Đến với nhau để tìm và để trao tặng một chút an ủi, để thỏa bản năng yêu thương, và để thăng hoa.
Friday, April 22, 2011
Trịnh Hội phát âm
Người MC thứ ba, Trịnh Hội, nói năng trôi chẩy thế nhưng phát âm không chính xác. Tôi không biết anh ta người miền gì nhưng giọng nói không đặc thù người miền Nam và có pha lẫn một tí tiếng Trung hay Quảng Nam (tôi không biết rõ). Tôi hoàn toàn đồng ý chúng ta nói năng khác nhau vì cha sinh mẹ đẻ, thế nhưng khi một người bước vào lãnh vực thông tin phát thanh hay phát hình, không cần biết người xứ nào, phải phát âm đúng ngôn ngữ tiếng của họ. Tiếng Việt cũng thế. Ngày xưa vào những năm đầu Trung học, Thầy dậy Việt Văn của tôi là người Nam. Tuy nhiên Thầy ấy sửa giọng nguyên thủy của Thầy để phát âm chữ chính xác, hỏi ngã, có “g” hay không “g” đâu vào đấy. Vì như thế đối với học trò, Thầy rất có uy tín là người dậy Việt Văn. Đằng này, Trịnh Hội “chín mươi chín” đọc ra “chính mươi chính”, “xin” đọc là “xinh”, âm “ngã” đọc thành âm “hỏi” thì không thể nào đóng vai trò xướng ngôn viên được. Nên nói thêm ở đây không phải tôi là người Bắc nên phê bình giọng nói người Nam: mỗi lần về Sài Gòn bật TV lên là hầu như tôi tắt ngay vì giọng người Bắc làm xướng ngôn viên tôi nghe không chịu được. Họ phát âm những chữ có dấu sắc như là dấu hỏi : “Anh đi đâu thể?” thay vì “Anh đi đâu thế?”, nghe chói tai như vừa mới bị cô Lan trong chuyện tình Lan và Điệp gióng tiếng chuông chùa ngang tai. (trích "Xem Paris by Night Tôi Là Người Việt Nam" của Nguyễn Tài Ngọc, http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm )
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
7 comments:
Phát âm PHÂN MINH là một tiêu chuẩn cần đạt được để một người thầy có được tính "mô phạm", để một xướng ngôn viên đạt được tính "phổ quát", để một diễn giả đạt được tính "thuyết phục" (viết đến đây nhớ câu "tôi nỏi đồng bào nghe rỏ không", cũng may ông ta không phải là diễn giả, mà ông ta là "bịp thiệt".)
Nguyễn Tài Ngọc có nhận xét và quan điểm về phát âm tiếng Việt y hệt như mình. Mình thì ngược lại với ông thầy Việt Văn của Ng tài Ngọc, mình đã phải tự sửa cách phát âm sai Bắc Kỳ của mình trong những "tr"/"ch", "x"/"s" khi đứng lớp.
Chả biết các thầy cô bây giờ có còn lưu ý điểm này??
Chẳng sửa! tự hào đọc sai nữa là khác: giọng chuẩn của Hà Nội nó phải thế!
Nghe trên TV thường ngày vẫn thế: xung xướng, xáng xủa, xâu xắc...
hơ hơ ... ngon he ?
Nếu nói về tài Năng thì phải có sự lựa chọn ,,Bất kể ngành nghề nào ...
Còn VN hiện nay toàn là COCC họ sử dụng làm gì có tài năng trước công chúng ?.....
Cái này nữa mới kinh: một hai ba bổn. xung xưởng,... tất cả dấu sắc biến thành dấu hỏi. Em ơi Hà Lội phổ.
"VN hiện nay toàn là COCC"
-----------
Ở các nước theo kinh tế thị trường, người ta để đồng tiền quyết định, vì lợi nhuận, người ta phải chọn người giỏi.
Nước ta theo KINH THẾ TỊ trường nên giống quái thai.
(Nói nhỏ: trong một số công ty lớn của Mỹ, việc người thân đưa vào làm việc không phải là hiếm, nhưng tài đến đâu thì ngồi vị trí đó, không có chuyện chó nhẩy bàn độc như ở VN ta).
Tuy nhiên, người Mỹ cũng chưa quan tâm đúng mức đến việc ăn nói rạch ròi ở bậc học college. Đi học college là một khốn khổ cho người mới đến Mỹ. Cũng may, sách thì hay, vì vậy chẳng cần thầy cô vẫn cứ làm bài thi tốt như thường.
Post a Comment