Chủ trương lấy tín ngưỡng để thắng Cộng Sản lại có thể đưa đến một kết quả bất lợi, cũng tương tự như kết quả bất lợi mang đến bởi các lý thuyết chống chủ trương Cộng Sản. Ranh giới các cộng đồng tôn giáo không ăn khớp với các cộng đồng quốc gia. Một quốc gia gồm nhiều cộng đồng tôn giáo và một tôn giáo có thể có tín đồ trong nhiều quốc gia. Thêm vào đó sự kiện đương nhiên là mỗi tín ngưỡng đều có cái phần giáo lý riêng biệt của mình thường không dung nạp các giáo lý khác. Thành ra sự huy động thiếu tinh vi lực lượng tín đồ của nhiều tôn giáo có thê mang đến xung đột và chia rẽ trong nội bộ của cộng đồng quốc gia.
Tiêu cực chống và tích cực chống
Như vậy thì các biến cố chính trị ở Việt
Về phần họ, các nhà lãnh đạo Cộng Sản có phải là một thiểu số lãnh đạo thấu triệt vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng không? Trong phần chính của quyển sách sau này, chúng ta sẽ thấy rằng cường điểm của họ ở chỗ cùng với sự thâu nhận lý thuyết Cộng Sản làm lợi khí tranh đấu, họ đã thừa hưởng của Cộng Sản quốc tế một công trình nghiên cứu sự kiện thực tế lịch sử rất phong phú. Tuy nhiên, nhược điểm của họ cũng ở chỗ họ đã trụ vào một di sản ngoại lai, trong khi thực trạng vấn đề Việt Nam ngày nay không phải là thực trạng vấn đề các quốc gia Cộng Sản mà họ lấy làm gương mẫu.
Tóm lại các điểm dưới đây có thể dùng làm kết luận cho đoạn trên.
Lý thuyết Cộng Sản là một phương tiện tranh đấu của một chủ trương. Sức mạnh của chủ trương này do di sản của cộng sản quốc tế: Một công trình nghiên cứu thực trạng xã hội rất phong phú.
Trên chính trường của Việt
Giải pháp Cộng Sản có thích hợp cho cộng đồng hay không, phần chính của quyển sách sẽ trả lời tỉ mỉ câu hỏi này. Nay chỉ biết rằng sức mạnh của chủ trương Cộng Sản ở chỗ chủ trương này đã lấy làm hậu thuẫn sự nghiên cứu đến nơi thực trạng của vấn đề.
Như thế thì, nếu muốn cho chủ trương Cộng Sản thất bại, thì phải làm hai việc:
1.- Tìm hiểu rõ thực trạng của vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng.
2.- Có một giải pháp khác để thay thế cho giải pháp Cộng Sản.
Nhưng thay vì hai việc thiết thực trên, thì, cho đến ngày nay, các nhà lãnh đạo của khối Quốc Gia chỉ đặt vấn đề chống lại chủ trương Cộng Sản một cách tiêu cực. Tiêu cực ở đây không có nghĩa là không nhiệt thành mà chống lại, nhưng có nghĩa là đặt sự chống làm mục đích. Vì sau cái việc chống không có một giải pháp cho vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng dân tộc.
Nếu vấn đề chưa giải quyết, thì, dù chủ trương Cộng Sản bị đánh bại bằng những phương pháp nào đó trong nhứt thời cái nguyên nhân để cho chủ trương Cộng Sản tồn tại vẫn còn.
Hơn nữa, để thực hiện sự chống lại chủ trương Cộng Sản, chẳng những tư tưởng của khối Quốc Gia tiêu cực, mà lợi khí xử dụng lại không sắc bén. Các chủ trương chính trị không có khả năng qui tụ, nhưng một khi qui tụ rồi thì lại không xử dụng được sự qui tụ đó vì thiếu chương trình để giải quyết vấn đề của dân tộc.
Nếu cần một ví dụ để làm sáng tỏ suy luận trên đây, chúng ta có thể ví thiểu số lãnh đạo Cộng Sản với một số người, trước khi xây một ngôi nhà đã thừa hưởng kết quả của một cuộc đào cẩn thận cho đến tận đá, và trên cái khối đá vững chắc đó, họ đã đặt nền móng cho một ngôi nhà theo quan niệm của họ. Nhưng hướng, kích thước, và kiến trúc của ngôi nhà có thích hợp với cộng đồng không? Chúng ta sẽ trả lời sau này. Nay chỉ biết rằng ngôi nhà họ muốn xây dựng, được đặt trên một nền móng vững vàng có thể chịu đựng được sự lay chuyển của biến cố.
Trong khi đó thiểu số lãnh đạo khối Quốc Gia không nỗ lực đào đến đá, không quan niệm trước sẽ xây ngôi nhà ra sao, lại bất cứ trên bùn trên cát cũng hấp tấp xây nhà, cái nhỏ, cái lớn. Nhưng nền móng không vững, các biến cố xảy đến gây sụp đổ lần lượt cái này đến cái khác. Nếu khối Quốc Gia đánh lại được khối Cộng Sản, làm cho chọ không xây được ngôi nhà mà họ quan niệm, thì sự nghiệp đã đào đến đá mà họ thừa hưởng của Cộng Sản Quốc Tế vẫn còn đó, và quan niệm của họ về ngôi nhà vẫn còn đó.
Vấn đề của thiểu số lãnh đạo Quốc Gia là phải đào cho đến đá, trên đó đặt nền móng cho một ngôi nhà được quan niệm rõ rệt cho thích hợp với cộng đồng. Chỉ có cách đó khối Quốc Gia mới thay thế được và loại hẳn ra được ngôi nhà của chủ trương Cộng Sản.
Sở dĩ khối Quốc Gia lâm vào tình trạng sa lầy như trên chỉ vì thiểu số lãnh đạo không thấu triệt vấn đề.
Như vậy thì các biến cố chính trị ở Việt Nam hai mươi năm nay là một ví dụ rất cụ thể và minh xác cho sự kiện thiểu số lãnh đạo phải thấu triệt vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng.
Đa số chịu lãnh đạo và vấn đề
Thiểu số lãnh đạo đã không thấu triệt vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng, tất nhiên đa số chịu lãnh đạo không làm sao hiểu được vấn đề.
Và như thế những sự kiện khả dĩ làm đổ vỡ sự điều hòa giữa thiểu số lãnh đạo và đa số chịu lãnh đạo, như chúng ta đã biết, sẽ lại xảy ra còn trầm trọng hơn là trong trường hợp mà thiểu số lãnh đạo thấu triệt vấn đề nhưng đa số chịu lãnh đạo không hiểu biết vấn đề.
Giữa hai phần, thiểu số và đa số, của cộng đồng chẳng những không có một sự phối hợp điều hòa, lại còn có một sự đoạn tuyệt kinh khủng. Đối với bất cứ một vấn đề gì, chủ trương của thiểu số lãnh đạo đều không được đa số hiểu biết và tán thành. Do đó, thiểu số lãnh đạo chỉ còn có phương pháp mạnh để bắt buộc đa số phải tuân theo.
Kẻ thù không bỏ lỡ cơ hội, cố tâm nỗ lực đào sâu cái hố giữa thiểu số và đa số. Lúc nào sự bất mãn của đa số đối với thiểu số cũng ngấm ngầm, và bùng nổ dữ dội trong những lúc khủng hoảng.
Thỉnh thoảng uy tín cá nhân của một vài người có thể thực hiện được sự qui tụ cần thiết cho sự tiến triển của quốc gia trong một thời gian. Nhưng vì những yếu tố căn bản của sự điều hòa giữa hai khối thiểu số và đa số không có, nên không bao lâu, việc đâu lại hoàn đấy.
Ôn lại và phân tích các biến cố chính trị đã xảy ra từ hơn hai mươi năm nay trong khối Quốc Gia Việt Nam, tất cả đều có thể hiểu được khi ta biết rằng nguyên do chính ở chỗ không có sự phối hợp giữa đa số chịu lãnh đạo và thiểu số lãnh đạo.
Trong những hậu quả mà sự đoạn tuyệt giữa thiểu số lãnh đạo và đa số chịu lãnh đạo mang đến cho cộng đồng, hậu quả sau đây đã thể hiện một cách rõ rệt trong những biến cố hiện đang tiến diễn.
Chúng ta biết rằng, mâu thuẫn đương nhiên lúc nào cũng có giữa thiểu số lãnh đạo và đa số chịu lãnh đạo trở nên vô cùng trầm trọng khi hai điều kiện dưới đây xảy ra một lúc.
1.- Có sự đoạn tuyệt giữa thiểu số lãnh đạo và đa số chịu !ãnh đạo.
2.- Nhu cầu của cộng đồng bắt buộc thiểu số đòi hỏi một sự đóng góp nặng nề của đa số chịu lãnh đạo.
Đa số chịu lãnh đạo không hiểu biết lý do của sự đóng góp của mình và nghĩ rằng bị thiểu số bóc lột. Sự phẫn nộ do đó càng ngày càng lên. Lúc bấy giờ bất cứ một kẻ xâm lăng nào đứng lên phất cờ giải phóng, đa số chịu lãnh đạo sẽ hướng vào một cách mù quáng.
Trường hợp trên đây đã xảy ra một cách điển hình, ít có, gần đây trong khối Quốc Gia của Việt Nam. Vì nhu cầu phát triển, thiểu số lãnh đạo đã đòi hỏi nhiều nỗ lực ở đa số chịu lãnh đạo, nhứt là ở thôn quê vào những năm 1958-1959 trong những chương trình gọi là phát triển cộng đồng. Nhưng vì một khiếm khuyết của thiểu số lãnh đạo, cho nên đa số chịu lãnh đạo không ý thức sự cần thiết của những nỗ lực đòi hỏi. Do đó sự bất mãn nhen nhúm và lần lần lan tràn.
Nhà cầm quyền Cộng Sản ở Hà Nội khai thác ngay cơ hội và năm 1960 đã đưa quân xâm lăng vào miền Nam với danh nghĩa quân "Giải phóng". Cố nhiên là những người tự cho mình bị thiểu số lãnh đạo miền Nam bóc lột hưởng ứng và hiện nay chúng ta còn đang mục kích hiện tượng nói trên.
Ở miền Bắc Việt Nam tình trạng mâu thuẫn giữa thiểu số lãnh đạo Cộng Sản và đa số chịu lãnh đạo cũng không kém gay go.
Thiểu số lãnh đạo Cộng Sản ý thức vấn đề phát triển của cộng đồng, như chúng ta sẽ thấy trong phần chánh sau này. Nhưng phương pháp phát triển của họ đòi hỏi một sự đóng góp tột bực của đa số chịu lãnh đạo. Vì vậy cho nên, mặc dù kỹ thuật dân vận của họ có hiệu quả, sự bất mãn của đa số ngày càng cao và tuy chế độ cảnh sát của họ rất nghiệt, thỉnh thoảng vẫn có những cuộc nổi dậy chứng tỏ sự phẫn nộ của đa số chịu lãnh đạo.
Nếu thời cơ đưa đến, bất cứ một người nào phất cờ giải phóng miền Bắc, sẽ được đa số chịu lãnh đạo hưởng ứng nồng nhiệt.
Như vậy các biến cố xảy ra ở Việt Nam từ hơn.hai mươi năm nay là một ví dụ cụ thể, minh xác tính cách thiết yếu của sự hiểu biết vấn đề cộng đồng cần phải giải quyết đối với đa số chịu lãnh đạo.
Đề xuất đối tượng
Thiểu số lãnh đạo thấu triệt vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng là một điều kiện thiết yếu cho cộng đồng.
Đa số chịu lãnh đạo hiểu biết vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng là một điều kiện thiết yếu cho cộng đồng. .
Đối tượng của quyển sách này là tìm xem vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng Quốc Gia Việt Nam trong thời kỳ này của cộng đồng là vấn đề gì.
Trong khuôn khổ vài ba trăm trang giấy, và đối với một vấn đề đương nhiên quan hệ cho dân tộc và tự nó phức tạp như vấn đề nêu lên đây, ước vọng của tác giả không làm sao vượt lên quá được cái mức công việc chỉ nêu lên các khía cạnh của vấn đề, và, những dây liên hệ giữa các khía cạnh trong toàn bộ. Mặc dù đã tham khảo một số lớn tài liệu trong nước cũng như ngoại quốc và để tâm nghiên cứu vấn đề trong nhiều năm, tác giả không khỏi lấy làm lo sợ và đắn đo khi phải trình bày kết quả suy luận riêng của mình. Động cơ duy nhứt khiến cho tác giả thắng được sự e dè của mình là nỗi lo âu mà tác giả chia sẻ với toàn dân Việt Nam trước tình thế rất bi quan của dân tộc. Vì vậy mà đánh bạo đóng góp một phần nhỏ nhặt vào công cuộc tìm lối thoát cho cộng đồng Quốc Gia.
Ba bối cảnh
Đối tượng chánh vẫn là vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng dân tộc. Nhưng, bao giờ cũng vậy, một phần của toàn bộ lúc nào cũng được sáng tỏ hơn khi được đặt vào toàn bộ. Vì thế nên vấn đề cần phải giải quyết riêng của Việt Nam sẽ được đặt trong ba bối cảnh. Bối cảnh thứ nhứt là bối cảnh rộng lớn của tình hình chính trị thế giới. Bối cảnh thứ hai, nhỏ hơn, gồm các nước trong thế giới đang ứng phó với một thử thách tương tự, như thử thách của Việt Nam. Và sau cùng, bối cảnh thứ ba là một bối cảnh hẹp gồm các quốc gia thuộc về một khối văn hóa với Việt Nam: Các nước láng giềng ở Đông Á và Đông Nam Á.
Thị kỳ sở dĩ
Một mặt khác mỗi thời kỳ của cộng đồng dân tộc gồm nhiều thế hệ trước và sau thế hệ hiện tại. Vả lại, thực trạng lịch sử mà chúng ta nhìn thấy trước mắt là hậu quả của những sự kiện đã xảy ra hằng mấy thế kỷ trước và là nguyên nhân của những sự kiện sau này. Vì thế nếu muốn tìm hiểu thực trạng hiện tại và dự đoán các biến cố trong tương lai, bắt buộc phải xét lại lịch sử của nhiều thế kỷ đã qua. Ví như chúng ta hiểu được cốt truyện đang diễn tả trên màn bạc và đoán được ít nhiều những cảnh sắp tới, là khi nào chúng ta đã xem qua các đoạn trước của cuốn phim. Do đó, sẽ có nhiều chương dành cho lịch sử của nhiều quốc gia trong những thế kỷ đã qua.
Giải pháp
Sau khi, nhờ ở những sự phân tích trên, vấn đề cần phải giải quyết của Việt Nam trong thời kỳ hiện tại của cộng đồng đã sáng tỏ, nhiều chương sẽ dành cho sự nghiên cứu một giải pháp mà tác giả nghĩ rằng thích hợp cho dân tộc.
Nhưng trước khi bàn tới giải pháp đề nghị, thì, theo gương các người lữ hành, trước khi lên đường, chúng ta sẽ kiểm điểm lại cái vốn tinh thần, và vật chất mà chúng ta có, cũng như những món nợ phải mang theo mình. Vài chương sẽ được dành cho bản mục lục đó.
Cuối cùng vài chương sẽ dành để phác họa giải pháp mà tác giả thiển nghĩ rằng thích hợp cho vấn đề. Các khía cạnh chính trị, kinh tế và văn hóa sẽ được đề cập đến.
Như trên đã nói, đối với một vấn đề bao la và phức tạp như vậy và trong khuôn khổ của vài ba trăm trang, ước vọng của tác giả không thể vượt quá cái mức công việc chỉ nêu lên các khía cạnh của vấn đề. Phần nghiên cứu tỉ mỉ và chỉ giáo xin trân trọng dành cho các bậc học giả trong nước.
Vị trí của tác giả
Bất cứ một đối tượng nào cũng có thể được nhìn từ nhiều vị trí. Vị trí khác, kết quả của sự nhìn sẽ khác, nghĩa là hai người từ hai vị trí khác nhau cùng nhìn một vật thể, mỗi người sẽ thấy một vật thể khác.
Trong các đoạn nhận xét, phân tích và suy luận dưới đây, đối với một vấn đề hay nhiều vấn đề, tùy theo hoàn cảnh tác giả sẽ đứng từ những vị trí khác nhau. Ví dụ có nhiều sự kiện sẽ có khi được nhận xét từ một vị trí quốc gia, và có khi từ một vị trí của một cộng đồng ngoài quốc gia. Lúc nào trường hợp đến, người đọc sẽ nhận thấy ngay là vị trí nào.
Tuy nhiên, có hai vị trí cần phải có sự thỏa thuận trước giữa tác giả và người đọc. Vì nếu không có sự thỏa thuận trước, thì nhiều vấn đề hoặc khía cạnh của vấn đề sẽ không được sáng tỏ, vì tác giả và người đọc sách sẽ đứng vào những vị trí khác nhau.
Vị trí thứ nhứt là một vị trí lúc nào tác giả cũng sẽ đứng vào để nhìn tất cả các vấn đề trình bày: Đó là vị trí thực tế lịch sử. Bởi vì thực tế lịch sử không có thể phủ nhận được. Và trên nền tảng vững chắc đó mới có thể lấy óc khoa học mà suy luận không sợ phạm vào những lỗi lầm căn bản.
Vị trí thứ hai là vị trí không bao giờ tác giả dám đứng vào để nhìn bất cứ vấn đề nào được trình bày: Đó là vị trí triết lý tôn giáo, và lý thuyết là những lĩnh vực mà sự đối chọi giữa hai chủ trương trái ngược có thể kéo dài vô cùng tận. Bất cứ trong lãnh vực nào của đời sống của cộng đồng: chính trị, văn hóa, và kinh tế, sự nhận xét phân tách và suy luận của tác giả đều căn cứ trên những sự kiện lịch sử và để một bên tất cả các lý thuyết. Hành động như trên không có nghĩa là phủ nhận sự ích lợi của lý thuyết và giá trị của nhiều lý thuyết. Nhưng cố định đứng ngoài vị trí triết lý và lý thuyết để tránh tất cả các sự biện luận không thiết thực và do đó không thích hợp với mục đích của quyển sách.
Tài liệu tranh đấu
Mấy trăm trang dưới đây không phải là một tài liệu tranh đấu theo nghĩa thông thường của danh từ này: Nghĩa là lời văn sẽ không đanh thép, và ý văn sẽ không đề cao bất cứ cái gì của dân tộc hay của khối Quốc Gia. Hình thức sẽ không cổ võ nhiều người đứng lên dấn thân vào một công cuộc chung và nội dung sẽ không cố tình binh vực một lập trường đã quyết định trước.
Nhưng mấy trăm trang dưới đây có thể là một tài liệu tranh đấu, nếu gọi là một tài liệu tranh đấu, tài liệu nào khả dĩ mang thắng lợi tới cho chủ trương Quốc Gia Dân Tộc.
Bởi vì mấy trăm trang dưới đây là một tài liệu nghiên cứu sự kiện thực tế của lịch sử. Mà thấy được thực trạng của vấn đề, biết mình và biết chung quanh mình là một yếu tố quyết định cho sự thắng lợi.
lên cứu sự kiện thực tế của lịch sử cho nên tự ti mặc cảm tuyệt nhiên không có, khi nhận xét rằng Việt Nam là một quốc gia nhỏ và yếu. Nhỏ và yếu vì dân số, vì kinh tế kém mở mang, và vì sự góp phần vào văn minh nhân loại. Trái lại, chính vì không tự ti mặc cảm nên mới có nhận xét như vậy. Cứ gì có một dân số khổng lồ, một
lrlánh tế phong phú mới là một dân tộc lớn. Và chính là khi chúng ta dám nhìn thẳng vào thực trạng của dân tộc, chúng ta mới đủ điều kiện đưa dân tộc vượt lên.
Và cũng vì lý do trên mà tài liệu này không đề cập đến bốn ngàn năm văn hiến của dân tộc, lại chỉ nói đến một ngàn năm lịch sử. Cũng như trên, làm như vậy không phải vì tự ti mặc cảm. Những gì trong lịch sử của chúng ta chỉ có một ngàn năm sau này mới có đủ tài liệu đích xác để làm nền tảng cho suy luận.
Lối hành văn
Sau hết tác giả cố tình sử dụng một lối hành văn dùng nhiều danh từ.
Các ngôn ngữ trên thế giới chia làm hai loại, loại cụ thể và loại trừu tượng. Ngôn ngữ cụ thể dùng nhiều động từ trong câu văn để diễn tả những động tác. Ngôn ngữ trừu tượng dùng nhiều danh từ để diễn tả những khái niệm. Văn hóa của một dân tộc càng tiến bộ, những khái niệm trừu tượng càng nhiều, ngôn ngữ càng trừu tượng. Vì một khái niệm trừu tượng lúc nào cũng diễn đạt một tư tưởng phong phú hơn một tác động cụ thể, nghĩa là một danh từ bao giờ cũng diễn đạt một tư tưởng phong phú hơn một động từ.
Giữa hai câu:
- Ông A đến Saigon.
và: - Sự đến Saigon của ông A.
Câu thứ nhứt chỉ diễn tả hành động cụ thể "Đến Saigon của ông A".
Câu thứ hai trái lại, mô tả chẳng những hành động cụ thể đó mà tất cả các sự kiện dính liền vào hành động trên.
Việt ngữ cũng có lối hành văn với danh từ, nhưng thường thì động từ vẫn quen dùng hơn. Bời vậy cho nên câu "ông A đến Sai gon" nghe quen tại hơn. .
Tuy nhiên, trong một vấn đề bao la và phức tạp như vấn đề được giải trong những trang sau này, tác giả nhận thấy sự cần thiết phải diễn tả cho hết các tư tường, vừa để cho cuộc suy luận được bao quát và vững chắc, vừa để cho các tư tưởng diễn tả được phong phú hầu các khía cạnh của vấn đề được sáng tỏ. Các câu văn dùng nhiều danh từ mặc dù có hơi lạ tai, nhưng hàm súc và khúc chiết hơn để diễn tả những ý kiến trừu tượng tổng quát và bao gồm, thay vì những ý kiến cụ thể giới hạn cho từng trường hợp.
Vấn đề hành văn này sẽ được đề cập đến với nhiều chi tiết trong phần văn hóa của đoạn sau cùng của quyển sách.
Đến đây kết thúc các trang giới thiệu vấn đề để bước vào phần tình bày nội dung vấn đề.
Trong suốt một ngàn năm lịch sử từ ngày lập quốc, dân tộc Việt Nam đã vượt qua nhiều thử thách mà sử còn ghi chép. Theo định luật của các sinh vật, mỗi lần vượt qua được một thử thách là mỗi lần vượt lên một nấc thang tiến hóa – một cộng đồng dân tộc là một sinh vật. Cộng đồng của chúng ta trưởng thành trong thử thách. Tuy nhiên, sự tin tưởng nơi tiềm lực của dân tộc không nên làm cho chúng ta xem thường thử thách đang đợi chờ thế hệ của chúng ta.
Trước chúng ta đã có năm thế hệ đã thất bại trước thử thách này. Từ một ngàn năm nay, dân tộc chúng ta chưa có bao giờ gặp phải một thử thách ghê gớm như vậy. Thử thách càng lớn, sự thắng lợi càng đưa dân tộc lên cao, nhưng sự thất bại cũng sẽ bi thảm một cách tương xứng cho các thế hệ sau này.
Hai mươi năm nay, các biến chuyển đã đưa lần sự thắng lợi và thất bại của thế hệ của chúng ta đến chỗ chỉ còn cách nhau một đường tơ. Các trang trong phần chính sẽ giải thích vì sao trách nhiệm ứng phó với thử thách hiện tại, ngày giờ này đang đè nặng lên vai của miền Nam Việt Nam. Và chưa bao giờ cộng đồng dân tộc đòi hỏi mỗi phần tử phải tham gia vào một công cuộc đầy kích thích như ngày nay.
Nếu không thấy vấn đề thì trong sự thất bại hay thắng lợi, mười phần trách nhiệm của người là năm và năm phần là vận nước .
Đã thấy vấn đề thì trong sự thắng lợi hay thất bại, mười phần trách nhiệm của người là bảy và ba phần là vận nước.
Đối với một phần tử của cộng đồng, không có sự ước mong nào thiết tha hơn là sự ước mong thấy dân tộc lại vượt qua thử thách, lần nầy cũng như những lần đã qua trong lịch sử.
No comments:
Post a Comment