ngoài "sẽ" ngu giống như dân ta "đã" ngu. Toàn bộ và toàn thể cuộc chính trị của chúng chỉ có một chữ "dictatorship" của Mác Lê mà đệ tử ở VN dùng chữ "chuyên chính" để dịch.

9 comments:

BLACK Y said...

có thể đó là diễn đàn nên BBC tôn trọng quyền tự do ngôn luận chăng ?

hotrung nghia said...

Lại thêm một "học giả" ?

M H_H_H said...

Bài này HĐ đã đăng bên Y 360.Trong thời gian đó LVH quả thật còn "ngây ngô" lắm.Thế nhưng,thời gian sau này (gian đoạn 360 gần đóng cửa) người trẻ này gần như đã nhận rõ những sai lầm từ chính anh ta,từ một nhà nước mà anh ta hằng tin cậy.
Trường hợp LVH cho ta thấy thế giới bloger đã giúp được nhiều bạn trẻ "u mê" sáng mắt,sáng lòng.

THUAN ANH said...

bbc ca ngợi võ van kiệt,Nguyễn Hộ,lê khả phiêu..đôi lúc lại ca ngợi đảng CS ra mặt,nhiều khi đọc bài của bbc mà nóng mặt.bác Tiệm cũng có nói,BBC và Voa là 1 trong những đài Truyền hình làm cho VNCh sụp đổ vì đưa tin theo kiểu có lợi cho CS.

Hồng Đức said...

Cảm ơn Mike. Sẽ sửa lại một chút cho nó "cập nhật".

@ Blacky: Hôm đăng bài này ở 360, mình kiếm được một friend đầu tiên là Cyclo! Cyclo! Và Cyclo! còm đúng y như Blacky, có điều hơi nặng lời với mình. Giờ 360 đóng cửa, mất chứng tích rồi. Thực ra, ta cứ xét xem ai sẽ là người mà BBC tuyển dụng để làm xướng ngôn viên tiếng Việt với tiêu chuẩn giỏi Anh ngữ và phát âm tiếng Việt chuẩn. Ngày nay, chỉ có người ở trong nước mới nói đúng giọng Việt Nam, còn giỏi Anh ngữ thì cũng người trong nước. (Việt kiều giỏi tiếng Việt thì chỉ giỏi tiếng Mỹ thôi.) Thế nên CS đưa người vào BBC rất dễ dàng. Họ đăng bài tiếng Việt và khi xếp hỏi thì họ dịch sang tiếng Anh theo cách của họ (dịch là diệt) thế nên xếp không thể biết chính xác họ đã làm lợi hay hại cho đài. Miễn có số đông người tham gia ý kiến ý cò là được. Vấn đề này hơi khó giải thích, nhưng ai giỏi ngoại ngữ đều hiểu.

Mình mắng BBC Việt Ngữ ở blog riêng là vì khi mình gửi ý kiến phê bình bài chủ của LVH cho họ, họ delete ngay lập tức. Mặc dù lời lẽ mình còn ôn hòa ơn bài trên nhiều. (Đại ý lời phản hồi của mình cũng chỉ là tác giả đã so sánh khập khiễng.)

@Huế: BBC, VOA chỉ có lỗi ngu thôi, họ không về hùa với ai cả (tư nhân mà). Lỗi của họ là làm báo mà không đưa phóng viên đến tận nơi và không bảo đảm được quyền tự do độc lập của phóng viên trước chính quyền sở tại (Hà Nội). Họ ăn dầm nằm dề ở miền Nam và moi móc, bới bèo ra bọ, để đưa tin giựt gân trong khi họ không có một phóng viên nào thường trú tại Hà Nội hay bất cứ thành phố lớn nhỏ nào của miền Bắc. Rồi họ nhắm mắt nói càn về HCM bằng cách dựa trên cuốn của Trần Dân Tiên. Ở bên Mỹ này bây giờ, người Mỹ lớn tuổi chửi bọn "press" (báo chí) thời Kennedy, Johnson như chó. Jane Fonda đến Hà Nội, bị HCM ve vuốt và thôi miên, về Mỹ nói bậy về cuộc chiến Việt Nam, báo chí nói theo mụ, dân chúng tin thật, phản chiến, chính quyền Nixon bó tay, chọn giải pháp đểu, bán đứng VN cho Tầu và Nga... sau này khi Jane Fonda lên tiếng xin lỗi dân chúng trong một cuộc họp báo, mụ đã bị một cựu chiến binh nhổ nước miếng vào mặt.

M H_H_H said...

Rất đồng ý với bác HĐ về comment nhận xét về BBC.
BBC là một hãng truyền thông lớn,tôn chỉ của đài là trung thực thế nhưng trung thật cỡ nào cũng còn tùy thuộc vào cá nhân con người nắm quyền,nào thiên hữu,thiên tả...
Riêng về ban việt ngữ thì đúng như HĐ đã nhận xét.

Hồng Đức said...

Mike à, có cái "wấc wi" ở trên thấy ngứa ... quá.

M H_H_H said...

bác có nhớ lão cựu chủ tịch unesco thời kỳ định vinh danh HCM đó,hắn ta là một tay thiên tả chính cống,hắn có cảm tình với chế độ cs vn nên chỉ dẫn,giúp đỡ cho nhà nước VN để vinh danh hcm,cũng nhờ người Việt vận động ráo riết nhưng thật ra vinh danh thất bại vì tay thiên tả kia hết nhiệm kỳ và người mới lên thay lại quá hiểu về bộ mặt thật của chế độ cs.
Điều này cho thấy tôn chỉ Unesco là trung thực nhưng vẫn ảnh hưởng yếu tố con người.

Hồng Đức said...

Nhớ chứ bác Mike, nhưng không nhớ chi tiết như vậy. Thanks.