Friday, April 6, 2012

Cái dở của dân mình

Cái dở của dân mình là không biết hệ thống hóa và qui luật hóa sự việc. Thành ra truyền thống cứ mất dần vì chẳng ai hiểu bản chất vấn đề. Các nghệ nhân thì chỉ biết chơi theo cái hồn của mình, truyền lại cho học trò chỉ những gì mình làm được chứ không phải những gì mình biết. Thế thì đương nhiên nó phát triển lộn xộn và mất gốc.

5 comments:

nguoi gia online said...

Thêm một điều nữa là thầy thường"dấu bớt ngón hay" sợ học trò qua mặt. Bởi vậy ngày càng mai một những tinh hoa, hic hic.

Hồng Đức said...

Tui viết lộn xộn mà bác hiểu ngay ý. Cảm ơn bác Già. Đang suy tư về âm nhạc dân tộc VN. Suy rộng ra thành mọi ngành nghệ thuật cổ truyền của dân mình. Nó cứ lụi đi, khá nhanh.

Anna Nguyen said...

Nếu theo truyền thống cũ tôn sư trọng đạo thì chẳng bao giờ thầy dấu trò. Nhưng hôm nay là khác, thầy dạy cho trò nhưng trò cảm ơn người tổ chức lớp chứ chẳng nhớ cảm ơn thầy. Nếu vô phúc, trò cùng môi trường làm việc kiếm sống với thầy thì trò chẳng từ nan thủ đoạn nào để qua mặt thầy. Thậm chí đập nồi cơm của thầy thì trò cũng không từ. Vì vậy mà thầy nản lòng, chẳng tâm sức đâu mà dốc lòng vun cho trò.

nguoi gia online said...

Buồn :-((

Hồng Đức said...

@ Linalol: "Nhưng hôm nay là khác,"

Từ xưa rồi chứ không phải đến giờ nó mới ra như thế. Cả 4000 năm văn hiến cũng chỉ có một Trạng Lường Lương Thế Vinh, và chưa quá số ngón của một bàn tay những người đặt nền móng lý thuyết cho các ngành khoa học tự nhiên hay xã hội.

Chính vì cha ông không đặt ra lý thuyết nên con cháu không biết nhìn vào nguyên ủy sự vật, để đến nỗi suốt lịch sử, dân ta chỉ biết giải quyết vấn đề dựa trên cái ngọn, cái bề ngoài của nó. Và suốt đời nhầm lẫn.

Gần nhất và đã không thể sửa được là sự nhầm lẫn (của các đại trí thức của đất nước) về khái niệm tự do, dân chủ, khái niệm dân tộc thống nhất, đưa đến tự do trong cộng sản, dân chủ dưới quyền cai trị của một nhóm người, và thống nhất để cùng đói nghèo. Không tìm hiểu bản chất của cộng sản, không biết muốn dân chủ phải có dân trí, và không thấy được cái lợi của sự phát triển khu vực dựa trên tài nguyên địa phương.

Cách nay nửa thế kỷ là sự nhầm lẫn đánh đồng nhà nước với cha mẹ mình, nhắm mắt tuân theo để đấu tố giết hại chính cha mẹ anh em ruột thịt của mình. Và sự không phân biệt giữa tự do và trách nhiệm, lạm dụng dân chủ và quyền tự do cá nhân đưa đến một xã hội hỗn loạn rồi lại đòi được thịnh trị thông qua thế lực bên ngoài (đưa CS Bắc Việt vào "giúp" cai trị, đây là sự ngu dốt của các đại trí thức dính líu tới MT GPMN.)

Cách đây một thế kỷ và đã đi vào lịch sử là sự đánh đồng chủ nghĩa thực dân với chủ nghĩa nô lệ, đưa đến não trạng "phải tự giải phóng với bất cứ giá nào, kể cả hy sinh nhiều thế hệ nhân dân", phá hỏng sự chuyển biến hòa bình từ thực dân sang độc lập.

Cách đây hai, ba thế kỷ, vì ngu dốt khoa học cơ bản, sinh ra thói tự kiêu vô lối kết cục là bế quan tỏa cảng không theo kịp văn minh thế giới.

Và cách nay nhiều thế kỷ thì dân ta chỉ có mỗi một khoa học đạo đức, sống may nhờ rủi chịu với các vị quân vương và với sự hứng chí của phương Bắc tàn bạo. Có thể nhờ cái khoa học đạo đức này mà dân Việt tồn tại.

Nhưng từ hai trăm năm nay, cái khoa học kỹ thuật đang du nhập vào VN nó phá hoại mãnh liệt cái khoa học đạo đức cổ truyền vốn không có sách vở nào ghi lại, và vì không ghi lại, khi bị tấn công thì nó thua. Giá mà cha ông ta hệ thống hóa nó thành kinh sách, chứ đừng chỉ có thơ vè không thôi thì hay biết mấy.