Ông Dân Choa (chả biết có dính dáng gì với Quê Choa của ông Lập) vừa viết một bài mới, cám cảnh Văn Giang để nói về "lá cờ tổ quốc" mà ông nghĩ là của ông và của toàn dân Việt.
Nếu đây đúng là cái ông tự xưng là "Bọ" ở blog Quê Choa thì có một điều lạ là không thấy nói tục như thơ gia Đỗ Trung Quân đã bảo. Vậy chắc là không phải ông Nguyễn Quang Lập nhà mình. (Tự dưng lôi ông Lập vào, thật là tầm bậy.)
Tuy nhiên, mới đọc được vài đoạn thì ta thấy có một câu rất "tục" đối với một số người, theo cái nghĩa "tục" là những từ "nhạy cảm", những từ "kiêng kị" (taboo). Ông Dân Choa viết thế này mới chết những nhà lý thuyết Mác Lê chứ:
"Vậy là không phải ai mang cờ Tổ quốc cũng đều cùng ý chí." Cờ là để chỉ cái tâm điểm tụ tập, chỉ cái cùng đích của những người cùng một ý chí. Ở đây, họ đứng dưới cờ của ai đó nhưng không cùng ý chí với ai đó, thì có phải họ có riêng lá cờ của họ nhưng chưa trưng ra hay sao.
Nhưng mà ai đọc một cách bình dân thì cũng thấy ổng nói đúng và chẳng đụng chạm gì đấy chứ nhỉ, nhất là khi nghĩ về những người mang danh chính quyền, họ không bao giờ cùng ý chí với dân nghèo.
Vấn đề đó thì đến đó là đủ, Điều lấn cấn cần bàn nó ở chỗ khác, (chả biết của ổng hay của tôi) cũng liên quan đến cờ. Đó là:
Chưa chắc cái tấm vải màu đỏ đó, có hình ngôi sao ở giữa đó, đã là cờ Tổ Quốc đối với toàn bộ dân Việt.
Nhưng chắc chắn rằng cái tấm vải đó và cái ngôi sao đó thì cùng màu và cùng kiểu với cờ T Quốc (là Trung Quốc chứ hổng phải Tổ Quốc đâu nha).
Lại nữa, thế này: Nếu bảo rằng "Không thể cãi rằng có một "bộ phận" dân Việt không "tin" rằng cái tấm vải đỏ có ngôi sao vàng chóe ở giữa là cờ nước của họ." thì:
Nó nhục cho "mình" lắm, khi mà người ta đã biết nó không phải là cờ tổ quốc của người ta mà người ta lại cứ trương lên, giương lên như một thứ vũ khí để tự vệ. Giống như cái kiểu có đứa muốn trét cứt vào mặt người ta, để nó khỏi làm vậy người ta lấy hình bố của nó người ta che lên mặt. Ha. Ấy thế mà cái đứa đó nó cứ trét. Thế mới biết nó chẳng coi bố nó ra gì.
Thế mới biết kể cả cái đứa vẫn xoen xoét bảo rằng cờ đỏ sao vàng là cờ tổ quốc của nó nó cũng chẳng coi cái cờ ấy hơn một vuông vải đã thấm máu dơ.
Nộ Sĩ.
-------
bài của ông Dân Choa đây:
Nếu đây đúng là cái ông tự xưng là "Bọ" ở blog Quê Choa thì có một điều lạ là không thấy nói tục như thơ gia Đỗ Trung Quân đã bảo. Vậy chắc là không phải ông Nguyễn Quang Lập nhà mình. (Tự dưng lôi ông Lập vào, thật là tầm bậy.)
Tuy nhiên, mới đọc được vài đoạn thì ta thấy có một câu rất "tục" đối với một số người, theo cái nghĩa "tục" là những từ "nhạy cảm", những từ "kiêng kị" (taboo). Ông Dân Choa viết thế này mới chết những nhà lý thuyết Mác Lê chứ:
"Vậy là không phải ai mang cờ Tổ quốc cũng đều cùng ý chí." Cờ là để chỉ cái tâm điểm tụ tập, chỉ cái cùng đích của những người cùng một ý chí. Ở đây, họ đứng dưới cờ của ai đó nhưng không cùng ý chí với ai đó, thì có phải họ có riêng lá cờ của họ nhưng chưa trưng ra hay sao.
Nhưng mà ai đọc một cách bình dân thì cũng thấy ổng nói đúng và chẳng đụng chạm gì đấy chứ nhỉ, nhất là khi nghĩ về những người mang danh chính quyền, họ không bao giờ cùng ý chí với dân nghèo.
Vấn đề đó thì đến đó là đủ, Điều lấn cấn cần bàn nó ở chỗ khác, (chả biết của ổng hay của tôi) cũng liên quan đến cờ. Đó là:
Chưa chắc cái tấm vải màu đỏ đó, có hình ngôi sao ở giữa đó, đã là cờ Tổ Quốc đối với toàn bộ dân Việt.
Nhưng chắc chắn rằng cái tấm vải đó và cái ngôi sao đó thì cùng màu và cùng kiểu với cờ T Quốc (là Trung Quốc chứ hổng phải Tổ Quốc đâu nha).
Lại nữa, thế này: Nếu bảo rằng "Không thể cãi rằng có một "bộ phận" dân Việt không "tin" rằng cái tấm vải đỏ có ngôi sao vàng chóe ở giữa là cờ nước của họ." thì:
Nó nhục cho "mình" lắm, khi mà người ta đã biết nó không phải là cờ tổ quốc của người ta mà người ta lại cứ trương lên, giương lên như một thứ vũ khí để tự vệ. Giống như cái kiểu có đứa muốn trét cứt vào mặt người ta, để nó khỏi làm vậy người ta lấy hình bố của nó người ta che lên mặt. Ha. Ấy thế mà cái đứa đó nó cứ trét. Thế mới biết nó chẳng coi bố nó ra gì.
Thế mới biết kể cả cái đứa vẫn xoen xoét bảo rằng cờ đỏ sao vàng là cờ tổ quốc của nó nó cũng chẳng coi cái cờ ấy hơn một vuông vải đã thấm máu dơ.
Nộ Sĩ.
-------
bài của ông Dân Choa đây:
Tôi đã từng cười, cười rất vui khi nhìn thấy những lá cờ đỏ sao vàng tung bay rợp phố phường trong những ngày hội thể thao quốc tế, trong những trận bóng đá khu vực Đông Nam Á. Tôi cũng nhoẻn cười thân thiện khi gặp khách du lịch quốc tế trên phố phường Hà Nội mặc chiếc áo phông có in cờ đỏ sao vàng và dòng chữ “I love Vietnam”. Tôi cũng từng bật cười khi nhìn thấy cảnh đám đông hỗn loạn, quấn quýt cờ sao, băng rôn ào ạt như cơn gió mạnh vòng quanh hồ Hoàn Kiếm lúc đội tuyển của Việt Namvào tranh giải nhất nhì khu vực.
Tôi mỉm cười khi đến những hải cảng xa xôi của nước ngoài bất chợt nhìn thấy lá cờ đỏ sao vàng bay trong gió xứ người.
Những lúc đó miệng tôi cười, nhưng bỗng dưng con mắt của tôi nhập nhòa ướt mi. Trái tim của tôi tràn ngập niềm vui. Niềm vui thương cảm, niềm vui tự hào khi nhìn thấy lá cờ.
Ấy thế rồi tôi cũng phải đối diện với sự thật khi nhìn thấy lá cờ mà không vui chút nào cả. Đó là những lần nhìn thấy cảnh người nông dân ở các tỉnh xa kéo về Hà Nội đi khiếu kiện. Nhìn những người dân nhếch nhác, không nơi nương tựa, tìm cách để đối thoại với chính quyền Trung ương kêu oan. Họ mang theo biểu ngữ, họ mang theo lá cờ Tổ quốc, mặc những chiếc áo có in hình cờ Tổ quốc. Nhìn những hình ảnh lá cờ nhỏ nhoi, nhếch nhác, nhàu nát tôi không vui. Những lá cờ này làm tôi hoang mang.
Ấy thế rồi tôi cũng phải đối diện với sự thật khi nhìn thấy lá cờ mà không vui chút nào cả. Đó là những lần nhìn thấy cảnh người nông dân ở các tỉnh xa kéo về Hà Nội đi khiếu kiện. Nhìn những người dân nhếch nhác, không nơi nương tựa, tìm cách để đối thoại với chính quyền Trung ương kêu oan. Họ mang theo biểu ngữ, họ mang theo lá cờ Tổ quốc, mặc những chiếc áo có in hình cờ Tổ quốc. Nhìn những hình ảnh lá cờ nhỏ nhoi, nhếch nhác, nhàu nát tôi không vui. Những lá cờ này làm tôi hoang mang.
Rồi một ngày vào thành phố Hồ Chí Minh. Dạo chơi trung tâm Sài Gòn và bất chợt nhìn thấy tòa nhà có quán cà phê Givral nổi tiếng phủ đầy cờ đỏ sao vàng từ trên xuống dưới. Nhìn tòa nhà có vẻ khác thường tôi hỏi chuyện người dân dạo chơi ở vườn hoa. Người ta cho biết là những người dân ở tòa nhà này đang phản kháng lại quyết định của chính quyền thành phố. Treo cờ để tự vệ, treo cờ để phản kháng lại lệnh cưỡng chế của chính quyền di dời dân đi nơi khác để trao miếng đất này cho một doanh nghiệp hùng mạnh. Nhìn những là cờ rải thành thảm trên ban công mà tôi thoáng buồn.
Giữa mùa hè nóng bỏng của năm ngoái (2011) tôi lại thấy những đoàn người mang nhiều lá cờ Tổ quốc diễu hành ở Bờ Hồ. Họ đi thành hàng lối dương đầy biểu ngữ chống lại sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. Cờ Tổ quốc được căng lên. Cờ to, cờ nhỏ, mũ mang cờ rồi áo cũng mang cờ. Thế nhưng những lá cờ nhỏ bé này không áp đảo được lá cờ ngạo nghễ ở tòa nhà hành chính của thành phố. Đám đông bị cưỡng chế và tan dần. Người vô tình mang cờ hay mặc áo có cờ ra dạo chơi bên hồ Hoàn Kiếm dễ bị nhận được những cái nhìn xoi mói, dị nghị.
Vậy là không phải ai mang cờ Tổ quốc cũng đều cùng ý chí.
Vậy là không phải ai mang cờ Tổ quốc cũng đều cùng ý chí.
Mấy tháng trước tôi nhìn thấy quang cảnh nhà ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng sau đợt cưỡng chế của chính quyền. Một tấm ảnh mà làm tôi buồn mãi. Ấy là lá cờ Tổ quốc cắm vội, bay phất phơ trên túp lều dựng tạm. Tôi cũng tự hỏi, gia đình ông Vươn cắm cờ Tổ quốc để làm gì trong cái cảnh nước sôi lửa bỏng như thế. Nhà ông Vươn, khu đầm ông Vươn không phải là con thuyền hay con tàu trên biển cả để khẳng định nguồn gốc xuất xứ. Treo lá cờ cũng không phải dịp lễ tết hay kỷ niệm một sự kiện hào hùng nào đó. Hay là gia đình ông Vươn treo lá cờ để gây chú ý cho người qua lại? Không gia đình ông Vươn không treo cờ vì những lý do như thế!
Đơn giản là gia đình ông Vươn mất sạch, mất hết. Bản thân ông Vươn đang ngồi trong nhà tù, còn sự nghiệp mà ông cùng gia đình bao năm nhọc nhằn gây dựng thì tan hoang sau đợt cưỡng chế sai luật của chính quyền Tiên Lãng. Muốn sống, muốn đứng đậy thì phải có một niềm tin. Tin vào gì bây giờ? Tin vào lời hứa của hội đoàn hay chính quyền ư? Hội đoàn hay chính quyền thì đã từng cùng một ý chí chính trị, mà kết quả mang lại chỉ là mảnh đất tan hoang với khu đầm trơ trọi. Tin vào công lý ư? Công lý thì luôn thuộc về kẻ mạnh, mà gia đình ông Vươn thì thuộc tầng lớp yếu, bây giờ thì quá yếu vì đối kháng với chính quyền.
Ấy nhưng gia đình ông Vươn vẫn treo lá cờ Tổ quốc. Gia đình ông tin vào sự đồng cảm của nhân dân cả nước. Lá cờ đỏ sao vàng kia đâu phải của Hải Phòng hay Tiên Lãng. Lá cờ kia là sự đùm bọc bảo vệ của đồng bào cả nước đối với gia đình ông Vươn. Lá cờ tự vệ cuối cùng, sự níu kéo hy vọng cuối cùng của những người như ông Vươn.
Rồi hôm qua tôi lại thấy lá cờ Tổ quốc như thế xuất hiện. Chẳng phải nơi phố phường đèn hoa hay ngạo nghễ trên các tòa nhà uy nghiêm. Lá cờ xuất hiện trên lán tạm giữa cánh đồng ngổn ngang bề bộn của huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên. Nơi đây hàng ngàn người nông dân đang lo toan cho số phận của mình, lo toan cho tương lai con em của họ. Họ, những người nông dân hiền lành chăm chỉ, một nắng hai sương làm ra hạt thóc, hạt gạo cho mình cho đất nước, đảm bảo an ninh lương thực, hơn nữa họ đang góp phần vào xuất khẩu lương thực mang lại cái danh hiệu “nhất, nhì thế giới”. Họ chỉ muốn mưa hòa gió thuận, họ chỉ muốn bình yên để canh tác và sinh sống trên mảnh đất mà cha ông để lại. Thế nhưng việc không như thế. Chính quyền quyết tâm chuyển giao những mảnh đất này cho một doanh nghiệp kinh tế.
Liệu hiệu quả chuyển giao kinh tế đó có mang lại lợi ích trực tiếp cho hàng ngàn người dân địa phương hay không? Hay chỉ mang lại lợi ích cho một nhóm người nào đó? Người nông dân họ chỉ biết một nghề duy nhất đấy là làm nông nghiệp. Nếu người nông dân không còn đất đai để canh tác hay sinh sống thì họ làm gì? Số phận hàng ngàn người dân sẽ trôi dạt về đâu?
Chính quyền sao không cố gắng đối thoại với dân, để tìm giải pháp hợp với nguyện vọng của người dân. Một khi người dân chưa đồng thuận thì sao chính quyền lại vội vã huy động một lực lượng cưỡng chế khổng lồ đến thế để trấn áp người dân? Một chính quyền do dân và vì dân chẳng lẽ có cách ứng xử bạo cường thế ư?
Nhìn lá cờ Tổ quốc cô đơn trên cái lán của người nông dân huyện Văn Giang mà
Bỗng dưng tôi muốn khóc.
D.C.
No comments:
Post a Comment