Sunday, April 15, 2012

Một cụ già so sánh giới trẻ của 2 thủ đô

Một cụ già so sánh giới trẻ của 2 thủ đô (Sài Gòn được tôi coi là thủ đô văn hóa và kinh tế, Hà Nội là thủ đô chính trị và... ăn chơi. HĐ), như sau:

Phải nhìn ra người Hà Nội qua đám trẻ từ 12-14-17 tuổi. Chỉ cần vào một tiệm Internet. Ta sẽ gặp, ta sẽ thấy. Đây là sản phẩm nguyên gốc của xã hội người Hà Nội. Ta sẽ gặp những đứa trẻ ngổ ngáo, hỗn xược, nói tục tĩu hết chịu nổi. Những thanh thiếu niên, thiếu nữ này không biết con cái nhà ai, thuộc thành phần xã hội nào. Thật tình tôi không biết. Nhưng từ cách ăn mặc, cử chỉ, ngồi trên ghế, nói to quát tháo, chửi thề, thái độ biểu tỏ một sự vô giáo dục ở mức độ báo động.

Tôi không nói ngoa cho người Hà Nội đâu nhé. Và sự khác biệt giữa lớp trẻ Hà Nội và lớp trẻ Sài Gòn làm tôi thay vì kinh dị thì ngạc nhiên. Lớp trẻ Sài Gòn, cũng chỉ trong tiệm Internet thôi nhé, biểu tỏ một nếp sống văn hóa có giáo dục, có lễ độ trong một chừng mực có thể tin tưởng được.

Cái này những bậc làm cha mẹ, những nhà giáo dục phải nên nghĩ tới. Tại vì đâu? Tại cha mẹ, thầy giáo hay xã hội? Tại sao có sự khác biệt giữa lớp trẻ trong Nam, ngoài Bắc và nói rộng ra lớp trẻ hải ngoại.

Thật là không vui phải viết ra điều ấy. Cứ tình trạng này thì Hà Nội có phát triển đến đâu cũng báo hiệu những cơn lốc phá hoại, hủy diệt, không ai lường trước được về mức độ hư hỏng và mức độ tội phạm.

(Ng. V. Lục)

11 comments:

Trắng Đen said...

Hệ quả tất yêu của một nền giáo dục đặt trên nền tảng khoát lác ( đỉnh cao trí tuệ ) , cướp bóc và sợ sự thật . Chỉ cần đặt trên nền tảng nhân văn thì có thể nói những cái đỉnh cao trí tuệ đó đem vứt là được rồi .

Hồng Đức said...

Vẫn Ng V Lục viết: "Hà Nội thu tóm trong một chữ đéo, nếp sống phi văn hóa, xuống cấp và tồi tệ.
Đó là nếp sống với đéo chỉ, đéo biết, đéo nghe, đéo cần, đéo sợ và cuối cùng là đéo khá được."

song thu said...

hình như ... có thêm chữ đếch nửa ?(Mà đéo với đếch thì cũng ... xêm xêm )

Anna Nguyen said...

Có cái đúng và có cái chưa đúng. Sài gòn và Hà Nội là hai thúng lúa, miền Tung là cái đòn gánh gánh 2 đầu.
Người Sài Gòn bây giờ không phải Sài Gòn của mấy mười năm trước. là nơi tập trung của mọi thành phần từ mọi miền đất nước.
Xấu cũng có mà tốt cũng có. Sài Gòn như một cô gái đẹp bị bệnh đậu mùa

Hồng Đức said...

Đọc đâu đó rồi tự biến thành tư tưởng của mình: "Khi những kẻ văn hóa thấp kém đánh chiếm được vùng đất của những người có văn hóa cao hơn thì kẻ đi chinh phục sẽ bị đồng hóa."

Hà Nội của những năm mà tác giả Ng V Lục đến thăm quả nhiên vẫn còn "man rợ" vì chưa hưởng được nhiều từ cái văn hóa của Saigon. Những năm đó, Hà Nội còn mải mê hưởng thụ của cải chiếm được từ miền Nam. Có lẽ bây giờ Hà Nội đã khá hơn... một tị.

Đương nhiên, thủ đô Sài Gòn đã mất, cùng với nó, sức sống mãnh liệt của văn hóa Sài Gòn cũng đã mất. Còn lại bây giờ là dư âm của cái văn hóa đó thôi, nó đang thoi thóp. Nhưng thoi thóp thôi mà cũng đủ làm người Hà Nội phải học hỏi nhiều.

Văn hóa của một thành phố lớn sống và phát triển là nhờ văn học và nghệ thuật. Dù cho bây giờ những kẻ đang làm văn học và nghệ thuật ở Sài Gòn có là ai đi nữa thì họ cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi cái chất Nam Bộ chân thực và phóng khoáng. Chính sự chân thực và phóng khoáng làm cho mọi nền hóa trở nên bất tử.

Hà Nội từ sau 1954 đã là một thành phố vô văn hóa. Hoặc chỉ có một cái văn hóa dối trá, văn hóa phục vụ chính trị mà thôi. Cái văn hóa đích thật của Hà Nội thì bị chìm trong cái gọi là phản động, gọi là ngoài luồng, không phổ biến. Mà đã không phổ biến thì sao gọi là văn hóa của xã hội.

So làm sao được khi mà bản chất 2 cái là tương phản.

(Khi nói về văn hóa (không phải văn minh) thì đừng để cho hình thể địa dư hay kinh tế chi phối. Hãy chỉ nhìn vào thực tế của nó với những sản phẩm tinh thần.)

Vả chăng, hai danh từ Hà Nội và Sài Gòn chỉ là 2 từ tượng trưng cho 2 thể chế, 2 QUỐC GIA, dù cho cùng một dân tộc đi nữa. Khái niệm 2 quốc gia này, dù bây giờ không ai dám minh thị công nhận (vì cái tâm lý sợ hãi bị gọi là chia rẽ dân tộc) thì nó vẫn tiềm tàng trong tâm thức những kẻ vì hiền lành chân thật mà thua trận, đánh mất tự do và tương lai con cháu mình.

Hồng Đức said...

Người Hà Nội ít xài chữ "đếch" (là âm trại của "đách", là cửa mình). Mẹ chồng như lông lợn hạch, bố chồng như đách lợn lang, con dâu mới về là hoàng thái hậu... (tục ngữ miền Bắc).

Dân Bắc Kỳ 54 khoái xài chữ này. Còn dân Bắc 75 sính chữ kia hơn.

Trắng Đen said...

Khác gì quân man ri Mãn Thanh đánh chiếm Trung Nguyên và xóa sổ nhà Hán bên tàu và càng tệ hơn là tới thời kỳ thằng tàu+ .
Bây giờ tìm cái đẹp của người Sài gòn xưa ngay trên đất Sài Gòn cũng khó , còn cái chất phát của nông dân miền Nam thì gần như mất hẳng và thay thế vào đó là một thứ văn hóa lai tạp , mất nguồn gốc ( cs VN quá tôn thờ cs Nga - tàu )

yêu, đất nước tôi Tôi said...

đấy là chính sách ngu dân của cs...rất khốn nạn và dã man

Hồng Đức said...

Kể ra thì người CS Việt Nam không đủ trình độ để áp dụng chính sách ngu dân đó, vì khi đang áp dụng, chính họ cũng bị ngu hóa. Nói họ áp dụng chính sách ngu dân thành công làm họ tưởng bở rằng họ giỏi. hì hì.

song thu said...

Và toàn dân ta đã không ngu ( kể cả số người chỉ giả vờ ngu thôi), chứng tỏ họ không giỏi, hahaha ...

VD : Cái bài "diễn văn quan trọng" mới đây bác tổng bí vừa cất công đột phá về lý luận, chưa kịp hả hê đã bị dư luận nóng sôi phát khiếp .

yêu, đất nước tôi Tôi said...

hơ họ quá giỏi...buôn bán cả 1 đất nước và chăn dắt cả 1 dân tộc