Sunday, January 22, 2012

Sắp giao thừa ở Mỹ, đọc được mấy câu, tự dưng buồn nôn cực kỳ.

10 comments:

Hồng Đức said...

Một ông giáo sư dù tài giỏi đến mấy thì cũng phải sống cuộc đời thường như tất cả mọi người, không phải là thánh. Cho nên, cái ông giáo sư mà chị T.H nói đến, theo tôi, cũng chưa chắc (chưa chắc thôi) đã là người xấu. Bởi vì tuy việc đọc nhận xét luận văn của ông có chế độ của nhà nước nhưng cái giá này quá bèo. Nếu đọc cho kĩ thì rõ ràng nó chẳng tương xứng tí nào. Cho nên theo lệ thường đã từ rất lâu rồi, bất cứ ai đưa đọc luận văn, dù luận văn cao học (thạc sỹ) hay nghiên cứu sinh (tiến sỹ) đều có khoản thù lao thêm cho thầy. Và tôi nghĩ thế cũng là chính đáng. Vấn đề là nhận thế nào cho phải chăng. Theo tôi, ông thầy không đòi hỏi, mà nếu trò có đưa nhiều thì nên trả bớt lại, nhất là với trò nghèo, và nhất là với trò nghèo mà lại giỏi. Càng không nên vì tiền nhiều tiền ít mà nhận xét sai lạc luận văn. Lương tâm là ở chỗ ấy, chứ không phải cứ nhận tiền là mất lương tâm. Tôi có mấy giáo sư dạy mình hồi làm thạc sỹ, sau này luôn động viên tôi đi làm tiếp tiến sỹ, nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên tôi ngại đi. Có lần trong bàn tiệc có nhiều giáo sư bậc thầy, một giáo sư bảo tôi: “Nếu chú mày đi làm tiến sỹ, các thầy ở đây đều hết sức giúp đỡ, không ai lấy tiền của mày đâu”. Tôi nghĩ đó là một thái độ thành thực, sòng phẳng và tốt bụng. Tôi có một anh bạn là phó giáo sư ở một viện nghiên cứu nọ, một lần nhân đề cập chủ đề này, anh bảo: “Mình vẫn thường nhận tiền thù lao đọc phản biện. Nhận tiền thù lao này không những không xấu mà còn chính đáng. Còn ông nào không thích nhận thì tùy, thì cũng tốt thôi. Nhưng mình không chấp nhận có một ông nọ không nhận nhưng lại cầm phong bì đến cơ quan để bêu riếu người học trò đó trước mọi người”.

Hồng Đức said...

Không phải tôi buồn nôn vì tác giả đoạn trên, tôi cảm ơn ông ta.

Nhưng ông ta kể cho tôi nghe một câu chuyện tởm quá.

Hoá ra cái trò đưa tiền cho thầy chấm luận văn đã có từ trước 1975. Chả trách giáo dục nước nhà lụn bại.

Nhưng ông Đào tiến Thi cũng dầy mặt khi viết thẳng ra ý nghĩ thực của ông rằng "đưa thế cũng là chính đáng".

Cha ông ta (chắc không phải cha ông của bạn bè và thầy giáo của ông Diện) đã dạy rằng "đói cho sạch, rách cho thơm", và "giấy rách phải giữ lấy lề".

Giáo viên miền Nam sau khi "được giải phóng" dù đói nghèo hơn nhưng họ đi đạp xích lô, bán hàng chợ trời kiếm thêm chứ không bán liêm sỉ mình để kiếm thêm.

Anna Nguyen said...

Ở Nam hay Bắc? Thực tế cuộc sống buộc phải nhìn nhận như nhà thơ Nguyễn Duy.

Hồng Đức said...

Lại còn hỏi, cái cô này.

À hiểu rồi, vì mình viết "trước 75", thì ai cũng hiểu là Nam. Sorry.

Vì mình tưởng chỉ sau khi chiếm được miền Nam giàu có phồn vinh giả tạo rồi thì cán bộ CS mới bị tha hóa. Ai ngờ, bản chất tha hóa là bản chất của họ, chả cần phải thấy ai giàu hơn mới đổ đốn.

Hồng Đức said...

Nguyễn Duy cũng chỉ là một người chơi chữ mà thôi.

Nhưng bây giờ dân Việt ta không cần nhà thơ, dù có viết thơ bằng máu đi nữa. Đại thi hào như Xuân Diệu, Thế Lữ hay Tố Hữu còn bị biến thành bồi bút, thành giòi, nói chi ai khác.

Hanoi & said...

Năm mới chúc bác sức khỏe và vui vẻ nhé!

Thủ Đô Sài Gòn VN said...

Mượn chỗ này chúc tết Hồng Đức bằng một bài thơ dễ thương của thi sĩ Hồ Dzếnh.



Tôi thích chữ 'thi sĩ' hơn chữ 'nhà thơ' mà bây giờ trong nước thường dùng. Chữ 'nhà thơ ' nghe như một thợ làm thơ theo đơn đặt hàng.


 





























Rằm Tháng Giêng



Ngày xưa còn nhỏ… ngày xưa

Tôi đeo khánh bạc lên chùa dâng nhang,

Lòng vui quần áo xênh xang,

Tay cầm hương, nến, đinh vàng mới mua.


Chị tôi vào lễ trong chùa,

Hai chàng trai trẻ khấn đùa hai bên:

- “Lòng thành lễ vật đầu niên,

Cầu cho tiểu được ngoài giêng đắt chồng!”



Chị tôi phụng phịu má hồng,

Vùng vằng suýt nữa quên bồng cả tôi.

Tam quan, ngoài mái chị ngồi,

Chị nghe đoán thẻ, chị cười luôn luôn.


Quẻ thần, thánh mách mà khôn:

- Số nàng chồng đắt, mà con cũng nhiều!

Chị tôi nay đã xế chiều,

Chắc còn nhớ mãi những điều chị mơ.


Hằng năm, tôi đi lễ chùa,


Chuông vàng, khánh bạc ngày xưa vẫn còn.

Chỉ hơi thấy vắng trong hồn,

Ít nhiều hương phấn khi còn ngây thơ.


Chân đi, đếm tiếng chuông chùa,

Tôi ngờ năm, tháng thời xưa trở về.


Hồ Dzếnh





 

song thu said...

Ơ hơ, bởi mới nói, đời giờ sao thấy buồn quá ... Con người với con người ... Ôi bao giờ cho đến ... ngày xưa (?) Hic!

Anna Nguyen said...

Hi hi...nhà thơ thì là...thi gia :)).

Hồng Đức said...

"Chân đi, đếm tiếng chuông chùa,
Tôi ngờ năm, tháng thời xưa trở về. "

Thật tuyệt phải không!!

Ừ nhỉ, bao giờ cho đến ngày xưa.

Cảm ơn Hanoi, và Flam12

Chữ Việt thoái hóa đấy mà, vì bài ngoại, không thích chữ Hán, phải Việt hóa tất cả. Chính cái máu bài ngoại cuồng tín đó của dân Việt mà tất cả những tính toán khôn ngoan hòa hõan với ngoại bang để tránh đổ máu cho dân đã sụp đổ tan tành những năm 1963 ở miền Nam hoặc biến thành ảo vọng hồi 1945 ở miền Bắc.

(Đầu xuân tự dưng nhớ những con người đã bị thảm sát vì muốn tránh cho dân đổ máu.)