Sunday, January 15, 2012

Đang ăn bánh tét hình vuông (có lẽ phải viết là "bánh téc" mới đúng -- cái gì người Bắc cũng thích sửa người Nam). He he.

30 comments:

Hồng Đức said...

cũng giống như "xào lăng" bị người Bắc sửa thành "xào lăn". Hành động lăng (quăng đồ xào lên không) bị hiểu thành lăn qua lăn lại. Chả biết cái gì lăn. Hay là khi ăn thì mình lăn.

song thu said...

bác đã ăn bánh tét nhưn mây bao giờ chưa ? ngon lắm ...

* Liberty * said...

téc hay tét vậy anh? mà đọc giống nhau phải không?
lâu lắm ko có ăn bánh này.. chỉ nhìn thôi bánh tét và bánh chưng, bánh ú...tất cả mấy cái bánh gói bằng lá chuối ở VN , sao mình ko thèm nửa...

* Liberty * said...

bánh tét hình vuông là bánh chưng của người Bắc đó anh. kêu bánh tét hình vuông nghe kì quá...hahaha

Hồng Đức said...

cách nói đó hình thành từ cụm từ "ăn đòn tét đít". (tét là nát). Mà ăn đòn bằng roi mây nên gọi là bánh tét nhưn mây.

"Téc" theo tiếng Nam có nghĩa là "tách" ra, tẽ ra. Bánh téc là vì khi ăn phải tách bánh bằng sợi lạt chuối buộc bánh.

Hồng Đức said...

Bánh chưng hình vuông, nguyên thủy là gói bằng lá dong (một loại cây khoai mì tinh nhưng không có củ). Chỉ khác bánh téc ở hình dáng và lá gói bên ngoài.

Khi truyền vào đến miền Nam, vì có nhiều chuối, bánh chưng bị gói bằng lá chuối, và vì gói hình vuông thì hơi khó nên bị đổi thành hình trụ tròn. Nhưng gói bánh téc cũng có cái khó của nó là làm sao cho nhưn bánh (gồm đậu xanh và thịt mỡ heo) nằm gọn ở giữa trụ tròn đó.

Mùi bánh chưng khác mùi bánh téc vì mùi lá dong.

Hồng Đức said...

Mình vừa ăn xong miếng bánh "chưng" làm ở Mỹ. Vì gói bằng lá chuối nên chỉ có mùi bánh téc, bèn gọi nó là bánh téc hình vuông. He he.

* Liberty * said...

ở đây $15 đồng 1 cái bánh tét to. hôm qua mới mua 5 cái tặng mấy ông thầy. Tội mấy ông thầy mùa này ăn bánh tét té xỉu.

Hồng Đức said...

những thứ bánh lá của VN là quà con nhà nghèo. Chỉ thấy ngon khi trong lòng đói ngấu hoặc ăn uống thiếu thốn. Người Việt ăn quen nên thèm, nhớ nó. Cũng như gỏi bồn bồn. Bồn bồn là một thứ cỏ hoang, mấy ông Việt Cộng bị dân miền Nam bỏ đói, đói quá bèn lấy cỏ này làm gỏi rau ăn riết. Về sau, khi chiếm được của cải của nhân dân rồi, giàu có no béo rồi nhưng vẫn cứ thèm ăn món này. Mắc cười là dân xè goòng zăng miêng, thấy cán bộ cao cấp ăn gỏi bồn bồn khen ngon bèn theo đuôi thành phong trào ăn gỏi bồn bồn một thời. Gỏi cỏ dại đó thôi, ăn như ăn giấy.

Hồng Đức said...

Ở đây cũng 15 đồng 1 cái, không to nhưng dầy. Vợ mới mua một cái ăn cũng mệt xỉu. Chắc phải một tuần mới hết.

Anna Nguyen said...

:)))

Anna Nguyen said...

Miền Trung gọi là bánh tét, tét tức là dùng lạt để tách từng khoanh bánh ra thành lát mà không dùng dao để cắt. Lạt làm bằng cây giang gọi là lạt giang.

Hồng Đức said...

Ở miền Nam, người ta dùng lạt chuối. Người ta téc vỏ thân cây chuối hay cuống lá chuối thành sợi và phơi cho khô mềm. Dai và chắc không chịu nổi. Tui nói là téc mà sao cứ tét hoài. Mặc dù trong từ điển chính thống của nhà nước VN CS thì không có chữ "téc" này. Cũng như không bao giờ tra thấy chữ "xào lăng" mà chỉ thấy chữ "xào lăn". Cây "sả" thì có từ điển ghi đúng, có từ điển ghi thành "xả" là xả rác.

Mà, người miền Trung phát âm 2 chữ "tét" và "téc" có khác nhau không vậy, hay là y chang như nhau?

Bánh chưng thì dùng lạt làm từ ống giang. Lạt này chắc hơn lạt chuối nhưng bén ngót, dễ đứt tay vô cùng. Với lại, lạt giang ngắn, vì độ dài của một lóng giang không bao giờ quá 1 mét, trong khi có thể làm lạt chuối dài tới gần 2 mét. (Giang là một loại tre, tương tự tre lồ ô, nhưng có lóng rất dài. Lạt là một sợi dây dùng để buộc.)

* Liberty * said...

Anh qua day binh luan chuong trinh em hoc tieng Viet cua 2 chu nay xem
http://12345678as.multiply.com/notes/item/27

Anna Nguyen said...

Ở Huế phát âm "tét: với "téc" giống nhau. Nhưng chữ viết thì chỉ thấy chữ "bánh tét". Bánh tét, bánh chưng gì cũng cột bằng lạt giang, vì độ ngắn vừa phù hợp, màu lại trắng đẹp. Lạt chuối chỉ dùng để cột, bó hàng khô, ví dụ: lá thuốc, miến dong...

Hồng Đức said...

he. Tui o Saigon,chua bao gio thay banh tec cot lat giang.

* Liberty * said...

người miền trung đọc tét hay téc thành " tẹt " cả -:)

Anna Nguyen said...

Chắc bạn đọc vậy hả? Người Nam khi giả giọng miền Trung cứ phang dấu sắc thành dấu nặng. Đó là lỗi của mình đừng đổ cho người khác nghe.

* Liberty * said...

chắc mình phải thâu âm cô gái Huế nói chử bánh tét lại -;) đó là đặc trưng cùa tiếng Huệ, không có gì mà phải ầm ỉ. nếu không nói là bánh tẹt thì còn gì tiếng Huệ.

Anna Nguyen said...

Để xem lại cái nic ..He he..

Hồng Đức said...

"người miền trung đọc tét hay téc thành " tẹt " cả -:)"

Chọc quê hén..

* Liberty * said...

hỏng phải đâu mà sư thật là thế, muốn tét cũng hỏng dc -:) anh ra ngoài chợ sông Hương kêu mấy bà ấy cho tôi 1 cái bánh tét đi, bả sẽ hỏi lại cài gì?, banh tẹt hỉ? dạ dạ

Hồng Đức said...

Thiệt ra, dấu sắc đọc thành dấu nặng ở vần tắc (t, c, ch, p) là đặc trưng giọng Nghệ thôi. Còn ở các vần mở, dấu sắc đọc thành dấu hỏi. he he. "Tôi nỏi, đông bao nghe rọ không?" Dấu huyền thì đọc như không dấu. Dấu ngã cũng thành dấu nặng.
Có vẻ như ở vùng đó, tiếng Việt chỉ còn 4 thanh thay vì 6.

Mà ngày nay dân Hà Lội cũng đọc dấu sắc thành dấu hỏi: họ nói "bảnh chưng cỏ bổn góc". Nghe đã thì thôi. Nhớ ngày xưa, dân Thanh Hóa tràn vào Hà Thành làm loạn kiêu binh sau khi chúa Trịnh đắc thắng chúa Nguyễn. Và gần đây kiêu binh Nghệ An tràn vào Hà Nội, đuổi hết trí thức tư sản mại bản lên vùng núi thì giọng Hà Nội nó ra "như thể".

Anna Nguyen said...

Đủ hiểu tư cách người viết, khỏi bàn cho phí lời! Cứ bịt mặt mà nói nhé.

* Liberty * said...

-:)

* Liberty * said...

còn người Huệ nọi tiếng Mỹ nủa... có muốn nghe không?
không có gì mà sôi máu như thế..tất cả là chuyện..bình thường trong xả hội...chì sôi máu với tàu khựa thôi...

Hồng Đức said...

Ai bảo!!!

Người ta đang bàn chuyện chính tả, lại lôi thanh âm vào rồi hiểu nhầm. Lấy chữ Việt mà phiên âm giọng Huế thì đúng là "chửi cha không bằng pha tiếng."

Người Huế nói dấu sắc và dấu hỏi có đặc trưng của nó (nó tắc lại ở trong họng, khác với dấu nặng của họ), lấy tai người Nam hay người Bắc mà nghe thì thật là không chịu nổi. Tôi đã từng nghe một bà giả giọng Huế mà nói một số câu nghe tục không chịu nổi. Thôi đủ rồi nghe. (Đừng pha tiếng chữ "đủ" nhé.)

Một số nhà ngôn ngữ cho rằng giọng Huế là giọng Bắc nhưng pha lẫn với giọng của dân tộc thiểu số vùng này (người Chăm?) ngày trước. Nghe thử giọng dân Bana, Rađê, H'mong...

(Nhớ kỹ nhé: Linalol là người Huế đó.)

* Liberty * said...

hahaha. đó là những chuyện mà mình phải biết cười thôi, cười với ngôn ngữ giàu có của 3 miền. và biết để hiểu cả 3 miền trung nam bắc nói như thế nào, không lẽ giận nhau..và không bao giờ đem ra cười và dấu nhẹm sao...

nè người nam cũng có chuyện cười với cái R của họ vậy.

nghe người nam trả lời điện thoại ....gồi gồi gồi...
thằng em rể bắc kỳ hà nội cưới con em...nghe nó nói điện thoại cũng y chang con em của mình...gồi gồi gồi...thì chỉ ngồi cười thôi.

mà có muốn nghe chuyện trong tiệm hair có mấy cô nhân viên là người Huệ không vậy?
lở cười thì cười cho trọn???

Hồng Đức said...

Nói ngọng là đặc điểm nhận dạng của giới bình dân. Người trí thức không bao giờ nói ngọng. (r nói thành g là ngọng, l thành n là ngọng, vân vân).

Có một điều chắc chắn. Theo thống kê của TUI: giới bình dân ở Huế viết chữ Việt ít sai chính tả hơn giới bình dân Nam Bộ. Tại sao vậy? Tại vì tuy họ phát âm dấu giọng "không giống ai" nhưng rất phân biệt, thế nên con cái người Huế học chính tả không khó khăn như người miền Nam.

Xin mời đọc những bài phân tích về âm và chữ tiếng Việt tôi viết và để trong Links của blog này và chúng ta sẽ chỉ cười cợt châm biếm những cái thực sự sai lầm mà thôi.

Anna Nguyen said...

Năm mới cầu xin Ơn Trên đổ tràn Ân Phúc xuống trên mỗi chúng ta