Friday, December 27, 2024

Sách mới của Thụy Khuê (2012)

Nhân Văn Giai Phẩm & Vấn Đề Nguyễn Ái Quốc, biên khảo của Thụy Khuê, sách dầy 976 trang, bìa cứng, tủ sách Tiếng Quê Hương xuất bản năm 2012, giá bán 40 M.K, có thể đặt mua theo địa chỉ sau:

-Tủ Sách Tiếng Quê Hương

P.O.Box 4653

Fall Church, VA 22044

- Email: info@tiengquehuong.com

==================

Album này gồm mục lục và chương 7: Thuy An. (một phụ nữ trí thức bị CS ham hai thời kỳ 1954)

Tập đoàn cai trị VN tiếp tục đàn áp, khủng bố dân.

Tin khẩn cập nhật: CA Hà Nội đàn áp biểu tình - Linh mục, giáo dân bị đánh trọng thương - Giáo dân đang chờ thông tin để hành động.




Posted on 03/12/2011









Cập nhật: Lúc 17 giờ chiều nay, trước áp lực của khối giáo dân đoàn kết, cơ quan CA buộc phải trả tự do cho tất cả mọi người. Hiện tại, rất đông giáo dân đang tập trung tại nhà thờ Thái Hà.



*



Phóng viên Hoài Trang và các CTV của Truyền Thông Chúa Cứu Thế (VRNs) cho biết : Hiện nay một số người đang quy tụ đến nhà thờ Thái Hà, một số khác đang tuần tự lên đường đến "Trung tâm phục hồi nhân phẩm Lộc Hà".




- Bản tin của VRNs cũng nhận định : Với sự kiện bắt các linh mục, tu sĩ và giáp dân Thái Hà sáng nay, một lần nữa, các cơ quan công quyền bộc lộ thái độ không muốn đối thoại, không muốn tiếp nhận ý kiến của dân và sẳn sàng dùng bạo lực với dân bất cứ lúc nào và với bất cứ lý do gì.




Bên cạnh đó, Nữ Vương Công Lý cho biết : Hiện nay, giáo dân đang đổ về Thái Hà mỗi lúc một đông. Mọi người đang rất phẫn nộ trước hành động phi pháp, trái đạo đức của nhà cầm quyền Hà Nội.




- Lúc 14h45:  Ba linh mục gồm linh mục Giuse Nguyễn Thể Hiện, linh mục Giuse Đinh Tiến Đức, linh mục Phạm Xuân Lộc và ba giáo dân lên đường sang Trại Lộc Hà – Đông Anh thăm các giáo dân, linh mục và tu sĩ bị bắt.  





- Giáo dân đang chờ đợi thông tin để hành động.







Ảnh : Truyền Thông Chúa Cứu Thế (VRNs)






Bản tin mới nhất từ Truyền Thông Chúa Cứu Thế cho biết:



Tình trạng sức khoẻ của cha Nguyễn Văn Phượng nguy kịch



- Hiện nay tình trạng sức khoẻ của cha Phượng do những người theo dõi trực tiếp gọi điện thoại cho chúng tôi biết là rất nguy kịch. Hiện chưa rõ nguyên nhân. Chúng tôi không ngoại trừ nguyên nhân, có thể cha Phượng và những người bị bắt đã bị tấn công bằng vũ lực.




- Bản tin này còn cho biết : hiện nay, nhiều giáo dân và các anh chị em lương dân yêu chuộng công lý -sự thật đã lên đường đến Lộc Hà, Đông Anh đòi chính quyền thả người.




Cập nhật: Tiếp tục có thêm nhiều trường hợp bị CA bắt bớ và bị đánh đập một cách hết sức côn đồ. Nữ Vương Công Lý cho biết: Một đệ tử Dòng Chúa Cứu Thế bị đánh đập tàn nhẫn, sau đó bị áp giải lên xe taxi đưa đi đâu không rõ.








* Linh mục Nguyễn Văn Phương cùng các giáo dân bị bắt đưa lên xe bus (Ảnh: Nữ Vương Công Lý)





Lúc 11:10', tại "Trại phục hồi nhân phẩm Lộc Hà", nhiều người đã bị ngất, trong đó có: Cha Jos. Nguyễn Văn Phượng, chú Thanh đệ tử DCCTHN, một giáo dân Từ Châu.



- Nhiều giáo dân yêu cầu được ra ngoài mua thức ăn chăm sóc những người bị ốm & bị đánh, nhưng phía CA không cho ra.



Những giáo dân, linh mục, tu sĩ còn lại đang đọc kinh, cầu nguyện ngay trong trại “Phục hồi nhân phẩm” Lộc Hà.




Theo tin cấp báo từ Nữ Vương Công Lý:




10h11 - Cấp báo : Linh mục chánh xứ Thái Hà Jos. Nguyễn Văn Phượng đã bị ngất tại trại Lộc Hà.  Một số người khác cũng bị đánh đập và bị chuyển đi nơi nào đó chưa rõ.



Một vài người đã bị bắt vào Sở Công an Hà Nội số 6 – Quang Trung – Hà Đông.


9h40 -  Một số giáo dân bị chặn đánh trên đường về. Một giáo dân bị đánh gây thương tích, phải đưa đi cấp cứu, đó là chị Anna Hoàng Thị Sinh -  thuộc giáo xứ Từ Châu, HN.













* Chị Hoàng Thị Sinh bị đánh trọng thương. Ảnh: Nữ Vương Công Lý





Danlambao - Vào lúc 08h30' sáng nay, 02/11, hàng trăm giáo dân, tu sĩ và linh mục giáo xứ Thái Hà tiếp tục xuống đường phản đối chính quyền vì hành vi cướp đất của nhà thờ. Buổi tuần hành ôn hòa ngay sau đó đã bị CA trấn áp & bắt đi nhiều người.




Theo tin mới nhất, vào lúc 09h10', lực lượng CA ập đến bắt hàng chục người. Trong số những người bị bắt có cả linh mục và giáo dân, tất cả đều bị lôi lên một chiếc xe bus của CA.




Cuộc trấn áp diễn ra ngay trước trụ sở CA Quận Hoàn Kiếm. Ước tính khoảng 30 người đã bị lôi lên xe bus áp giải về Đông Anh, theo suy đoán có lẽ CA sẽ tiếp tục giam giữ mọi người tại Trung tâm Lưu trú Lộc Hà (Hay còn gọi là "Trại phục hồi nhân phẩm Lộc Hà"). Trong số những người bị bắt có cả linh mục Nguyễn Văn Phượng - chánh xứ Thái Hà.







Ảnh : Blog AnhBaSam








Ảnh : Nữ Vương Công Lý

Linh Mục Chân Tín giải đáp thắc mắc về Lời chủ chăn của Đức TGM Phạm Minh Mẫn

Giải đáp thắc mắc về Lời chủ chăn của LM Chân Tín.
29/09/11 5:17 AM

Lời chủ chăn là lá thư mục vụ đề cập đến cuộc đấu tranh hôm nay trong chế độ CS, đa số đấu tranh cho chính nghĩa, cho tôn giáo, cho người khác. Do đó bảo những người đấu tranh hiện giờ đang bị giam cầm là đấu tranh cho quyền lợi của họ, đó là một nhận định sai lầm, vừa bất công vừa thiếu bác ái. Ta chỉ nhìn vào những nhân vật kể cả các thanh niên thiếu nữ vừa bị bắt, bị giam cầm, vì họ đấu tranh cho đất nước, cho tự do, cho tôn giáo. Chỉ những người có quyền có chức, có tiền mà im lặng trước bất công, chính những người ấy im lặng để hưởng thụ, để bảo vệ quyền lợi của mình.

Các bạn trẻ thân mến,

Có một số bạn trẻ, sau khi đọc Lời chủ chăn “vượt khó trên con đường đổi mới” của Hồng Y Phạm Minh Mẫn và GM Nguyễn Văn Khảm, đã nêu lên một ít thắc mắc. Tôi xin giải đáp:

Thắc mắc thứ nhất liên quan đến đối thoại và hợp tác.

Sau đây là lời chủ chăn: “Những hướng sống khác nhau, những quan điểm khác nhau, nói chung là những dị biệt trong đời sống cộng đồng giáo hội hay cộng đồng dân tộc, vừa có thể là một mối lợi khi được sử dụng để bổ túc và phong phú hoá cho nhau qua đối thoại trong chân lý và hợp tác phục vụ cho công ích…”

Các bạn trẻ nói rằng: Đây là bài học về đối thoại và cộng tác chung chung hay là những chỉ thị cụ thể?

Về vấn đề này tôi đã đề cập nhiều lần rồi. Dù vậy, để chiều lòng các bạn trẻ tôi xin nói lại một lần nữa. Lời chủ chăn là lá thư mục vụ của các lãnh đạo giáo phận, gửi cho giáo dân giáo phận Sài Gòn, đang sống trong chế độ cộng sản vô thần duy vật, không chấp nhận quyền con người, đàn áp bóc lột nhân dân, phá hoại các tôn giáo. Thế nhưng các ngài chỉ đưa ra một bài học đối thoại và cộng tác chung chung cho mọi thời đại, chứ không phải thư mục vụ dẫn dắt giáo dân trên con đường “vượt khó” hiện tại với đảng cộng sản. Đối thoại trong chân lý và hợp tác phục vụ cho công ích như Lời chủ chăn. Muốn đối thoại với nhau phải chấp nhận nhau, kính trọng nhau, thành thật với nhau. Người cộng sản không chấp nhận ta, không thành thật với ta. Bao nhiêu kiến nghị, cộng sản coi như rác, không có chân lý, không phục vụ công ích. Người dân công giáo cũng như không công giáo, trước những trăn trở về thời sự nóng bỏng như tham những, bất công, bán đất bán biển cho Trung cộng để bảo vệ đảng CSVN mãi mãi cai trị VN, người dân đâu có đối thoại với đảng CS được. Đứng trước những lộng hành của đảng CS, các Giám Mục VN có đối thoại được gì hay chỉ im hơi lặng tiếng để mặc cho người dân đau khổ. Với chế độ đảng trị, quyền lợi tối thượng là quyền lợi của đảng và đảng viên. Với bất cứ giá nào, đảng CS muốn giữ vị thế độc tôn của đảng, vậy thì làm gì có đối thoại. Đạo đức xã hội ngày càng băng hoại, các GM có đối thoại không và nếu có cuộc đối thoại đó có đem lại kết quả gì không? Đó chỉ là đối thoại giữa hai người điếc. Đối thoại chả đi đến đâu đành làm thinh. Đối thoại là tự ru ngủ. Trên đất nước ta hiện nay đối thoại không còn là lý thuyết, thực tế không có thể đối thoại. CS chỉ có áp đặt. Nói đến đối thoại trong chế độ CS hiện nay chỉ có nghĩa là đi xin. Nói đến đối thoại và hợp tác trong chế độ đôc tài là chuyện hão huyền. Một chế độ tự đặt mình trên mọi tổ chức, mọi cơ cấu. Về vấn đề hợp tác, LM Nguyễn Ngọc Tĩnh Viết: “Trong cái xã hội đầy dẫy những bất công, gian dối, thối nát, tham nhũng, khi những người yêu nước, yêu tự do dân chủ, lần lượt bị kết án bất công, khi các nhà trí thức bị bịt mồm bịt miệng, chỉ vì đã vạch trần những âm mưu xâm lược của ngoại bang bằng đủ mọi thủ đoạn hiểm độc nhất, khi những người mặc sắc phục công an cảnh sát làm ngơ cho bọn côn đồ mang danh “quần chúng tự phát” tha hồ đánh đập trấn áp dân lành không tấc sắt trong tay, khi những người trẻ tìm đến tu thân nơi cửa Phật bị xua đuổi hành hạ, nhất là khi biểu tượng thiêng liêng nhất của Kitô Giáo là cây Thánh Giá bị triệt hạ, bị đập nát, chúng ta phải hợp tác với chính quyền CS như thế nào? Cũng như các tôn giáo khác, giáo hội Công giáo chúng ta đâu thiếu khả năng, đâu thiếu thiện chí để góp phần xây dựng con người, xây dựng xã hội. Nhưng ai cho các tôn giáo được hợp tác trong các lãnh vưc y tế, giáo dục? Ai cho các tôn giáo được hợp tác trong lãnh vực truyền thông để vạch trần những cái xấu xa tội lỗi dang làm băng hoại xã hội từng ngày? (Thắp một ngọn nến cho Thái Hà, trang 182-183).

Đàng khác, một chính quyền không tôn trọng công ích và công lý thì không còn là chính quyền buộc ta phải vâng phục. Đức Thánh Cha viết “Một đường lối chính trị vì dân vì nước sẽ luôn luôn lấy công ích làm tiêu chuẩn căn bản”. Công đồng Vatican II, trong Gaudium et Spes cũng quả quyết: “Công ích là lí do tồn tại, là ý nghĩa và là căn bản pháp lí thiết yếu cho các tổ chức chính trị”. Nói như thế có nghĩa là khi một tổ chức chính trị như một chính quyền chẳng hạn không còn lo công ích, thì chính quyền ấy không còn căn bản pháp lí, không còn lí do để tồn tại. Người dân không còn buộc phải tuân phục.

Thắc mắc thứ hai được coi như sự phẫn nộ của giới trẻ:

Lời chủ chăn phê bình những người chống đối, là những người đấu tranh vì quyền lợi của mình. Nói đến đấu tranh chung chung một cách trừu tượng, thì có những người đấu để bảo vệ quyền lợi của mình, cũng có người đấu tranh vì chính nghĩa, đấu tranh cho đất nước, cho tôn giáo.

Lời chủ chăn là lá thư mục vụ đề cập đến cuộc đấu tranh hôm nay trong chế độ CS, đa số đấu tranh cho chính nghĩa, cho tôn giáo, cho người khác. Do đó bảo những người đấu tranh hiện giờ đang bị giam cầm là đấu tranh cho quyền lợi của họ, đó là một nhận định sai lầm, vừa bất công vừa thiếu bác ái. Ta chỉ nhìn vào những nhân vật kể cả các thanh niên thiếu nữ vừa bị bắt, bị giam cầm, vì họ đấu tranh cho đất nước, cho tự do, cho tôn giáo. Chỉ những người có quyền có chức, có tiền mà im lặng trước bất công, chính những người ấy im lặng để hưởng thụ, để bảo vệ quyền lợi của mình.

Ngay trong giáo hội công giáo, một Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã đấu tranh cho giáo hội, đã nói thẳng vào mặt chính quyền Hà Nội: “Tự do tôn giáo là quyền, chứ không phải là ân huệ xin-cho”. Và vì thế, đảng CS đã quyết tâm đẩy ngài khỏi chức Tổng Giám Mục HN. TGM Ngô Quang Kiệt tượng trưng cho bao người tranh đấu cho luật pháp, cho nhân quyền khắp đất nước này. Nếu Đức Tổng Kiệt cứ ngoan ngoãn như bao người khác, không những làm TGM HN, mà còn có thể lên chức Hồng Y, vì thủ đô HN phải có một Hồng Y như trước. Một Cù Huy Hà Vũ sẵn sàng đi tù vì muốn đấu tranh cho luật pháp. Một Lê Thị Công Nhân, thuộc giáo hội Tin Lành đã đấu tranh và đã bị tống giam lúc chị ấy là thành viên luật sư đoàn HN và luật sư đoàn quốc tế. Mặc dầu chị Công Nhân có nhiều điều kiện thuận lợi để thành đạt trên đường đời. Nhưng vì lợi ích của dân tộc, chị đã chấp nhận quên mình, chấp nhận dấn thân vào con đường tranh đấu cho tự do, dân chủ. Chị đã tuyên bố: “Tôi xin khẳng định bằng tất cả lương tâm, trách nhiệm và tình cảm của mình đối với đất nước VN và dân tộc VN là tôi sẽ chiến đấu tới cùng dù chỉ còn một mình tôi, trước hết là giành lấy nhân quyền cho chính mình và giành lấy nhân quyền, dân chủ và tự do cho người VN. Và CSVN đừng có mong chờ bất cứ một điều gì dù chỉ là thoả hiệp, chứ đừng nói là đầu hàng về phía tôi. Tôi không thách thức, nhưng CSVN nếu đã hạ quyết tâm thực hiện những hành vi tội ác bằng cách chà đạp lên nhân quyền của người dân VN và muốn tiếp tục đưa đất nước VN trong một sự tối tăm về mặt chính trị, nghèo nàn về mặt kinh tế, lạc hậu về mặt văn hoá kéo dài cho tới tận đời con cháu của chúng ta cũng như của chính người CS, thì tuỳ họ và họ có quyền hành xử với những gì họ có. Gia đình tôi đã chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất có thể xảy ra, đó là tôi có thể bị khởi tố và có thể đi tù”.

Trong giáo hội công giáo, còn có Cha Nguyễn Văn Lý thay vì chấp nhận làm một ông Cha Xứ có đủ tiện lợi, thoải mái, nhưng vì giáo hội, vì đất nước, Cha đã đấu tranh quyết liệt, do đó Cha bị giam giữ mười mấy năm trời và hiện nay đang ở tù.

Một thắc mắc khác của giới trẻ:

Người giáo dân có bổn phận đấu tranh không?

Về vấn đề này tôi mời các bạn trẻ đọc lại tông huấn “Kitô hữu giáo dân” (Christifideles Laici) của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2. Ngài gợi lên cho chúng ta thế giới ta đang sống trên đất nước VN hôm nay:

Chúng ta hãy nghĩ đến vô số xúc phạm đến phẩm giá của con người ngày nay. Một khi không được nhìn nhận và yêu mến theo phẩm giá là hình ảnh sống động của Thiên Chúa (x. St 1,26), thì con người bị biến thành công cụ, thành nô lệ, cho bạo quyền dưới muôn vàn hình thức sai lạc và bỉ ổi. “Thế lực bạo quyền” ấy có thể mang nhiều bộ mặt khác nhau: những ý thức hệ, những quyền lực kinh tế, những hệ thống chính trị phi nhân, những hình thức kỹ trị khoa học, những sự bá chủ tai quái của các phương tiện truyền thông – xã hội một chiều. Một lần nữa, chúng ta đang đối diện với một quần chúng là những anh chị em của chúng ta, bị xúc phạm trong những quyền căn bản, đôi khi là hậu quả của thái độ dung túng quá đáng, thậm chí của sự bất công rành rành của một số luật dân sự: quyền được sống và toàn vẹn thân thể, quyền có nhà ở và việc làm, quyền có gia đình và sinh sản có trách nhiệm, quyền được tham dự vào sinh hoạt công cộng và chính trị, quyền được tự do lương tâm và tuyên xưng niềm tin tôn giáo của mình… Thế nhưng, bên cạnh những sự khinh miệt và xúc phạm nhân quyền, trong thế giới chúng ta đang sống đây ý thức về nhân phẩm của mọi người vẫn đang ngày càng được phổ biến rộng rãi và được khẳng định mạnh mẽ.”

Đứng trước tình trạng đó, người tín hữu Chúa phải biết dấn thân, đấu tranh để có một đời sống tốt đẹp hơn cho đất nước. Đức Thánh Cha nói rằng:

Giáo dân tuyệt đối không thể từ chối tham dự vào chính trị, tức là những hoạt động đa dạng về kinh tế, xã hội, luật pháp, hành chánh, văn hoá, một chính trị có mục đích cổ vũ công ích một cách có tổ chức và qua các định chế… Một đường lối chính trị nhằm phát triển con người, phải lấy tình liên đới làm phương tiện và kiểu mẫu… Tình liên đới Kitô giáo là một sự đấu tranh quyết liệt, vững chải, bền chí để thể hiện công ích… Các tín hữu giáo dân không thể khoanh tay ngồi nhìn như kẻ bàng quan lười biếng trước những gì phá hoại hay tổn thương hoà bình, như vũ lực và chiến tranh, tra tấn hay khủng bố, trại tập trung… Ngược lại, là môn đệ của Đức Giêsu Kitô, Vua hoà bình, các tín hữu giáo dân phải nhận lãnh bổn phận làm người kiến hoà bình bằng cuộc sống trở về với Chúa và bằng các hoạt động vì sự thật, vì tự do, vì công bình, vì bác ái, đó là những nền tảng vững chắc của hoà bình”.

Đứng trước sự thờ ơ của tín hữu trong công cuộc đấu tranh cho con người, Đức Thánh Cha viết tiếp: “Nếu trước đây, sự làm ngơ bổn phận này đã là điều không thể chấp nhận được, thì hiện giờ thái độ đó lại càng đáng bị khiển trách hơn”. Vì chính Đức Thánh Cha đã cổ vũ giáo dân Balan đấu tranh cho công lý và hoà bình.

Các bạn trẻ thân mến, những lời nhắn nhủ của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 cũng đủ cho thấy người tín hữu của Chúa phải dấn thân, không khoanh tay ngồi chờ, nhưng là phải đấu tranh quyết liệt để bảo vệ giáo hội, bảo vệ đất nước, bảo vệ con người.

Sài Gòn 29.09.2011
Lm. Chân Tín

Hệ thống 7 âm

Thang âm (3)

Phần Hai, hệ thống 7 âm

Sự xuất hiện âm thanh mới.

Với các phím đã đặt xong. Gắn thêm một dây mỏng hơn dây Thổ và căng cho đến khi nó có cùng cao độ với âm Kim bấm trên dây Thổ. Gọi dây mới này là dây Kim. Tỉ lệ cao độ của dây Kim (dây thứ 2) so với dây Thổ (dây thứ nhất) là 3:2.

Trên dây Thổ, các phím đã chia tạo thành các âm của thang âm Thổ. Nhưng trên dây Kim không có phím cho âm Mộc, vì từ Kim lên Mộc cần một quãng Trường, trong khi phím ở đó lại cách Kim một quãng Đoản. Như vậy, trên dây Kim, hệ thống thang âm Thổ bị thiếu đi một âm (Mộc) mà lại dư ra một âm. Gọi âm dư ra này là âm “Hạ”. Nằm trên dây Kim và cách âm Kim một quãng Đoản, âm Hạ này thấp hơn âm Mộc một chút (= Trường trừ Đoản).

Để xác định vị trí cho phím tạo nên âm Mộc trên dây Kim, theo bảng Tỉ Lệ chiều dài dây, đoạn dây của âm Mộc2 bên trên thì dài bằng 27/64 của dây Kim (tức là 3/4 đoạn Ngựa-Hỏa2). Và âm Mộc1 bên dưới dài bằng 27/32 của dây Kim (tức là gấp đôi đoạn Mộc2).

Khi đặt phím để có được âm Mộc trên dây Kim thì tại phím đó trên dây Thổ xuất hiện một âm khác. Gọi tên âm mới này là “Thượng”. Nó có cao độ cao hơn một chút so với âm Thủy kế nó, và thấp hơn âm Hỏa một quãng Đoản.


Quãng âm mới, hệ thống 7 âm

Với phím Mộc trên dây Kim, hệ thống âm thanh có thêm 2 âm mới là Hạ dưới Mộc và Thượng trên Thủy, làm thành hệ thống 7 âm. Và xuất hiện thêm một quan hệ cao độ giữa 2 âm liền nhau mới: là quãng âm giữa 2 âm Hạ, Mộc và giữa 2 âm Thủy, Thượng. Quãng này bằng một quãng Trường bớt đi một quãng Đoản, gọi nó là quãng Hiệu. Lúc này, giữa các âm liền nhau không còn quãng Trường nữa, mà chỉ còn quãng Đoản và quãng Hiệu.

Quan hệ âm thanh trong hệ 7 âm này, nếu bắt đầu từ Thổ, thì tương đương với quan hệ của các âm tự nhiên trong âm nhạc Tây Phương bắt đầu từ Rê, với nửa cung (quãng Hiệu) giữa các cặp âm Mi-Fa và Si-Đô (đây là thang âm Ré Dorien). 

Nếu bắt đầu từ Mộc, thì tương đương thang âm Đô Trưởng.


  

Cách đặt phím đàn ngũ cung mà không dùng thước chia độ.

Thang âm (2)

Cách đặt phím đàn ngũ cung mà không dùng thước chia độ.

Bước 1: Rất khó chia 3 một đoạn dây, ta dùng cách nhân. Chọn một Đoạn Cỡ ngắn khoảng 1/9 độ dài dây muốn có. Dùng đoạn đó để đo, và đo từ ngựa đàn. Dây đàn, từ ngựa đến phím đầu tiên (phím 0) sẽ là 9 lần Đoạn Cỡ. Phím 0 (dây buông) sẽ là âm thanh gốc, Thổ. 6 lần Đoạn Cỡ (tức là 2/3 chiều dài dây tính từ ngựa đàn) là vị trí của phím Kim. Và 8 lần Đoạn Cỡ (tức 8/9 chiều dài tính từ ngựa) là vị trí phím Thủy. Vị trí cách ngựa đàn 2, 3 và 4 lần đoạn cỡ lần lượt là Thủy3, Kim2Thủy2. (Vị trí cách ngựa một đoạn cỡ sẽ là Thủy4 nhưng khúc dây ngắn quá, không thể rung vang, nên không dùng.)

Các con số ghi tỷ lệ trong các hình sau là tỷ lệ về chiều dài. Nó là nghịch đảo của tỷ lệ về cao độ tính được trong các phần trước.

Bước 2: Chia tư chiều dài dây. (Áp dụng cách gập đôi đoạn dây để chia đôi. Gập đôi thêm lần nữa thì có 1/4.) Điểm giữa (1/2) sẽ là phím Thổ cao (Thổ2). Cách ngựa đàn 3/4 chiều dài dây là vị trí của phím Hỏa (Hỏa1). Ở vị trí 1/4 cả dây tính từ ngựa đàn là âm Thổ3.

Bước 3: Chia tư khoảng cách từ ngựa đến vị trí âm Hỏa1 vừa có. Điểm giữa là Hỏa2. Điểm gần với ngựa là Hỏa3. Và điểm phía đầu đàn là Mộc (Mộc1). Trung điểm của đoạn Ngựa-Mộc1 là phím Mộc2.


Trong thực tế:

Nhiều loại đàn dây ngũ cung Việt Nam chia phím theo hệ của âm Hỏa. Có thể có nhạc cụ chia phím theo hệ của các âm khác, Thủy hay Kim hay Mộc. Nhưng tất cả đều có thể chỉ cần dựa vào cách chia phím theo hệ âm Thổ này. Chỉ việc xác định chiều dài của cần đàn, nhân ngược chiều dài đó với tỷ lệ tại vị trí của âm định dùng làm hệ thống của cây đàn để có chiều dài từ ngựa đến âm Thổ, chia phím theo công thức cơ bản với đủ 3 bước trên, rồi bỏ đi phần không dùng đến.

Ngày nay, với kỹ năng toán học và dụng cụ đo đạc chính xác, người ta không áp dụng cách chia đơn sơ trên đây nữa, mà chỉ cần dựa theo các tỷ lệ chiều dài giữa các âm đã nói trên để tìm ra vị trí phím rồi đo bằng thước có chia độ để xác định vị trí phím.

Bảng tỷ lệ chiều dài

Khi áp dụng để chia phím theo thang âm Hỏa (tức Điệu Bắc, do re fa sol la), thì khởi đi từ hàng Hỏa, cột Hỏa. Muốn chia phím theo thang âm Mộc (tức Dây Hò Ba, do re mi sol la) thì khởi đi từ hàng Mộc, cột Mộc.

 

Thổ

Thủy

Hỏa

Kim

Mộc

Thổ 2

Thủy2

Hỏa2

Kim2

Mộc2

Thổ 3

Thủy

Hỏa

Thổ

1

8/9

3/4

2/3

9/16

1/2

4/9

3/8

1/3

9/32

1/4

2/9

3/16

1.000

0.889

0.750

0.667

0.563

0.500

0.444

0.375

0.333

0.281

0.250

0.222

0.188

Thủy

9/8

1

27/32

3/4

81/128

9/16

1/2

27/64

3/8

81/256

9/32

1/4

27/128

1.125

1.000

0.844

0.750

0.633

0.563

0.500

0.422

0.375

0.316

0.281

0.250

0.211

Hỏa

4/3

32/27

1

8/9

3/4

2/3

16/27

1/2

4/9

3/8

1/3

8/27

1/4

1.333

1.185

1.000

0.889

0.750

0.667

0.593

0.500

0.444

0.375

0.333

0.296

0.250

Kim

3/2

4/3

9/8

1

27/32

3/4

2/3

9/16

1/2

27/64

3/8

1/3

9/32

1.500

1.333

1.125

1.000

0.844

0.750

0.667

0.563

0.500

0.422

0.375

0.333

0.281

Mộc

16/9

128/81

4/3

32/27

1

8/9

64/81

2/3

16/27

1/2

4/9

32/81

1/3

1.778

1.580

1.333

1.185

1.000

0.889

0.790

0.667

0.593

0.500

0.444

0.395

0.333

 

Ví dụ chia phím theo thang âm Hỏa, (Do Re Fa Sol La…)