Xin nêu danh tánh một số trí thức miền Nam đã đặc biệt đứng tên ủng hộ chế độ mới, ủng hộ chính sách đi học tập cải tạo trong một lá thư gửi ra cho bạn bè người ngoại quốc. Họ không cần thanh minh với 3 triệu người VN di tản, mà chỉ biện bạch với người ngoại quốc thôi. Họ là Giáo sư Hồ Đắc An. Ông Trương Bá Cần. Ông Võ Đình Cường. Thượng tọa Minh Châu. Nghệ sĩ Kim Cương. Dân biểu Lý Quý Chung. Bác sĩ Trần Văn Du. Nhà báo Ngô Công Đức. Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hà. Nhà văn Vũ Hạnh. Giáo sư Trần Vình Hiển. Ông Tôn Thất Dương Kỵ. Giáo sư Bùi Thị Lang, Luật sư Trần Ngọc Liễng, Thẩm phán Trần Thúc Linh, luật sư Nguyễn Long, Giáo sư Phạm Hoàng Hộ, giáo sư Châu Tâm Luân, ni sư Huỳnh Liên, ông Huỳnh Công Minh, Thẩm phán Triệu Quốc Mạnh, giáo sư Nguyễn Vinh My, dân biểu Hồ Ngọc Nhuận, giáo sư Nguyễn Quang Nhạc, Giáo sư Chu phạm Ngọc Sơn, giáo sư Phạm Biểu Tâm, giáo sư Trần Kim Thạch, giáo sư Lê Văn Thới, Luật sư Ngô Bá Thành, giáo sư Lý Chánh Trung, ông Phan Khắc Từ, kỹ sư Lâm Văn Vạng, kỹ sư Đinh Xa.
Trong số những người này, đôi khi có người bất đắc dĩ có tên. Họ cũng muối mặt câm lặng, cũng có thể khổ sở lắm. Nhưng phần tôi, cũng bất đắc dĩ phải hài tên họ ra vì trong tay tôi có tên tuổi họ và lá thư trên.
Đây là nội dung mở đầu tóm tắt của lá thư đó:
“Nous, intellectuels de l'ancien sud Viet Nam, profondément indignés par la bruyante campagne de calomnie et de dénigrement menée dans certains pays occidentaux contre la République socialiste du VN, notre patrie, estimons de notre devoir de publier la présente lettre”.
Và quan điểm của các trí thức có tên tuổi ở trên trùng hợp với quan điểm của một vài nhà báo: “Ces camps ne sont ni des clubs de vacances ni des Goulag”. Ý kiến của R. Pic, tháng tư 1976. J. Lacouture thì viết: “Ce n'est pas le Goulag apparemment- pas l'école des Roches non plus” tháng 5, 1976. Nói tóm một chữ: Chúng không phải những trại tập trung. Cũng không có cái bề ngoài của một trại diệt chủng. Đó là ý kiến của phóng viên đã đến thăm trại Nam Hà và đã gặp cựu đại tá Lê Thanh Hòa, cựu Trung Tướng Huỳnh Văn Cao, cựu nghị sĩ Nguyễn Văn Hàm.
Họ, những người trí thức có tên ở trên đã tự hạ mình để nói gian dối che đậy cho chế độ.
Phần tôi, xin được phép kiệm lời khi nói đến số phận người tù cải tạo. Bởi vì tôi không đủ tư cách, đủ lời để nói về điều ấy. Còn quá nhiều người mà nỗi khổ, nỗi nhục của họ không thể cất ra lời. Chẳng biết văn chương nào có thể chuyển tải những nỗi đau làm người của kẻ thua trận. Tôi cùng lắm chỉ đứng ngoài mà nhìn vào. Chỉ biết rằng khi tôi đọc: Một nửa Việt Nam Cộng Hòa nối dài của Tạ Chí Đại Trường nhắc đến đoạn: một người đàn bà ngồi trên xe ba bánh trên một đoạn đường đất đỏ, bụi mù. Xe vừa lướt qua thì thấy một đoàn người tù cải tạo đang lếch thếch trên đường về trại. Bà mủi lòng hất bao bố củ sắn xuống và những người tù xấu số đã chạy xô đến tranh dành như một lũ chó đói. Người đàn bà trên xe Lambretta ba bánh thấy cảnh đó bèn vội ôm mặt khóc. Tôi cũng chẳng làm gì khác hơn người đàn bà bất hạnh ấy.
1 comment:
Xin nêu danh tánh một số trí thức miền Nam đã đặc biệt đứng tên ủng hộ chế độ mới, ủng hộ chính sách đi học tập cải tạo trong một lá thư gửi ra cho bạn bè người ngoại quốc. Họ không cần thanh minh với 3 triệu người VN di tản, mà chỉ biện bạch với người ngoại quốc thôi. Họ là Giáo sư Hồ Đắc An. Ông Trương Bá Cần. Ông Võ Đình Cường. Thượng tọa Minh Châu. Nghệ sĩ Kim Cương. Dân biểu Lý Quý Chung. Bác sĩ Trần Văn Du. Nhà báo Ngô Công Đức. Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hà. Nhà văn Vũ Hạnh. Giáo sư Trần Vình Hiển. Ông Tôn Thất Dương Kỵ. Giáo sư Bùi Thị Lang, Luật sư Trần Ngọc Liễng, Thẩm phán Trần Thúc Linh, luật sư Nguyễn Long, Giáo sư Phạm Hoàng Hộ, giáo sư Châu Tâm Luân, ni sư Huỳnh Liên, ông Huỳnh Công Minh, Thẩm phán Triệu Quốc Mạnh, giáo sư Nguyễn Vinh My, dân biểu Hồ Ngọc Nhuận, giáo sư Nguyễn Quang Nhạc, Giáo sư Chu phạm Ngọc Sơn, giáo sư Phạm Biểu Tâm, giáo sư Trần Kim Thạch, giáo sư Lê Văn Thới, Luật sư Ngô Bá Thành, giáo sư Lý Chánh Trung, ông Phan Khắc Từ, kỹ sư Lâm Văn Vạng, kỹ sư Đinh Xa.
Trong số những người này, đôi khi có người bất đắc dĩ có tên. Họ cũng muối mặt câm lặng, cũng có thể khổ sở lắm. Nhưng phần tôi, cũng bất đắc dĩ phải hài tên họ ra vì trong tay tôi có tên tuổi họ và lá thư trên.
Đây là nội dung mở đầu tóm tắt của lá thư đó:
“Nous, intellectuels de l'ancien sud Viet Nam, profondément indignés par la bruyante campagne de calomnie et de dénigrement menée dans certains pays occidentaux contre la République socialiste du VN, notre patrie, estimons de notre devoir de publier la présente lettre”.
Và quan điểm của các trí thức có tên tuổi ở trên trùng hợp với quan điểm của một vài nhà báo: “Ces camps ne sont ni des clubs de vacances ni des Goulag”. Ý kiến của R. Pic, tháng tư 1976. J. Lacouture thì viết: “Ce n'est pas le Goulag apparemment- pas l'école des Roches non plus” tháng 5, 1976. Nói tóm một chữ: Chúng không phải những trại tập trung. Cũng không có cái bề ngoài của một trại diệt chủng. Đó là ý kiến của phóng viên đã đến thăm trại Nam Hà và đã gặp cựu đại tá Lê Thanh Hòa, cựu Trung Tướng Huỳnh Văn Cao, cựu nghị sĩ Nguyễn Văn Hàm.
Họ, những người trí thức có tên ở trên đã tự hạ mình để nói gian dối che đậy cho chế độ.
Phần tôi, xin được phép kiệm lời khi nói đến số phận người tù cải tạo. Bởi vì tôi không đủ tư cách, đủ lời để nói về điều ấy. Còn quá nhiều người mà nỗi khổ, nỗi nhục của họ không thể cất ra lời. Chẳng biết văn chương nào có thể chuyển tải những nỗi đau làm người của kẻ thua trận. Tôi cùng lắm chỉ đứng ngoài mà nhìn vào. Chỉ biết rằng khi tôi đọc: Một nửa Việt Nam Cộng Hòa nối dài của Tạ Chí Đại Trường nhắc đến đoạn: một người đàn bà ngồi trên xe ba bánh trên một đoạn đường đất đỏ, bụi mù. Xe vừa lướt qua thì thấy một đoàn người tù cải tạo đang lếch thếch trên đường về trại. Bà mủi lòng hất bao bố củ sắn xuống và những người tù xấu số đã chạy xô đến tranh dành như một lũ chó đói. Người đàn bà trên xe Lambretta ba bánh thấy cảnh đó bèn vội ôm mặt khóc. Tôi cũng chẳng làm gì khác hơn người đàn bà bất hạnh ấy.
(Ng V Lục, Lịch sử còn đó, tr 263)
Post a Comment