Friday, April 20, 2012

Tôi đã đọc ba bài báo của Lý Chánh Trung

 là: Dậy mà đi, Hàng hàng lớp lớp, Mặt đối mặt… Tôi có cảm tưởng đọc Lý Chánh Trung như đang đọc một Tố Hữu của miền Nam. Kể cũng là công bình, trong Nam có Lý Chánh Trung, ngoài Bắc có Tố Hữu. (NVL)

11 comments:

Hồng Đức said...

Cháu thấy chú nói quá.

Ví họ Lý với họ Tố thì cũng giống như ví con quạ với con kên kên.

Vả, xét về tài dùng chữ và ráp vần thì Lý đâu có. Hai người này chỉ giống nhau ở cái chữ Bất Trí.

Hồng Đức said...

trích NVL tiếp:

Nếu có chi khác biệt là ý tưởng của ông Trung có vẻ trí thức hơn.

Và xin lấy lại nhận xét của Đào Duy Anh khi viết về Lý Chánh Trung: “Những gì anh viết trước 1975 thì tôi đã đọc, còn những gì anh viết sau 1975 thì tôi không cần đọc, bởi vì tôi biết anh viết gì rồi.”

Hồng Đức said...

Cụ Đào Duy Anh viết thế thì ông Trung còn mặt mũi nào.

Hồng Đức said...

Và đây là một bằng chứng nhỏ: cảm nghĩ về văn chương miền Bắc ông (Lý Chánh Trung) viết: “Tôi tin rằng con đường cách mạng Việt Nam là một con đường rộng, con đường rộng thênh thang tám thước của nhà thơ Tố Hữu, và trên con đường đó, tất cả những người cầm bút miền Bắc cũng như miền Nam có thể bước đi thoải mái, vừa phát huy được cá tính và tài năng của mình, vừa được hợp nhất với dân tộc trong phấn đấu, trong gian lao, trong thắng lợi và trong hạnh phúc chung.”

Với sự thống nhất và phát triển đất nước, con đường ấy sẽ ngày càng mở rộng thêm nữa.

Dù sao cũng nên hiểu rằng, đây chỉ đánh dấu một chặng đường suy tư của tác giả sau chuyến đi tham quan miền Bắc trở về và đã được đọc tại rạp Rex, Sài Gòn và trên Đài truyền hình Tp. Hồ Chí Minh, cuối tháng 9/1975.

Năm 2005, tôi có găp ông Lý Chánh Trung, ông kể rằng sau tết Mậu Thân, 1968 thì ông bắt đầu có những liên hệ trực tiếp với MTDTGPMN. Do móc nối sẵn, ông đã đến một điểm hẹn bằng cách giơ một tờ báo lên và sau đó trao đổi mật khẩu. Việc trao đổi mật khẩu xong thì ông đi theo một phụ nữ đi ra bến xe đò đi Bình Dương. Đến Bình Dương thì đã có người chờ sẵn và chở xe gắn máy đi vào rừng. Chẳng biết đi bao lâu thì tới nơi, nghỉ ngơi và được gặp anh Huỳnh Tấn Phát. Họ cũng không yêu cầu ông tham gia vào MTGPMN, vì cứ hoạt động với tư cách giáo sư như hiện nay thì tỏ ra hữu hiệu hơn. Và kể từ đó, có liên hệ chính thức với MTDTGPMN.

Nhưng phần tôi nghĩ rằng những điều ông viết, cổ xúy về một cuộc Cách mạng xã hội không Cộng Sản chỉ là một bánh vẽ hay sao?

Đó chính là cái mà tôi gọi là ảo tưởng của trí thức miền Nam Việt Nam.
(NVL)

Hồng Đức said...

Đó chính là ảo tưởng của giới trí thức Việt Nam.

Thời đó, trước 1975. Và cả thời nay nữa, thưa chú.

song thu said...

Dân chúng miền nam thiệt là bất hạnh đơn, bất hạnh kép...

TÉ GIẾNG Ở YAHOO said...

Tui hổng dám nói ra nói vô về chuyện nội dung ổng nói gì. Nhưng tui nghĩ chắc nhờ ổng nói vậy mà giờ con ổng mới thành tư bản đỏ, đại gia cộm cán!

Hồng Đức said...

À thằng Lý Chánh Tà ấy à?

song thu said...

Phải, ổng nói chỉ trúng mỗi ý mở rộng báo chí : ( còn những cái gì thênh thang tám thước đó là ...đi về phía nhà tù, những gì phát huy được tài năng, cá tính, thăng hoa, thắng lợi và hạnh phúc ..blah ...blah ...thì ...thì ...vãi doan ! Hic! )

- Ngày xưa chỉ vài chục tờ báo của miền Nam, báo chí được phát triển sôi nổi, hào hứng. Bước đầu đi vào giai đoạn công nghiệp hóa khá năng động .
Đội ngũ ký giả năng nổ, đông đảo : nhà văn, nhà biên khảo, đồng thời là nhà chính trị = Lý Quý Chung, Lý Chánh Trung, Phạm Ngọc Thảo, Vũ Hạnh ...số lượng báo chí khá nhiều, từ 72-76 tờ, nhiều loại hình báo chí : báo viết, báo nói, báo hình, ảnh ...-> các ổng được tự do làm báo thoải mái , kể cả báo chí đối lập, báo chí bí mật : những tờ báo Trình Bày, Đối Diện, Đất Nước, Tự Quyết ..v.v..

Khi hiệp định Paris được ký kết, mấy ổng còn quay ra công kích mổ xẻ chính quyền SG, chửi mỹ công khai, ngay cả TT NVT cũng bị mấy ổng đem ra bêu riếu , chính quyền SG ra sắc luật 007về sửa đổi quy chế báo chí ...( Ra báo ký quỹ 20 triệu, nhật báo 10 triệu, nếu 2 lần bị tịch thu phải đóng cửa, trong 30 ngày từ khi ký quỹ nếu không thực hiện đầy đủ các khoản thủ tục ra báo thì coi như tự ý đóng cửa ..) --> thế là mấy ổng lu loa lên : sự sát hại báo chí, sự thọ nạn của báo chí, sự bóp cổ báo chí , khống chế tài chánh, bóp nghẹt báo chí ...blah ...blah ...đỉnh cao là cuộc biểu tình của ký giả ngày 10/10/1974 = họ gọi là " ngày ký giả ăn mày"

- 12/10/1974 : toàn thể báo ngày của thành phố đồng loạt đình bản để phản đối sl 007 .Tiếp theo, ngày 18/10CLB BC kêu gọi tẩy chay giải văn nghệ của TT Thiệu. Ngày23 /10 : đòi cách chức tổng trưởng bộ TT. ..v.v..

--> Nhưng bây giờ thì sao : hơn 700 tờ báo chỉ có 1 TBT, không cho ra báo chí tư nhân, không có quyền tự do báo chí , báo chí của nhà nước tha hồ mạ lỵ, đấu tố công dân cách bừa bãi ..v.v.. thử hỏi sao hổng thấy mấy ổng đấu tranh " nhà báo ăn mày" gì gì nửa đi ??? ( Vì bây giờ nhà báo lề phải quá giàu rồi, hahaha...)

Hồng Đức said...

cười đểu thế.

song thu said...

Làm gì có !

Cười tấn trò đời mai mĩa cho dân đen chúng tôi ...