Monday, August 10, 2009

Cùng Ngồi Lại -- Làm sao!

Một bạn trẻ (tôi tạm sửa tên thành Yến Anh) viết lá thư sau gửi cho những người bạn có vẻ như thuộc thế hệ đi trước. Trong thư, Yến Anh có trích vài đoạn từ một tác giả nào đó có lẽ là nhà văn và có lẽ là người thuộc thế hệ đi trước bạn ấy, nhà văn này có thể đã từng là một “sinh viên tranh đấu” của Sài Gòn và bây giờ sau khi đấu tranh thắng lợi lại cảm thấy mất định hướng, bèn “hoài cổ” ra những dòng văn học được trích.

Những tưởng thanh niên Việt Nam ngày nay chỉ còn biết kiếm tiền hoặc kiếm an nhàn cho bản thân, bức thư này đã khơi dậy trong tôi rất nhiều loại tình cảm: vui vì thấy vẫn còn có những người trẻ thiết tha đến tình tự dân tộc; buồn cho sự thiếu thốn thông tin trung thực cho giới trẻ trong nước (và cả hải ngoại); giận vì người ta đã tạo nên một thế hệ nhiều tật nguyền như thế; sợ vì thấy được cái sức mạnh vô hình của những người làm văn hóa giáo dục trong nước; lại càng thêm căm ghét cái sự ác nó chiếm lĩnh tim óc của những người đang cưỡi đầu cưỡi cổ dân lành, căm ghét chính cả những kẻ đang cưỡi đầu cưỡi cổ đó.

Sau đây là nội dung thư. Tên của diễn đàn đăng thư đã được xóa bỏ.

Dear...,

Your message about our student before 1975 is very meaningful. It's a very new view that I have ever learned. You tell me a very different part of our intellectual that nobody tells me before. It sounds like a countable part of our intellectual that once worked hard on finding the way to bring the country to a brighter site.

I have a strong passion to learn about our past because I just realized that my older generation has a lot to help us the young generation to run the country. And it's not only in 1975 but now many of us feel lost, disoriented. And I am just looking for the way for the young people to detect their goals, to achieve their dreams. I learn that my older generation once did all these things. The part of people in my following line had won the war to bring the independence to the country, but later on, they lost their dreams, their desire to build a stronger Vietnam. Meanwhile, I can learn a lot about our Vietnamese here in ... (the forum) and many more Vietnamese oversea wise and knowledgeable but failed in bringing their talent to build the country. Why both people want to do the good job but they all can not reach those wonderful jobs?

Thời tuổi trẻ của thế hệ chúng tôi, cuộc sống chưa bao giờ là trò đùa, ngược lại, là sự đấu tranh, giành giật tới mức sống chết giữa Đúng-Sai, Thiện-Ác, Chính nghĩa-Phi nghĩa... Thái độ này chỉ có thể hình thành từ lòng tin vào Lẽ Sống: là Người, thì không được sống xấu. Là Tuổi Trẻ, Trái tim phải có lửa Hoài Bão. Là Công dân, phải có trách nhiệm trước cảnh nước nhà bị xâm lăng (...)

Thế hệ chúng tôi ngày ấy đã tự nhận mình thuộc tầng lớp trí thức, những trí thức trẻ. Chúng tôi đã "làm chính trị" với thái độ của những người trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường chịu sự tác động của nhiều luồng tư tưởng-triết học khác nhau (...)

Chúng tôi, mỗi người một hoàn cảnh, một tính cách riêng, có thể rất khác nhau, nhưng lại có chung một khát vọng, một lý tưởng: đất nước độc lập, xã hội bình đẳng, ấm no. Chúng tôi có chung một giấc mơ đổi đời. Thế hệ thanh niên ngày ấy nghĩ rằng sự lựa chọn đó phù hợp với xu thế của thời đạo. Thế hệ chúng tôi đã đi vào hành động, đã đồng hóa Cách mạng, cụ thể là những người Cộng sản Việt Nam, với Đất Nước. Lối suy nghĩ như vậy là phổ biến trong không ít thanh niên sinh viên học sinh miền Nam lúc bấy giờ. Điều đó chứng minh lớp người trẻ chúng tôi ngày ấy giàu nhiệt huyết, giàu lòng tin, không hề biết tính toán và cả non nớt về chính trị; dẫu vậy, có thể nói một cách chủ quan rằng sự non nớt ấy là đáng yêu.

Sống trong một xã hội lệ thuộc, đổ vỡ, thế hệ thanh niên ngày ấy thấy mình có trách nhiệm, có quyền đòi hỏi đất nước đổi thay theo chiều hướng tốt hơn. Giấc mơ về một ngày mai tươi sáng hơn luôn thúc đẩy chúng tôi đi tới hành động. Có thể có người cho rằng đó chỉ đơn thuần là tình cảm. nghĩ như vậy cũng không sai, tuy chưa đủ. Dẫu là tình cảm thì đó cũng là những tình cảm yêu nước đáng quý. Và thử hỏi, liệu có thời đại nào, xã hội nào lại không mong đợi tình cảm và tinh thần yêu nước của thanh niên?!

(...)

Đất nước của hôm nay và của ngày mai sẽ phải cần những con người dám và biết tự suy nghĩ, nghĩa là những con người thật sự tự do; vì nghĩ cho cùng, tự do chính là thoát ra khoải những giáo điều, những định kiến và thiết chế xã hội lỗi thời; thoát ra khỏi ràng buộc của bản năng và thoát ra khỏi chính cái sức ì trong tư duy mỗi cá nhân. (...)

Đã nhiều năm tháng sau ngày ngưng tiếng súng, tiếng bom. Nhưng những tiếng rạn vỡ vẫn còn, cũ và mới. Trong những năm tháng lịch sử nặng nề sau 1975, như một tất yếu của lịch sử, kéo dài đến hơn 10 năm, đôi khi anh tự hỏi phải chăng thế hệ thanh niên ngày đó qúa mơ mộng? Hình như thế. Mà hình như có một nhà chính trị nào đó cũng đã từng nói, người cách mạng là người mơ mộng. Mơ mộng thường đi liền đau khổ. Sau năm 1975, một số không ít trong lớp người dấn thân ngày ấy rơi vào khủng hoảng và cũng có người đã chết vì chính bi kịch của họ. Có người dựng cho mình một chỗ trúvà cố thủ trong đó, khép chặt cánh cửa mở ra đời sống. Có người cố quên hoặc không buồn nhớ đến, tự mở cho mình một lối đi khác bằng chuyên môn kỹ thuật hay học thuật... Đó là sự thay đổi bình thường của con người, trong cuộc đời, không phải bận lòng.

What's wrong? Both of people have not won to satisfy their desire to bring the country to a brighter site?!

I want to listen to the old lesson. I want to learn the mistake here. Thus, we the next generation could be wiser, more intelligent to achieve our dream.

30 after 1975, I have read a generation looking back at their past.

Ba mươi năm, khoảng thời gian ấy còn nhiều hơn cả thời gian dành cho một thế hệ. Thời gian có thể là những cái đã mất đi, nhưng thời gian, trên cùng một mặt phẳng, vẫn có thể là cái còn lại. Trong những giờ phút lắng lòng, anh đã không ngừng ước mong sao có thể viết được một đôi điều về thế hệ mình. Chỉ dăm ba điều thôi. Nhưng rồi trước sau anh vẫn ngập ngừng, vẫn có những e ngại không đâu. Cái khó là hình như khi viết về qúa khứ, con người thường chịu sự chi phối từ hai nguồn lực: hình bóng của chính bản-thân-người-nhớ-lại và cái hệ thống mà người ấy thuộc về. Anh cũng không là một biệt lệ. Duy chỉ có điều mà anh biết, là cái Tôi sẽ không có ý nghĩa gì nếu nó chỉ là ảnh chiếu của một cá nhân đơn lẻ có tên gọi riêng, lí lịch riêng. Và như thế anh đã sống trong sự giằng co của thời gian.

(...)

Và trong những đêm dài sống với những hồi ức không nguôi, anh cũng chưa bao giờ để bị lôi kéo bởi cái tham vọng có thể khái qúat trong những ghi chép về một giai đoạn lịch sử mà tuổi thanh xuân của anh đã trải nghiệm. Và lại càng không thể có chuyện khách quan, vì làm sao có thể "khách quan" khi mỗi người chỉ có thể nhìn từ một góc nhỏ nào đó của lịch sử vốn phong phú và rộng lớn đến vô cùng. Bởi mỗi cá nhân rồi cũngchỉ là một cái bóng nhỏ mờ nhạt trong hàng triệu cái bóng đi thoáng qua sân khấu lớn của đất nướcm của lịch sử trong những năm tháng dữ dội, khốc liệt đã qua. Và trong chiều sâu vô tận của Thời Gian, trước sau anh vẫn tin tưởng một cách tuyệt đối ở dân tộc mình, tin tưởng vào nền văn hóa trường tồn (permanence) của dân tộc. Đó lại là điều lớn lao và thiêng liêng đến mức anh không thể và không được phép làm bất cứ điều gì nhuốm chút hơi hướm của sự nhân danh. (...)

I have some questions:

1. Do you the older generation understands the other's passion and action? Here, do you understand the feeling of the people like this author?

2. Now, I think the older generation also fought out that they have not achieved as they once thought to follow the Communism theory. Do you think that it's time for the both 2 sides sitting together to listen and to find one best way to build the country?

3. Does the older generation still have enough energy to pursue their ideal, their dream?

Wish my bro and sis health,

Qua những dòng chữ của Yến Anh và đoạn văn mà cô có vẻ rất tâm đắc, ta đoán biết được ngay cái môi trường mà cô lớn lên và học tập. Cái môi trường, cái quê hương của Yến Anh mà cô rất yêu quí và tự hào về nó đã từng là một quê hương đau khổ, đau khổ không phải vì thiên tai loạn lạc mà vì đã từng có hơn hai thế hệ phải chịu hy sinh không lao động học tập gì để đi giải phóng cho một nơi họ không từng quen biết mà lại rất yêu thương! Đau khổ vì cái chính sách “hợp tác hóa nông nghiệp” đã làm cho nông nghiệp mất hẳn sản lượng đưa cả miền Bắc tới đói nghèo (điều này đã làm nhiều tiền bối của cô nghĩ đến chuyện lấy cho được vựa lúa miền Nam). Chính Yến Anh cũng đã tập nhiễm cái suy nghĩ rằng sự đau khổ thiếu thốn của quê hương cô là tất yếu, là không thể tránh được vì hiện thực khách quan là cả nước còn đang phải chiến đấu chống ngoại xâm. Cô không ở trong cái đau khổ đó nên cô tưởng nó có thể chịu đựng được và cô cho là những người lãnh đạo đất nước lúc đó đã làm đúng. Cô lại càng tin tưởng họ đã đúng vì họ đã chứng minh được cho cô một điều là “cả nước đã làm cách mạng đuổi Mỹ” thành công dưới sự lãnh đạo tài tình của họ. Ngày nay, sống trong đầy đủ tiện nghi, Yến Anh cứ ngỡ là những vật chất có được là kết quả của sự lãnh đạo của những người mà cô gọi là thế hệ đi trước cô, cô không tài nào hiểu được sự ổn định tương đối về vật chất một thời cho cả nước sau 30-4-75 là nhờ vào tài sản của cái vùng mà cha chú cô đã giải phóng và nhờ vào những đồng đô la viện trợ của những người bị buộc phải làm Việt kiều hải ngoại. Và trong những ngày tháng này, chắc là Yến Anh cũng hiểu được là sự phồn vinh của cái xã hội cô đang sống có được là do những đầu tư đầy thủ đoạn của các tập đoàn tư bản nước ngoài đang cố lợi dụng lao động rẻ mạt của người Việt. Giá mà cô biết được cảnh thật người dân quê miền Nam sống an bình hạnh phúc thế nào trước năm 1963. Và giá mà cô biết rõ người dân quê cả nước sau 1975 đã và đang sống thế nào để mà nói được là những người đi trước có thể giúp cô điều hành đất nước. (Với tình yêu văn học, chỉ cần Yến Anh chịu tìm đọc Cái Đêm Hôm Ấy Đêm Gì của Phùng Gia Lộc thì có thể sẽ vỡ ra được nhiều điều. Và tôi đoán rằng Yến Anh chưa đọc Ba Người Khác của Tô Hoài để biết rõ cái quyết định “sáng suốt” của cha ông cô khi đem thi hành chính sách “Cải Cách Ruộng Đất”.)

Thế hệ đi trước Yến Anh nếu có ai giúp được cô thì chỉ có thể là những người đã từng lao động để tạo dựng được một Miền Nam trù phú, thủ phủ của nó được thế giới gọi là “hòn ngọc Viễn Đông” vào những năm trước 1963, mà tuyệt đại đa số những người này nay đã không còn lao động và nói năng gì được nữa nếu chưa thành người thiên cổ. Còn những cái đầu đã giúp nước ta thoát được một vài cơn nguy biến về kinh tế trong gang tấc gần đây thì cũng chỉ đến mức đó, tức là thoát tròng này lại mắc vào tròng khác, thì có gì gọi là tài đức để mà học hỏi.

Nhưng hãy đi tìm và học hỏi từ những người đã từng mang đầy nhiệt huyết, vững vàng một lập trường chính trị nhưng không tham gia chính trường của cái thể chế dân chủ đã từng hiện hữu ở cái Miền Nam bị gọi là phồn vinh giả tạo. Họ đã tạo nên sự phồn vinh đó (nó không giả tạo như đã bị chụp mũ). Cả những người cùng khổ ở miền Bắc hồi nào, luôn vâng lời chịu lụy, nhận phần thiệt vào mình, hy sinh cả những đứa con trai con gái duy nhất, cho đi chết vì một lý tưởng nào đó. Họ đã sống và hướng dẫn con cháu họ sống thế nào, cái cách của họ nếu Yến Anh có học hỏi được thì cũng chẳng ai cho áp dụng đâu. Họ đã sống với niềm Tin và Tình Yêu: họ tin vào Lẽ Phải chứ họ không phải băn khoăn đi tìm Lẽ Phải vì họ đã biết Lẽ Phải là gì ngay từ khi bắt đầu có trí khôn, thậm chí ngay khi họ chào đời; và họ Yêu Con Người. Có thể Yêu là nhược điểm của họ, nếu họ yêu ít đi một tí thì có lẽ các “sinh viên đấu tranh” sẽ không bao giờ có điều kiện để mà đấu tranh vào những ngày tháng đó, yêu ít đi một tí thì không ai lợi dụng được xương máu của con cái họ. Nhưng chính cái nhược điểm mang tên Tình Yêu đó đã tạo nên chính họ. Sửa nó lại thì họ sẽ trở thành những người mà họ và chính chúng ta bây giờ đều khinh thường. Họ sống chân tình và trở nên dễ bị lợi dụng. Họ, thời buổi nào cũng hiện hữu, họ ở ngay bên cạnh Yến Anh hàng ngày, hàng giờ.

Những người thuộc thế hệ cha ông của Yến Anh đã thành công trong công cuộc giành độc lập cho đất nước (thực ra đất nước có bị mất độc lập không mà phải giành) thực tế đã làm gì, bản chất cái công cuộc này là gì. Nếu Yến Anh còn chưa thấy được thì vẫn cứ vướng vào cái vòng lạc hướng như những cha anh của cô giờ đang “lost their dreams, their desire to build a stronger Vietnam”. Họ đã đánh mất ước mơ, mất hoài bão xây dựng một Việt Nam giàu mạnh vì họ đã biết rõ một điều: họ bị lừa. Còn những kẻ lừa họ thì từ xưa đến giờ vẫn cứ tại vị để lừa tiếp thế hệ con cháu họ là những Yến Anh bây giờ. Điều này sẽ trường tồn vì khi Yến Anh vỡ lẽ ra là đã bị lừa thì cô ta cũng đã chẳng còn làm gì được để mà phản đối, để mà cảnh báo thế hệ kế tiếp (chúng không tin đâu) và Yến Anh cũng sẽ lại bắt đầu ngồi biện bạch bằng những dòng chữ na ná như những dòng cô trích trong thư mình. Sẽ lại đổ thừa thôi.

Sẽ biện bạch đổ thừa như tác giả của đoạn Yến Anh đã trích.

Những ngôn từ ẩn sau những hàng chữ cho biết tác giả của tác phẩm văn học này đã không thấy được lý do của những đau khổ bản thân và dân tộc. Tác giả cố biện giải cho những thất bại của chính mình và đổ thừa cho những thứ mà tác giả cho là điển hình của tuổi trẻ.

"Là Công dân, phải có trách nhiệm trước cảnh nước nhà bị xâm lăng (...)

Thế hệ chúng tôi ngày ấy đã tự nhận mình thuộc tầng lớp trí thức, những trí thức trẻ. Chúng tôi đã "làm chính trị" với thái độ của những người trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường chịu sự tác động của nhiều luồng tư tưởng-triết học khác nhau.”



“... một lý tưởng: đất nước độc lập, xã hội bình đẳng, ấm no. Chúng tôi có chung một giấc mơ đổi đời.”

Thanh niên chúng ta không chấp nhận “đổ thừa”. Đổ thừa là biểu hiện của tinh thần vô trách nhiệm.

Những thanh niên khác cùng thời với tác giả đâu có “làm chính trị” kiểu đó, đâu có cái “giấc mơ đổi đời” của tác giả. Họ chỉ có một ước mơ “làm đẹp đời và giữ gìn cuộc đời tươi đẹp đó” cho đồng bào trước những mưu toan cưỡng bức nó. Trước chính tình đất nước lúc đó, mặc dù người nước ngoài đang hiện diện, những thanh niên thực sự hiểu biết đã thấy rằng sự hiện diện của những người nước ngoài đó, mặc dù có những hệ lụy tất yếu rất đau lòng, không hề là sự xâm lăng mà sự hiện diện này có mục đích chính là giúp họ, giúp quê hương đồng bào họ tránh một cuộc tang thương đổ nát đang gần kề. Họ cũng yêu nước yêu dân, cũng tràn trề nhiệt huyết. Họ chiến đấu (dù có vũ khí hay không có vũ khí) chống lại “một cuộc xâm lăng” chứ không phải “chiến đấu cho ngoại bang” và họ Tin vào điều họ làm. Cái khốn nạn che mắt dân tộc ta là cuộc xâm lăng vào mảnh đất họ đang sống lại khoác được cái chiêu bài giải phóng dân tộc, chiêu bài giành độc lập, nhưng thực tế chỉ là một công cuộc đi tìm quyền lực độc tôn của một nhóm người xảo trá mà hiện nay đã lộ nguyên hình.

Qua đây ta thấy được cái phiến diện của tác giả, đã cố đưa tất cả thế hệ của mình vào cùng một kiểu với mình. Và còn bịt mắt bưng tai tự đánh lừa mình và người đọc. Tác giả không dám minh thị xác nhận rằng mình đã lầm vì đã thiếu một Thiện Ý, thiếu một Đức Tin hồi còn trai trẻ. (Không muốn hy sinh một chút để xã hội ổn định thì tôi gọi là thiếu Thiện Ý, tin bừa bãi vào những lời dụ dỗ thì tôi gọi là thiếu Đức Tin.).

Tác giả viết “Thế hệ chúng tôi ngày ấy đã tự nhận mình thuộc tầng lớp trí thức, những trí thức trẻ.”

Tôi không đồng tình với câu trên theo định nghĩa “trí thức” của tôi. Người trí thức là người “biết” trăn trở trước an nguy của đồng bào mình. Với bao nhiêu tài liệu sách vở thông tin thời đó mà tác giả chỉ biết có một con đường “đấu tranh bằng bạo lực” để thỏa hoài bão “yêu thương” qua “bắn giết” thì tôi không gọi là trí thức. Lại nữa sau khi thấy mình đã bị lừa mà tác giả không dám trung thực nói ra thì tác giả chỉ là một kiểu “ngụy trí thức” mà thôi.

Trở lại với câu hỏi người lớn có hiểu được nhiệt tình và hành động của tuổi trẻ: Vì đã trải qua thời tuổi trẻ, chỉ cần hồi tưởng và liên tưởng, bất kỳ ai cũng có thể hiểu được những người thuộc thế hệ sau mình đang làm gì và vì điều gì. Tuy nhiên, một số hiểu để thông cảm, một số ít hiểu để giúp đỡ và nhiều người hiểu để lợi dụng. Thời nào cũng vậy. Điều quan trọng đối với thanh niên là phải biết tìm nguồn giúp đỡ từ đâu chứ không phải đặt câu hỏi có ai đó hiểu mình không. Thanh niên nên rút kinh nghiệm tác giả bài viết này để sau này khỏi phải viết những câu biện bạch tương tự.

2. Now, I think the older generation also fought (có lẽ Yến Anh muốn viết "found") out that they have not achieved as they once thought to follow the Communism theory. Do you think that it's time for the both 2 sides sitting together to listen and to find one best way to build the country?

-- Thế hệ đi trước đã thấy mình lầm khi đi theo chủ thuyết cộng sản. Vâng, nhưng vấn đề là họ không dám thú nhận điều đó. (Có thú nhận đấy, mà rất hiếm.) Nhưng có lẽ trọng tâm của câu hỏi ở vào vế sau. Trước vấn đề xây dựng đất nước thì thực ra không có 2 phe nào cả, chỉ một phe thôi: phe người Việt Nam. Vấn đề là phải định nghĩa lại chữ “country” này: đất nước của ai, của người nghèo hay người giàu, của người ngoài Đảng hay của đảng viên, của chính quyền hay của nhân dân, của tôi hay của anh, và xây dựng nó cho ai? Còn việc ngồi lại thì ai cũng biết trong lịch sử loài người chưa hề có một cuộc ngồi lại đúng nghĩa giữa những người CS và những người không CS. Có chăng là những cuộc ngồi lại để mặc cả mua bán đổi chác để rồi sau đó là tráo trở lật lọng của những người CS. (Huế Mậu Thân, Paris 1973 và nhiều nữa trước đó).

Đất nước là của tuổi trẻ, tuổi trẻ phải tự mình suy nghĩ và hành động. Nếu thấy được sức mạnh của người Việt yêu nước hải ngoại thì phải làm sao xứng đáng với sự giúp đỡ của họ để đạt được khát vọng của mình. Trong tương lai gần, sẽ không có những người Việt hải ngoại yêu nước VN thực sự nữa vì nước của họ sẽ là cái tên quốc gia ghi trong căn cước của họ. Nếu ai đó trong số họ có bày tỏ ý muốn giúp xây dựng quê hương thì những người chủ thực sự của quê hương phải biết suy xét cẩn thận trước khi chấp thuận.

Câu trên cũng là để trả lời cho câu hỏi thứ ba của Yến Anh. Vì, sẽ có ích lợi gì đâu, cái thế hệ mà cô đang cần đó đang lùi vào dĩ vãng mất rồi.

Hy vọng một chút tình tự trên đóng góp được một chút gì cho thanh niên Việt Nam yêu nước, những người còn biết băn khoăn như Yến Anh. Bài viết này, cũng như lá thư gửi người học trò cũ của tôi chỉ có mục đích gợi mở cho giới trẻ những suy tư cần có mỗi khi tình tự dân tộc của họ trỗi dậy.

HỒNG ĐỨC

Tái bút:

Đọc văn học là điều thiết yếu đối với mọi người, không riêng gì thanh niên mới phải đọc. Tuy nhiên, đọc tràn lan thì mất thì giờ vô ích. Như người bạn kia của Yến Anh khuyên, tác phẩm Dr. Zhivago của Boris Partenak cho ta cái cảm nhận về tình người cao thượng đối lập với thú tính lồng trong bối cảnh Cộng Sản thực thi chủ nghĩa của họ tại Nga. Nhưng Toltoi với Chiến Tranh Và Hòa Bình sẽ chỉ cho ta cách tiếp cận cuộc sống: as it is and with the true love, dù cuộc sống đó có bối cảnh lịch sử nào đi nữa.

Tôi yêu cuốn sau hơn và khi đọc ít phải khóc cho thân phận con người hơn. Muốn biết yêu thì nên đọc Tolstoi, còn muốn cảm thông với thân phận con người thì đọc Partenak

Thêm nữa, Yến Anh có thể đọc thêm về tâm tình “yêu nước” ở đây:

http://weblog.xanga.com/Hoang_Thanh/637588897/th7871-no-l-yu-n4327899c-th432-g7917i-h7885c-tr-c361.html

26/01/2008

-----------------------------------------------------

Comments:

williamchan - tháng Giêng 29, 2008

Giáo dục, Giáo dục và Giáo dục.

Chấp nhận mình đã sai lầm , " I was wrong, You shouldn't do the same way "

Đó là cách tốt nhất cho Tổ Quốc Việt Nam.

VN e rằng sẽ như Mexico với Mỹ ( so sánh một cách ước lệ thôi ) Mỹ ví như Trung Cộng.

Nhưng: Lại chữ nhưng, Mỹ là nền văn hóa châu Âu ,Còn Trung cộng thì....Cứ xem những thủ đoạn , xảo trá Đông chu Liệt Quốc, Tam quốc Chí...Thủy hử. Sự tàn ác và hung bạo như thế nào. Thật vô phúc cho hậu duệ của Con Rồng Cháu Tiên với hơn 4000 năm văn hiến.
-----------------------
lbp - tháng Giêng 29, 2008

(Trích dẫn)

Còn việc ngồi lại thì ai cũng biết trong lịch sử loài người chưa hề có một cuộc ngồi lại đúng nghĩa giữa những người CS và những người không CS. Có chăng là những cuộc ngồi lại để mặc cả mua bán đổi chác để rồi sau đó là tráo trở lật lọng của những người CS. (Huế Mậu Thân, Paris 1973 và nhiều nữa trước đó).

(Hết trích)

Đây là KINH NGHIỆM ĐÁNG GIÁ mà nhiều thế hệ cha anh đã trải qua, đã bị thất bại, đã bị Bịp, đã bị lường gạt; truyền lại cho đàn em, đàn thanh niên.

Nhiều người, cả Triệu chớ không phải ít, đã bị cộng sản Gạt, Lừa, Bịp, Hại nhưng vẫn không có can đảm nói câu này. Và vẫn không có can đảm nói rằng mình đã bị lừa, bị bịt mắt, bịt tai, bịt miệng, bịt bao tử, bịt óc.

Có hai người nói đúng về bản chất của người cộng sản:

Người Thứ Nhứt Thua Công Sản :

" ĐỪNG NGHE NHỮNG GÌ CỘNG SẢN NÓI, MÀ HÃY NHÌN KỸ NHỮNG GÌ CỘNG SẢN LÀM"(Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà Nguyễn Văn Thiệu)

Người Thứ Nhì Thắng Cộng Sản:

"CÔNG SẢN KHÔNG THỂ THAY ĐỔI MÀ PHẢI DẸP BỎ” (Tổng Thống Cộng Hoà Nga Boris Yeltsin)

Bây giờ là người thứ ba (có lẽ đã bị cộng sản bịp và hành hạ):

“Còn việc ngồi lại thì ai cũng biết trong lịch sử loài người chưa hề có một cuộc ngồi lại đúng nghĩa giữa những người CS và những người không CS. Có chăng là những cuộc ngồi lại để mặc cả mua bán đổi chác để rồi sau đó là tráo trở lật lọng của những người CS. (Huế Mậu Thân, Paris 1973 và nhiều nữa trước đó).” (Tác giả bài trên)

Nói chung, khi cộng sản kêu gọi "ngồi lại" "đoàn kết" "về nguồn" nghĩa là chúng đang THUA, đang THẤT THẾ. Nếu ta ngồi với chúng, kết với chúng hay về nguồn của chúng thì chúng sẽ chuyển Bại Thành Thắng, Có Thế để giết hại hay hạ nhục ta.

Chỉ khi nào người cộng sản Mất Quyền Lực thì họ mới biết thế nào là Nhân Đạo, Nhân Quyền, Lương Tâm. Những người cựu cộng sản tại Đông Âu đã thấy rồi đó.

Còn quyền lực thì người cộng sản còn tàn ác, còn ti tiện, còn lưu manh nhưng luôn luôn Núp dưới danh nghĩa "nhân dân", "xã hội".

Hết quyền lực thì họ là người dân bình thường.
-------------------------
ttngbt - tháng Giêng 28, 2008

Thật khó cho những người cả đời đi theo một cái gì đó và khi sức tàn lực kiệt , phải thốt lên là mình bị lừa....ttngbt cũng đã nghe nhiều....từ chính những người như vậy...không phải là họ không biết , không nhận ra...nhưng cay đắng quá....

10 comments:

THUAN ANH said...

(Với tình yêu văn học, chỉ cần Yến Anh chịu tìm đọc Cái Đêm Hôm Ấy Đêm Gì của Phùng Gia Lộc thì có thể sẽ vỡ ra được nhiều điều. Và tôi đoán rằng Yến Anh chưa đọc Ba Người Khác của Tô Hoài để biết rõ cái quyết định “sáng suốt” của cha ông cô khi đem thi hành chính sách “Cải Cách Ruộng Đất”.)

tren youtube co rat nhieu video clip noi ve cai cach ruong dat, noi ve tảm sat nguoi dan Hue cua cs 1968, noi ve cuoc noi chien giua 1 phe tu do va doc tai....tai cac ban tre ay ko chap nhan dc su that.

con 2 tac pham tren con chua dc doc,vay bac gioi thieu cho con di.hwa toi gio multi bi chan nen ko sang tham bac.

Hồng Đức said...

Vào những năm 80, thôn quê miền Bắc đói nghèo đến khủng khiếp. Của cải vơ vét được từ miền Nam dù nhiều nhưng chỉ tập trung về Hà Nội. Dân quê đói nhưng chính quyền vẫn bắt nộp thuế đầy đủ, kinh khủng hơn thuế và sưu thời Pháp thuộc.
Nhà văn Phùng Gia Lộc đã kể chuyện ông thấy bằng truyện ngắn "Cái đêm hôm ấy đêm gì". Truyện kể cái khổ của dân nhưng người đọc lại thấy cái ác của đảng và cái mạt của đất nước VN thống nhất. Truyện đăng báo, báo bị tịch thu, truyện trở nên nổi tiếng. Vì Phùng Gia Lộc là nhà văn trong nước, lúc bấy giờ người ta coi ông là nhân vật phản tỉnh đầu tiên. Nhưng theo tôi, ông chỉ là một người bình thường, tin ở chế độ, thấy gì viết nấy để kêu gọi trung ương, kêu gọi đảng hãy ghé mắt xuống mà nhìn cảnh nghèo của dân.

Tô Hoài viết "ba người khác" như thể để biện minh cho những gì mình và đồng bạn đã làm hồi cải cách ruộng đất. Tại thế này, tại thế kia, rồi thằng này thế này thằng kia thế nọ, cuối cùng chẳng nói lên được cái gì ngoài chuyện mô tả một số cảnh thực đầy bẩn thỉu của cuộc cải cách đó. Uy tín của Tô Hoài làm người đọc tin rằng đã có một cuộc dân giết dân theo lệnh đảng vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Việt Nam.

Huế không cần đọc mấy truyện đó làm gì, một cuốn chỉ làm rơi thêm nước mắt, một cuốn chỉ làm mình buồn nôn và mất thì giờ. Tuy nhiên sẽ có link.

Hồng Đức said...

Cái đêm hôm ấy đêm gì? http://www.fileden.com/files/2007/12/16/1647029/ShortStories/PhungGiaLoc_CaiDemHomAy.doc

Ba người khác: http://www.fileden.com/files/2007/12/16/1647029/ShortStories/ToHoai_BaNguoiKhac.doc

THUAN ANH said...

da,thoi con xin doc 1 bai tren thoi,con nhung bai de bien minh cho cs,ko ton trong su that thi do la "thuoc doc",nen loai bo.ma chua nghien cuu xong "loi khen tieng che" nua,moi dc 7 phan thoi.
cai mang mac dich no cu chap chon hoai,kho wa bac oi.

Hồng Đức said...

Sao không Ctrl A, Ctrl C rồi past vào Word, save lại để đó. đọc dần.

THUAN ANH said...

uh ha,con ngu thiet.hihi.

Mẹ Nấm 's said...

Con đọc 3 người khác in thành sách tới vài lần rồi bác HĐ. Thú thật là chỉ rút ra một điều : "làm cách mạng chỉ vì đói khổ thì không bao giờ có chính nghĩa"

Xxuka Thumbalina said...

Bác HĐ ới ời ơi, bài này bác viết quá xuất sắc...Sao mà bà con ở đây gọi bác xưng con ghê thế, Xxuka thấy mình thật là hậu sinh khả ố khi mà lỡ xưng bạn với bác rồi :D.

Hồng Đức said...

@Xxuka: Ừ thì bạn... vong niên càng tốt.
Chung qui chỉ tại cái cô Huesaigonhanoi. Làm mình già trước tuổi. Cảm ơn lời khen tặng của bạn.

Xxuka Thumbalina said...

Không đến nỗi bạn vong niên đâu vì xxuka thấy HĐ vẫn có 1 tâm hồn tươi trẻ lắm ;) vì còn biết/rành chuyện đôrêmon mà :D