Tuesday, November 9, 2010

My thought

Sẽ là cái đạo gì nếu các linh mục chỉ biết ban bí tích cuối cùng cho tử tội của một thể chế độc tài mà không vị nào có phương cách gì để giúp giáo dân thoát cái ách đó?

Sunday, November 7, 2010

Nguyễn Huy Thiệp giả!!!

.............
Được chứ (Ngừng – uống nước – chậm rãi kể) – Việc xảy ra sau Tết Nguyên Đán năm ngoái thôi. Tôi được ông Phan, tổng biên tập mới của đài gọi lên phòng riêng. Ông ta dặn dò và giao nhiệm vụ cho tôi tổ chức cuộc tiếp xúc giữa một ông Việt kiều từ Pháp về thăm quê hương và nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Ông Việt kiều này tên là Huỳnh Tấn Hải, đã sống ba chục năm ở Pháp, dân trí thức thuần túy, rất có lòng với đất nước. Ông Phan nhắc tôi phải tranh thủ mọi thiện cảm vì ông Việt kiều này rất có uy tín, ảnh hưởng khá rộng trong cộng đồng người Việt ở Pháp, làm tốt vụ này có thể lôi kéo nhiều đồng bào khác. Việc ông Huỳnh Tấn Hải tôi không lo. Lo nhất là phải gặp dàn xếp với Nguyễn Huy Thiệp về nội dung buổi tiếp xúc. Cái chuyện văn chương nó phức tạp lắm, lại nhè đúng cái ông nhà văn quái đản, lớ ngớ là tội vạ mình chịu. Tôi chỉ mới đọc được vài truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, nghe người ta tán tụng hoặc chửi bới anh ta thì nhiều, nhưng chưa bao giờ thấy mặt anh ta. Anh ta là một người lẩn khuất. Hôm sau tôi lấy địa chỉ, giấy giới thiệu của ông Phan, tìm đến nhà Nguyễn Huy Thiệp, nhằm đúng giờ ăn cơm mà gõ cửa. May là anh ấy có nhà, lại biết trước cuộc gặp. Đúng ngày dự định tôi bảo cậu lái xe ở đài chở đi đón ông Huỳnh Tấn Hải, ghé qua đón Nguyễn Huy Thiệp, rồi cùng kéo ra quán bánh tôm ngoài trời ở Hồ Tây. Trời nắng đẹp, không khí buổi tối đối thoại rất thoải mái cởi mở. Ông Hải có vẻ xúc động và hài lòng lắm. Ông đã tìm ra nhiều điểm tương đồng và càng thêm tin tưởng vào nguyên lý hòa hợp hòa giải đang ăn khách ở Paris, là người Việt ở trong nước và ngoài nước cùng bắt tay vào xây dựng đất nước, xóa bỏ mọi tị hiềm, hàn gắn những vết thương cũ. Ông cũng phát biểu những đề nghị với đảng cộng sản VN phải sửa chữa những sai lầm, mở rộng dân chủ, đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị v.v… Ông Hải đặt rất nhiều niềm tin đặc biệt vào mũi nhọn xung kích của những nhà văn trong phong trào văn học phản kháng như Nguyễn Huy Thiệp. Ông ta xin toàn bộ tác phẩm có chữ ký của anh ta. Vui vì kết quả cuộc gặp gỡ như mong muốn, ông Hải hào phóng tặng Nguyễn Huy Thiệp 5 nghìn quan, tặng phòng Việt kiều 20 nghìn quan Pháp để trang bị thêm phương tiện làm việc. Buổi nói chuyện vậy là thành công, gặt hái được cả tình, cả tiền. Tôi đem cuốn băng ghi âm về báo cáo và cho ông Phan nghe. Ông chỉ gật gù cười cười. Khi tôi nói thêm là ông Huỳnh Tấn Hải tỏ ra rất cảm kích và hứa tới đây sẽ vận động thêm nhiều bà con ở Pháp về thăm quê hương và góp ý cho Đảng, thì ông Phan bật cười thành tiếng, và hình như ông có thốt ra câu gì nghe như chữ : con vịt !

Chuyện đó qua đi. Hai tháng sau một hôm tôi có việc phải cùng thằng bạn vào Sở Công an ở phố Trần Bình Trọng. Lúc trở ra, bất ngờ tôi gặp Nguyễn Huy Thiệp ở chân cầu thang. Tôi gọi to để chào. Nhưng trái hẳn với sự cởi mở dạo trước, anh ta chỉ nhìn lướt tôi gật nhẹ một cái rồi đi khuất ngay. Tôi hơi bị hẫng, quay sang bảo thằng bạn :

- Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đấy.

Nó tròn mắt nhìn tôi :

- Ơ mày điên à?

- Sao ?

- Bố ơi… Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp là người khác cơ. Còn đó là lão Bảy, phó phòng Công an văn hóa đấy. Tao lạ gì thằng cha này.

Chuyện thật như đùa. Tôi kéo thằng bạn ra quán nước chè kể lại đầu đuôi và cùng cười phá lên. Cái trò chính trị nó đểu thế. Mười mấy năm làm nghề rồi mà còn bị lừa. Bất giác tôi nhớ đến nụ cười tủm tỉm và cái từ : “Con vịt” thốt ra ở cửa miệng ông Phan. Chẳng hiểu ông ấy định ám chỉ tôi hay là ông Huỳnh Tấn Hải đây.

..............
http://viethunggiao.multiply.com/journal/item/128/128

Tuesday, October 26, 2010

Tô Hải

“Mỗi bước ta đi đạp phải chân một tay… tiến sỹ!” Quả thật vậy:  Không một nước nào tướng hai, ba, bốn năm sao và tiến sỹ giáo sư lại nhiều như….. ong vỡ tổ, như ở cái nước “làm cái xe đạp cũng phải nhập nguyên liệu, phụ tùng nước ngoài”, nơi mà hoa hậu toàn quốc trả lời “Bikini là một món…súp Nga”! Nhiều tiến sỹ đến mức “làm đường đường lún, xây nhà nhà nghiêng”…. đi học, chữa bệnh mất tiền/ mà bao “tiến sỹ” ngang nhiên khoe rằng / XÃ HỘI CHỦ NGHĨA MUÔN NĂM/ Thằng nào chống nó ông… dần đến nơi..”. (To Hai http://caulongbachai.multiply.com/journal/item/6607/6607)

Wednesday, October 20, 2010

Sunday, August 29, 2010

Con Đường VN

Mới biết đến một cuốn sách có cùng tâm huyết như cuốn "Chính Đề Việt Nam." Chính Đề VN đã tỏ ra là tiên tri (vì viết trước). Còn Con Đường Việt Nam có là cẩm nang hay không thì còn tùy. Nhưng từ đó đến nay chỉ thấy có 2 người để tâm huyết mà viết loại sách này. Lạ thật! Dân ta sao vậy nhỉ? 2 người trong số 80 triệu người, suốt 50 năm????

--------http://chanlachong.multiply.com/journal/item/18/18?replies_read=25

Giáp đã sống trong cái vỏ thiên tài đó

Giáp đã sống trong cái vỏ thiên tài đó trong hơn nửa thế kỷ. Đến nay thì sự thực đã được phơi bầy:

Trong suốt hai cuộc chiến 1946-1954, 1954-1975, Giáp và đảng Cộng Sản Việt Nam đã dựa vào Trung Cộng gần như toàn diện. Nay họ đã và đang trả món nợ đó, trả bằng cả số phận của dân Việt, bằng cả đất nước do tổ tiên để lại: quê hương đang mất dần vào tay người Trung hoa Cộng sản. -------- (Bác sĩ Nguyễn Lương Tuyền)

Monday, August 23, 2010

Phạm Minh Hoàng

Phạm Minh Hoàng, Phạm Minh Hoàng, bực cái dại của anh nhưng mà thương, mà tội cho anh và gia đình quá.

Saturday, August 21, 2010

Hơi ác đây. Nhưng phải nói thật thế này:

"Đừng ai nghĩ và làm như những 'Việt kiều yêu nước'. Mà HÃY ĐỂ DÂN TRONG NƯỚC TỰ CHỨNG MINH SỰ ĐỐN MẠT CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN. Những tiếp tay về văn hóa, về giáo dục, về kinh tế, về từ thiện đều là những hành động làm chậm lại tiến trình giải thể cộng sản." HĐ.

Ngô Bảo Châu

Nói thêm:

NBC viết: "Có một vài bác không quen, bình thường cũng tỏ ra rất hiểu biết, lần này cứ thắc mắc về chuyện NBC [Ngô Bảo Châu] là lề trái hay lề phải.? Xin thưa, bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do."

Tôi dám chắc rằng đây là những dòng NBC viết để trả lời những con cừu lề trái. Vì những con cừu lề phải luôn cho là "đã là cừu thì phải đi lề phải", nên chúng không hỏi.
"bám theo lề là việc của con cừu." (Ngô Bảo Châu).----Ha ha. Lại tìm được một người nói hộ trước công chúng điều mình đã từng tâm sự với bạn bè. Mặc dù chỉ na ná thôi.

Hồi đó mình bảo: "Dân Việt bây giờ cũng giống như đàn bò đàn dê đang đi kiếm ăn, người ta muốn dân đi đường nào thì chỉ cần đặt vài cái rào thô sơ ở hướng đi ngược lại. Và ai cũng có cảm giác tự do được đi tới, dù chả biết đi tới đâu."

Và cái nhu cầu được tự do đi tới nơi vô định đó chính là cái bản năng của các bộ tộc du mục, các giống dân hoang dã thời xa xưa. Để thỏa cái bản năng này, dân du mục nhiều khi đã phải bỏ lại sau lưng những tài sản quí báu cả về vật chất lẫn tinh thần. Đó chính là lý do tại sao đã không tồn tại một nền văn minh du mục nào. NHƯNG CÁI VĂN HÓA DU MỤC THÌ CÓ THỂ VẪN TỒN TẠI VÌ NÓ LÀ BẢN NĂNG ĂN CƯỚP VÀ PHÁ HOẠI THIÊN NHIÊN CỦA CON NGƯỜI MAN DÃ.

Friday, August 20, 2010

Phạm Minh Hoàng

"Ông Hoàng ĐHBK Sài Gòn bị bắt đó. Bộ không đọc báo à."

"Trời, tưởng nói chuyện mục sư Hoàng. Thế này nhé: Qui luật về bó đũa: Cây đũa nào lỏi ra khỏi bó sẽ bị gẫy trước tiên. Vậy, để không bị gẫy, không phải là đừng lỏi ra khỏi bó mà là đừng nhập vào bó đũa."

Wednesday, August 18, 2010

Hóa ra cái Yahoo!360 biến thành Yahoo!Pulse

Hóa ra cái Yahoo!360 biến thành Yahoo!Pulse:http://pulse.yahoo.com/y/blog?page=15

Wednesday, August 4, 2010

Thế nào là yêu nước (bis)

Từ một câu trên Blog của ai đó:

"Xin Quốc hội thực hiện quyền tự do báo chí cho nước ta bằng với chế độ thực dân Pháp.”

Một người trả lời:

Nói chung thời Pháp thuộc cũng có nhiều cái tốt hơn bây giờ, nhưng đánh đuổi Pháp là đúng chứ chẳng có gì sai, bằng chứng là VNCH đã phát triển tốt hơn rất nhiều so với thời Pháp thuộc.

Tôi bị chữ “đánh” của câu đó ám ảnh và lên tiếng:

"nhưng đánh đuổi Pháp là đúng chứ chẳng có gì sai," Đương nhiên rồi bạn. Nãy giờ đâu có ai nói đuổi Pháp là sai đâu. He he. Tuy nhiên rất nhiều quốc gia thuộc địa của Pháp đã được trả độc lập mà chả tốn một giọt máu dân nào. Dù sau đó có ở trong Liên Hiệp Pháp nhưng hiện nay tiến bộ hơn VN rất nhiều.

"VNCH đã phát triển tốt hơn rất nhiều so với thời Pháp thuộc": lại đúng nữa. Chỉ vì dân ta thực sự làm chủ dân ta, chứ không phải một dúm người cưỡi đầu cả nước theo kiểu thực dân và độc tài còn hơn phong kiến. Mà dân ta thì vốn thông minh, cần cù và nhất là biết yêu nhau.

Và có một bạn đồng quan điểm nhưng lại bảo rằng bố bạn ấy nói (chứ không phải tự nghĩ).

Câu  “Tuy nhiên rất nhiều quốc gia thuộc địa của Pháp đã được trả độc lập mà chả tốn một giọt máu dân nào.” bố của tui hay nói. Người dân VN tin lời xúi giục nên bỏ mạng biết bao nhiêu...


Và câu phát triển dẫn đến kết luận trở thành như sau, được nêu do bạn trẻ nghĩ rằng phải “đánh đuổi” Pháp chứ không còn cách nào khác.Và câu phát triển dẫn đến kết luận trở thành như sau, được nêu do bạn trẻ nghĩ rằng phải “đánh đuổi” Pháp chứ không còn cách nào khác.
Và câu phát triển dẫn đến kết luận trở thành như sau, được nêu do bạn trẻ nghĩ rằng phải “đánh đuổi” Pháp chứ không còn cách nào khác.
Và câu phát triển dẫn đến kết luận trở thành như sau, được nêu do bạn trẻ nghĩ rằng phải “đánh đuổi” Pháp chứ không còn cách nào khác.
Rồi câu phát triển dẫn đến kết luận trở thành như sau, được nêu do bạn trẻ nghĩ rằng phải “đánh đuổi” Pháp chứ không còn cách nào khác.

Thực ra chuyện gì làm thì cứ làm, chuyện gì đến thì sẽ đến, ko thể ngồi chờ sung rụng được.

Theo HĐ tôi, “Làm gì cứ làm, chuyện gì đến sẽ đến” là một vấn đề triết học, khi áp đặt nó vào lịch sử và thực tế thì thường khập khiễng. Nó dùng để an ủi khi người ta bế tắc hoặc để nói về một tương lai mờ mịt. Nó không bao giờ dùng để giải thích lịch sử được.

Để tránh suy nghĩ tiêu cực ấy, tôi viết trả lời:

Câu "người dân VN tin lời xúi giục nên bỏ mạng biết bao nhiêu" là câu đáng suy ngẫm hơn. Nó lại là phản đề của câu "làm chuyện gì thì cứ làm" để tránh cảnh "chuyện gì XẤU đến thì sẽ đến VỚI CON CHÁU TA". Thời kháng Pháp, biết bao người có chí và có trí (trí vì biết mưu tìm một nền độc lập thực sự không qua ngả sắt máu hay thoát ách này lại vào tròng kia) như Phan Bội Châu hay Nguyễn Thái Học mà chỉ vì không biết tuyên truyền và nói dối cũng như không có hậu thuẫn của đại cường nên bị phản bội bởi chính người đồng bào xảo trá của mình.
Thế nên chuyện cần tập trung mà làm hiện nay là Phản Tuyên Truyền và Chống Nói Dối. Muốn vậy phải bình tĩnh và sáng suốt. Thái độ bình tĩnh đôi khi có vẻ "ngồi chờ sung rụng", vấn đề là người bình tĩnh cũng không nhẩy đong đỏng lên chống những người "có vẻ cực đoan".

Từ một nhận định chân thực về quyền tự do báo chí, nêu rằng hiện nay không bằng thời bị đô hộ bởi ngoại bang. Chúng ta khám phá thêm rằng cần phải có nhiều nhận định chân thực nữa về mọi sinh hoạt của người dân nước ta để gỡ bỏ những miếng da che mắt (ngựa) đang tồn tại trên mặt dân ta suốt hơn nửa thế kỷ qua.

Hồng Đức

Saturday, July 10, 2010

Cảm tưởng của Uyên Vũ khi đọc "Trại Súc Vật"

Rating:★★★★
Category:Books
Genre: History
Author:Uyên Vũ
Uyên Vũ - “Trại Súc Vật” ở Việt Nam Jul 10, '10 1:57 PM
for everyone
Uyên Vũ



Kinh ngạc là cảm giác đầu tiên khi tôi đọc từng chương, lại từng chương trong tiểu thuyết “Trại Súc vật” của Geogre Orwell. Thực ra tôi đã đọc nó một lần trên mạng cách đây đã lâu. Nhưng lần này với những trải nghiệm còn nóng hổi của cá nhân, tôi đã như thực sự “thẩm thấu” nó để đối chiếu với lịch sử. Thú vị hơn nữa, đây là một ấn phẩm hết sức trang nhã của Nhà xuất bản Giấy Vụn, được ấn loát đàng hoàng ngay tại Sài Gòn.


Có lẽ với đa số người trong nước, cái tên Geogre Orwell thật xa lạ. Nhưng với đại đa số độc giả trên thế giới, Orwell là cái tên hết sức nổi tiếng với các kiệt tác như Trại Súc vật, Một chín tám tư (Nighteen Eighty Four) và nhiều tác phẩm khác.

Hình bìa tác phẩm Trại Súc Vật do Nhà Xuất Bản Giấy Vụn phát hành tại VN


George Orwell, là một nhà văn, nhà hoạt động xã hội, chiến sĩ tranh đấu cho tự do, dân chủ, quyền của con người và quyền các dân tộc; độc đáo và sáng giá trong nửa đầu thế kỷ 20 cho đến bây giờ, Orwell là một trong những ngòi bút tiếng Anh được hâm mộ nhất ở thế kỷ 20. Ông sinh ngày 25 tháng sáu 1903 tại Motihari, Bengal, Ấn Độ, khi nó còn là một phần của Đế chế Anh dưới sự thống trị của nước Anh trong một gia đình người Anh với tên khai sinh là Eric Arthur Blair.


Ông là người tin tưởng thâm sâu và hiến cả cuộc đời cho Chủ nghĩa Xã hội, chống thực dân, đế quốc và cực quyền dưới bất kỳ hình thức nào, cả trong thế giới Tư bản và thế giới tự nhận là Cộng sản. Theo dịch giả Phạm Minh Ngọc thì Trại Súc Vật được in ở Anh ngày 17 tháng 8 năm 1945 và một năm sau thì được in ở Mỹ. Trước đó George Orwell đã cho xuất bản 9 đầu sách với tổng số bản in cả ở Anh và Mỹ là 195.500 cuốn. Sau chiến tranh thế giới thứ II do thiếu giấy nên số lượng bản in hạn chế, tuy vậy cho đến khi Orwell mất vào tháng giêng năm 1950 đã có tất cả 25.500 cuốn Trại Súc Vật được in ở Anh và 590.000 cuốn được in ở Mỹ. Điều đó nói lên thành công to lớn và ngay lập tức của tác phẩm. Sinh thời Orwell tác phẩm này đã được dịch ra tất cả các ngôn ngữ chính của châu Âu cũng như các thứ tiếng như Telugu (một dân tộc thuộc bắc Ấn Độ), Ba Tư, Iceland và Ukraine. Sau hơn 50 năm kể từ lần xuất bản đầu tiên, tác phẩm đã được dịch ra 68 thứ tiếng trên thế giới và thường xuyên được tái bản. Trong lần bình chọn 100 tác phẩm hay nhất trong thế kỉ 20 do nhà sách Random House tiến hành, Trại Súc Vật được xếp thứ 31. Tạp chí Time đã chọn Trại Súc vật vào trong 100 tác phẩm Anh ngữ hay nhất thế giới. Ngoài ra nó còn đoại giải Hugo năm 1996 và lọt vào danh sách “Các tác phẩm vĩ đại của Phương Tây”.


Trại Súc vật là một hiện nguyên về sự suy thoái từ cách mạng sang xã hội giai cấp, đã soi sáng bi kịch của loài người thế kỷ 20. Sự sụp đổ của Bức tường Berlin năm 1989 cũng như sự tan rã của Liên Xô năm 1991 càng làm cho chúng ta tin rằng những nhà văn hàng đầu luôn là những tiên tri sáng suốt.


Tên nguyên gốc của Trại Súc vật là Animal Farm: A Fairy Story (Trại súc vật – Một chuyện ngụ ngôn). Theo wikipedia, trong tác phẩm, George Orwell đã dùng hình tượng những con gia súc trong trang trại để thể hiện những tiên đoán của ông về một nhà nước Xã hội Chủ nghĩa. Tác phẩm được hoàn thành năm 1945, vào thời điểm đó phương Tây không có thông tin đầy đủ về những nhà nước này, như Liên Xô, và hệ tư tưởng Xã hội Chủ nghĩa đang ở thời kỳ thịnh vượng nhất chưa bộc lộ những yếu kém của mình. Thế nhưng những tiên đoán của George Orwell hoàn toàn đúng với những gì xảy ra sau này, dù là ở Liên Xô, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên hay Việt Nam.


Tuy tựa sách ghi rõ “một chuyện ngụ ngôn”, nhưng ở phần Lời Tựa cho lần xuất bản sang tiếng Ukraine được chính Geogre Orwell viết bằng tiếng Anh năm 1947. Ông đã viết: “Tôi trở thành người theo trường phái xã hội vì căm thù cách người ta đàn áp và khinh thường tầng lớp công nhân công nghiệp nghèo khổ chứ không phải vì thán phục xã hội theo kế hoạch hoá về mặt về mặt lí luận.” và “bộ máy tuyên truyền của chế độ toàn trị dễ dàng lèo lái dư luận ở những nước dân chủ đến mức nào. Hai vợ chồng tôi đã chứng kiến những người vô tội bị quẳng vào nhà giam chỉ vì họ bị nghi là không theo đường lối chính thống. Khi trở về Anh chúng tôi thấy rất nhiều người thạo tin và nhạy bén tin vào những bản án kì quặc về âm mưu phản bội và phá hoại do báo chí tường thuật từ những vụ án ở Moscow. Và tôi thực sự hiểu ra ảnh hưởng tiêu cực của huyền thoại Xô viết đối với phong trào xã hội ở phương Tây… đối với tôi điều cực kì quan trọng là nhân dân Tây Âu phải nhận rõ chế độ Xô viết như nó đang là. Từ năm 1930 tôi nhìn thấy rất ít bằng chứng là Liên Xô đang tiến đến cái có thể thực sự gọi là Chủ nghĩa xã hội. Ngược lại, có những chỉ dấu rõ ràng rằng xã hội ấy đang chuyển hoá thành xã hội có tôn ti trật tự và những người cầm quyền, cũng như mọi giai cấp cầm quyền khác, chẳng thấy có lí do gì để rời bỏ quyền lực đã làm tôi choáng váng“.


Hơn 60 năm đã trôi qua kể từ khi viết những lời trên, Người chiến sĩ của xã hội, nhà văn Geogre Orwell đã chứng tỏ khả năng tiên đoán lỗi lạc của ông qua tác phẩm Trại Súc vật, vì truyền thông Tây phương cho đến gần đây vẫn luôn “ngây thơ” tin vào những điều “thần kỳ” của xã hội Xô Viết, họ không hề biết những lừa bịp của chính quyền Xô Viết, những tội ác man rợ dưới thời cai trị của Stalin như Orwell đã viết trong Trại Súc vật. Cho đến khi Liên Xô và khối Đông Âu sụp đổ, những bí mật được bạch hóa, người ta mới phần nào biết được thảm cảnh của một xã hội giỏi bưng bít thông tin. Mới đây Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã lên án nhà độc tài Iosif Vissarionovich Stalin một cách bất ngờ và mạnh mẽ. Theo báo “Izvestia”, ông Medvedev cho biết: "Liên Xô (lúc ấy) có một cấu trúc rất phức tạp. Người ta có thể miêu tả chính quyền Stalin như là một chế độ toàn trị. Các quyền cơ bản và quyền tự do đã bị đàn áp. Stalin đã giết dân mình hàng loạt, tội ác này không tha thứ được.“ Giới báo chí thật ngạc nhiên về lời tố cáo tội ác của Stalin từ tổng thống Dmitri Medvedev, ông ta hoàn toàn không bị sức ép công luận để phải nói ra lời khó nói này, hay nói đúng hơn là TT Medvedev đang nói sự thật về đồ tể Stalin mà Orwell đã tiên đoán trước khi Medvedev ra đời hơn 20 năm. Nhìn qua Bắc Triều Tiên cũng thế, với lượng thông tin nhỏ nhoi được tiết lộ gần đây, nhân loại khó có thể tưởng tượng nổi những gì đang thực sự diễn ra trong cái xã hội luôn chìm trong “khu trại bí ẩn” đó.

Tôi không định lược thuật hay kể lại câu chuyện ngụ ngôn đầy tính tiên tri này. Có lẽ mỗi người khi lật giở từng trang sách sẽ có những cảm xúc, những bất ngờ thú vị khác nhau và chắc chắn ai cũng sẽ liên tưởng từng “nhân vật” trong tiểu thuyết với những mẫu người nhan nhản ngoài đời. Tôi muốn trân trọng giới thiệu nó với độc giả và xin trích vài đoạn trong tác phẩm: “Một lúc sau thì từ cửa chính ngôi nhà cả đàn lợn bước ra, tất cả, không trừ con nào, đều đi bằng hai chân sau. Một số con bước đi một cách tự tin, một số con còn lảo đảo, giá có cái ba toong thì vững hơn, nhưng tất cả đều đi một vòng quanh sân mà không con nào bị ngã. Cuối cùng là tiếng chó sủa dữ dội, tiếng gà gáy vang rền và Napoleon bước ra, lưng thẳng tắp, dáng oai vệ, nó nhìn khắp lượt, xung quanh tíu tít bày cừu. Chân trước nó cầm một cái roi to“. Và một đoạn nữa : “Mọi thành tích đều được qui về cho Napoleon. Có thể nghe thấy hai con gà mái tâm sự: “Dưới sự dẫn dắt của Đồng chí Napoleon, Lãnh tụ của chúng ta, tôi đã đẻ được năm quả trứng trong sáu ngày vừa rồi”; hay “hai con bò vừa uống nước vừa nói: “Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của đồng chí Napoleon mà nước dạo này mới ngọt làm sao!”. Tôi cũng xin trích thêm một câu lừng danh của kiệt tác này: “MỌI CON VẬT SINH RA ĐỀU BÌNH ĐẲNG, NHƯNG CÓ MỘT SỐ CON BÌNH ĐẲNG HƠN NHỮNG CON KHÁC“.


Ngoài Trại Súc vật, Geogre Orwell còn cho ra đời tác phẩm nổi tiếng “1984″ (Nineteen Eighty-Four).Đây cũng là một tác phẩm viết dưới dạng giả tưởng xuất bản lần đầu năm 1949, được dịch ra hơn 65 thứ tiếng và để lại ấn tượng sâu đậm trên văn đàn thế giới thế kỷ 20. Cuốn sách này cũng nhiều lần được đưa lên truyền hình, dựng thành phim, kịch, lên sân khấu opera. Nhân vật Big Brother của tác phẩm 1984 khi dựng thành phim trở nên nổi tiếng ngang hàng với chuột Mickey của Walt Disney. 1984 thường được trích dẫn khi người ta muốn mô tả một xã hội chuyên chế, độc tài.


Tôi không biết trước đây đã có ấn phẩm tiếng Việt nào của Trại Súc vật chưa, nhưng việc đến bây giờ Nhà xuất bản Giấy Vụn mới chọn in từ bản dịch xuất sắc này của Phạm Minh Ngọc vẫn là quá muộn. Nhưng dù muộn còn hơn không. Tôi ước mong thật nhiều người Việt được tiếp cận trọn vẹn với tác phẩm này cũng như mong ước được cầm trên tay bản tiếng Việt của tác phẩm 1984.


Uyên Vũ

Friday, June 4, 2010

Bắn đi, bắn đi!!



Tôi muốn hát cho thằng bé tát dầu
Chết nơi cầu cạnh xưởng Ba Son
Tuổi mười ba da trần xạm nắng
Vớt cặn dầu về đổi lấy miếng cơm

Hai đứa bé bơi xuồng đến gầm cầu
Đứa quơ dầm miệng giục em ơi
Phải làm nhanh coi chừng họ thấy
Tát lẹ vào dầu đổ ướt chiếc khoang
Ôi quá nhiều dầu sao quá nhiều
Chắc phen này hẳn được cơm no!
Ngày chợ đến sẽ mua sữa một lần
Cho thằng Cu nếm thử nghe em

Mơ chưa dứt, trên cầu chúng thấy rồi
Mắt lạnh lùng nạp khẩu AK
Ở ngoài kia con thuyền vùng vẫy
Cố vào bờ liều mạng trốn thoát thân
Cố sức chèo thằng bé cố chèo!
Tay quơ dầm mà thuyền như không đi!
Tràng đạn bắn chết em quá vội vàng
Buông dầm rơi ngỡ ngàng trên khoang...

Thuyền không lái nghiêng nghiêng xoáy giữa dòng
Máu em trào nhuộm cả hai vai
Thằng nhỏ ôm anh mình bật khóc
Lớp cặn dầu này đổi lấy xác anh!
Bé tát dầu, thằng bé tát dầu!
Chết nơi cầu cạnh xưởng Ba Son
Thằng nhỏ chết vớ đôi mắt mở trừng
Trên giòng sông sóng gợn rưng rưng

Tôi muốn hát cho thằng bé nước Việt
Chết như một kẻ thùvô danh
Phản động chăng hay là đế quốc?
Biết đâu rằng chỉ chủ nghĩa giết em!
Bé tát dầu, thằng bé tát dầu!
Chết nơi cầu cạnh xưởng Ba Son
Thằng nhỏ chết vớ đôi mắt mở trừng
Trên giòng sông sóng gợn rưng rưng



===============

Đứa Bé Chết Trên Dòng Sông Quê Hương
Phan Nhật Nam
Chuyện kể theo nhạc và lời “Thằng Bé Tát Dầu”, của Phan Văn Hưng nghe trên đường đi.
Hai đứa bé không kịp nhìn ra cảnh sắc huy hoàng khi Sàigòn vừa lên đèn Ánh điện từ cơ xưởng hải quân chạy dài theo bến cảng, nhấp nhô, long lanh trên những tầng lầu, hiện rõ dần khi màu nắng vàng nâu trôi chậm về phí biển và bóng tối bắt đầu loang lạnh dòng sông. Từ Thủ Thiêm, hai đứa nhỏ nương bóng tối, vượt qua sông, hướng phía rạch Thị Nghè, nơi con sông quành một khúc cong rộng, nhập với dòng đồng Nai trước khi đổ ra biển.
- Mình đi thế nầy có sớm không Hai? Đứa nhỏ âu lo hỏi anh theo nhịp thở khi cố rướm mái chèo đưa con thuyền gối lên lườn sóng đang mỗi lúc mỗ mạnh bởi ngược dòng triều cuồng cuộn chảy ra biển.
- Không đâu, giờ nầy lính gác thường không để ý, họ đang mắc ăn nhậu, đi khuya hơn, dễ bị lính thấy vì lúc đó không còn ai trên sông, người lớn lúc đó cũng tới bộn, mình con nít làm sao chen vô.
Thằng anh bỏ dở câu nói, nhấc người lên khỏi sàn thuyền để dầm xuống tay lái bị giật ngược vì có chiếc thuyền sắt lớn đang đi qua. Bóng tối âm u của thân tàu làm thẫm thêm màu đêm trên sông đen.
- Hai à. đứa em lại mở lời. Nó nhận ra có điều gì bất ổn giữa nỗi im lặng sâu sắc nầy.
- Đừng nói nữa, tao đang kẹt tay lái, mầy không thấy sao. Hỏi miết!
Thằng anh cao giọng tỏ ý bực dọc. Nhưng khi chiếc thuyền đã trôi xuôi theo nếp sóng, nó nhận ra qua bóng đêm, thân hình nhỏ yếu gầy gò của đứa em đang lay lắt chuyển dịch, lòng nó dâng lên mối xúc động bùi ngùi. Tộ nghiệp, má mất từ lúc nó còn nhỏ, và thằng cu vừa chập chững biết đi. Và cảnh tượng khi nó trở về từ Chợ Cầu Ông Lãnh, hai đứa em ngồi co quắp thoi thóp bên cạnh thây người vừa qua cơn hấp hối. Người mẹ nằm lật ngửa trên đống vỏ dừa xập sùi lớp rác bùn nhơ nhớp, mắt đứng tròng ngầu đục chống ngược nhìn lên gầm cầu rung rinh dưới sức nặng của đoàn xe tải, xe ba gác, khối người đang chuyển dịch náo động bên trên. Khi kéo hai thân thể nhỏ bé hôi hám ra khỏi vùng người chết, nó nhìn xuống mắt người mẹ đang mở trừng trừng khô rốc. Má chết nghe má! Không một tiếng khóc, kể cả nó, dù đã đủ trí khôn để hiểu nỗi đau lần mất mẹ. Mỗi chiều chèo thuyền qua sông, nhìn về miệt rạch Bến Nghé, khi nhớ lại chuyện của năm qua, nó có cảm giác như vừa mới đang xảy ra. Nó luôn thấy nặng nặng phiền phiền trong lồng ngực. Ngày nó mười bốn và đứa em nầy lên bảy. Móc được dầu khá khá, mầy muốn Hai mua cho mầy cái gì? Nó hỏi em thắm thiết, lòng trùng lại bởi mối xa xót thương yêu. Tội nghiệp, thằng nhỏ có bữa nào được no đâu! Nó thương em bởi hằng hiểu cơn đói luôn quặn thắt trong thân.
- Em không muốn gì trọi trơn. Chỉ muốn có má thôi. Còn má thì cái chi cũng có, Hai không nhớ lần má cho mình ăn bún nước lèo há! Đứa em trở lại sinh động, phấn khởi làm như thể đang được ăn món ngon kỳ lạ kia và người mẹ ngồi nhìn con tươi vui rạng rỡ.
- Mầy nói vậy, còn ba thì có nhiều thứ hơn nữa. Giọng thằng anh trở nên khàn đục như đang phải nuốt một thứ gì đắng, cứng, quá khổ.
- Em đâu biết, mà ba làm gì, ba đâu rồi, sao ba không ở với má và anh em mình? Thằng em dò hỏi. Quả thật, đã từ lâu nó không nghe, biết về người cha.
- Mầy biết vậy thôi, khi nào lớn lên tao nói cho nghe, mà thôi, cũng không nên.
Thằng anh chấm dứt câu chuyện. Nó trở nên nghĩ ngợi, bởi thật sự cũng không muốn nhớ cảnh tượng buổi sớm mai hôm đó. Người lính đứng giữa đám nhà doanh trại đang bốc cháy, tay anh cầm chắc một cây súng, lưng, vai đeo đầy giây đạn và hai khẩu súng khác. Toán lính vừa bắn vừa lùi dần về sau những căn nhà trại gia binh. Đám đàn bà và con trẻ nháo nhác, những viên đạn pháo nổ chụp, một vài cơ sở bốc cháy. Mầy chạy đi, dẫn dùm vợ con tao ra Cổng C, tao với mấy đứa tiểu đội hai giữ chốt nầy, không cho tụi nó vào bộ tư lệnh! Ba nó hét những lời hỗn độn với những người lính chạy lố nhố chung quanh. Người mẹ quỳ xuống van nài. Mình mình, mình đừng bỏ mẹ con tui. Mình đừng bỏ mẹ con tui. Má nó day day cánh tay ra hiệu cho nó chạy đến ôm chầm lấy người cha. Hai đứa em nhỏ vùng vằng, khóc ngất. Ba nó gầm gừ. Má nó với mấy đứa nhỏ chạy ra cổng đi. Tui không bỏ đi đâu hết, cứ chạy xuống chỗ Nhà Thờ Ba Chuông ở tạm. Ba nó chạy đến sau những thân cây keo cùng những người lính khác. Đầu cổng chính Trại Hoàng Hoa Thám, lối vào Bộ Tư lệnh Sư đoàn Nhảy Dù, chiếc xe tăng xoay nòng súng dò tìm độc ác... Viên đạn nổ bùng. Những xác người bay bay. Mình ơi! Má nó gào ngất. Má... má! Nó cũng kêu khản tiếng thất thanh bất ngờ. đứa bé em bế trong tay ré khóc. Chiều nay qua sông giữa màn đêm, thằng bé thấy lại lửa và cảnh má nó quay cuồng bên xác người cha vừa bị bắn tung xé bay mù. Thằng bé hằng sống cùng lửa - Lửa của mỗi ngày. Lửa qua mỗi đêm - Dẫu nó không biết tại sao, do đâu, là gì?! Đêm nay, nó thấy lửa bùng lớn hơn bao giờ hết. Vừa rồi, khi gắt em chính là lúc nó đang ngộp thở bởi hình như lửa đang sát cạnh, nóng ran tự trong thân... Sắp đến chỗ rồi mầy, đừng nói gì nữa. Thằng anh chuyển lệnh cho em. Âm tiếng lạnh lẽo. Nó nuốt vội chút nước bọt bởi miệng nhạt đắng, khô khan. Chiếc ghe nhỏ len dần vào giữa những thân thuyền cao, đen, nằm lặng lẽ như những con vật khổng lồ no mồi say ngủ. Bây giờ chỉ còn đứa lớn chèo sau lái, thằng em đã sẵn chiếc thùng ni- lông trong tay, nó chồm ra khỏi thành ghe, nghiêng hẳn nửa người nằm ngang trên mặt nước, vục nước tù giữa hai thân tàu chở dầu nằm ụ. Đây... đây, Hai... Thằng bé em múc vội một bình ni-lông nước, vục tay vào, đưa lên mũi ngửi ngửi. Đúng rồi Hai, em thấy như là dầu nguyên xi. Đứa anh vội vàng. Mầy nhẩy qua múc đi, đợi gì nữa, khi nào mệt, qua giữ lái để tao thay. Tiếng phì phọt múc dầu đều đặn chen lẫn hơi thở dồn dập của đứa bé đang trong cơn căng thẳng. Thỉnh thoảng có lời xuýt xoa tiếc rẻ. Nhiều quá, dầu nhiều quá, biết vậy mình mượn cái ghe bác Bẩy, múc được nhiều hơn, chắc họ mới xả buổi sáng. Khi đứa anh bắt đầu thay em vì chiếc ghe chỉ còn di động đong đưa do thân đã bị mắc vào cạnh một xà-lan rộng nên đứa em chỉ cần nắm giữ những vỏ bánh xe dùng làm phao cấp cứu gắn hai bên sườn. Thằng em rãnh rỗi, khơi chuyện, nói lời vui...
- Vừa rồi Hai hỏi em có muốn ăn gì phải không?
- Ừa, cho mầy nói đi.
- Không, em không cần, nhưng nếu mình bán được dầu, có tiền, mình mua cho thằng út hộp sữa, từ ngày má chết, nó có được ai cho bú đâu, Hai chịu không? Được, để tao coi.
Đứa anh trả lời mơ hồ phần vì bận việc, nhưng quả thật, trong lòng đang có điều mơ hồ thấp thoảng âu lo. Khi cúi mình trên dòng nước đen hăng hắc hơi dầu, nó ngửi thấy mùi khói và lửa ngọn bùng bùng rực đỏ đâu đây. Bộ đội Trịnh rút điếu thuốc cong queo từ trong túi áo. Ba số nhá, thuốc thẳng ba số đấy! Anh ta đi đến dưới trụ đèn, nhìn rõ hơn những giòng chữ nhỏ màu xanh in trên giấy cuốn điếu thuốc. Anh không đọc hiểu, nhưng thật sự cũng chẳng cần thiết. Ba số, ba số, thuốc thẳng có “cán” giấy vàng. Trịnh lẫm bẩm khi nhìn vào hàng chữ số “555” và khúc đầu lọc bọc giấy kim loại màu vàng. Chiến thật, tụi đế quốc phí thật, giấy kim loại đắt đến thế mà chúng dùng chỉ để làm thuốc cán! Anh ta hân hoan khi so sánh với những điếu thuốc bọc giấy bạc của Hà Nội, những thứ thuốc giành cho cán bộ cấp cao. Thăng Long, Điện Biên. Chẳng làm sao bì được với “thằng ba số” nầy! Anh nhẹ kéo giây tìm chiếc hộp quẹt nhôm màu trắng. Phải làm thế nào để không phải bật quẹt lần thứ hai, mùi xăng bốc lên sẽ làm hư thuốc. Anh cẩn thận, chuẩn bị tỉ mỉ trước khi trịnh trọng mồi điếu thuốc. Bộ đội Trịnh tì người trên lan can tàu, nhìn xuống giòng sông, rít dài hơi tận hưởng khoái lạc khi thân thể mở ra, đầy ắp khối lượng khói thuốc thơm lừng. Anh đưa mắt nhìn nơi xa, bên kia sông, dãy nhà lốm đốm đèn đỏ trước khi xoay vòng phía sau. Thành phố rực sáng như tập trung hết nguồn điện của tất cả đế quốc, Mỹ-Nguỵ có được. Gớm, sao chúng phí điện đến thế! Anh hằng có cảm giác kinh sợ thán phục chen lẫn giận dữ mỗi khi nhìn vào sinh hoạt của người, sự việc hằng ngày xảy ra nơi miền Nam, ở Sàigòn. Giải phóng rồi chúng còn thế, không biết trước kia “phồn vinh giả tạo” nó ra làm sao, chính chúng nó phí phạm thế mới làm “ngoài ta” khốn khổ, chứ không ai vào đây tất!” Trịnh hằng kết luận như thế cùng đồng ngũ và chính bản thân. Bỗng bộ đội Trịnh la lên tiếng sửng sốt lẫn phẫn nộ khi nhìn xuống giòng sông, khoảng giữa những thân tàu dầu, dạng hai đứa bé đang trên con thuyền chòng chành, xô đẩy bởi dòng chảy dồi sóng chuyển dịch do vài con tàu chung quanh rời bến. Và tai hoạ thực xẩy ra. điếu thuốc rời khỏi môi rơi xuống. Chấm tàn đỏ bay ngoằng ngoèo trước khi mất hút trên vùng nước đen. Bộ đội Trịnh gầm rú..
- Ông giết chúng mầy!
Anh ta giật khẩu AK trên vai xuống với động tác quyết liệt, mạnh mẽ. Bộ đội Trịnh nhắm vào lỗ chiếu môn, đỉnh đầu ruồi, đầu nòng súng đến thân thể người. Chiếc nón cối rơi tung xuống đất. Mặc! Anh nghiến chặt răng. Bóp cò. Tràng đạn nổ ròn ba nhịp.
Chết rồi Hai ơi... họ thấy mình rồi... chèo đi, chèo lẹ đi! Không ai bảo ai, hai đứa bé đồng cuống quýt, thằng em nhẩy vội về thuyền. Những cánh tay gầy, yếu vung tròn, chuyển động dồn dập, tới tấp... mau lên, mau Hai ơi, mau lên... Những viên đạn vạch đường đỏ đuổi theo. Bộ đội Trịnh bóp cò lần thứ hai. Bộ đội Trịnh bóp cò lần thứ ba. Những đầu đạn rơi xuống nước, xé tung gỗ sườn ghe, và ghim im đâu đó nơi thịt da đứa nhỏ. Thằng anh gập nửa thân người ngang be thuyền, mặt úp xuống nước. Trên vũng đen im xao động nó thấy lửa. Lửa phần phật, chập chờn như buổi sáng cuối cùng với cha nó. Hai ơi... anh ơi... Hai đừng chết bỏ em... tội em! tìmứa bé em muốn kêu lên như thế, nhưng bởi nó đã thật sự kiệt sức khi chiếc ghe thoát được ra giữa giòng sông. Chung quanh. Sông Sài Gòn, đoạn chảy qua xưởng Ba Son im lặng biền biệt trôi.
Phan Nhật Nam

Wednesday, June 2, 2010

Trần Dân Tiên

Việc ông tự tay viết cuốn "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch" để tự tôn vinh mình rồi ký tên giả Trần Dân Tiên là việc đồi bại nhất trong văn học sử nhân loại.

Từ việc này, mình mới thay đổi cách nhìn con người ông ta. Trước khi đọc cuốn đó, mình cũng nghĩ giống Bùi Tín hay Dương Thu Hương.

Tuesday, June 1, 2010

Hồ Chí Minh là người tài giỏi??

Em cho là ông Hồ Chí Minh là người tài giỏi. Ai cũng biết người tài giỏi là người thấy xa trông rộng. Một người chỉ thấy có mỗi một con đường dành độc lập bằng bạo lực hẳn là một người không tài giỏi. Bằng ngược lại, y tài giỏi thực và đang muốn một điều gì khác qua cách áp dụng bạo lực đó. Tôi cũng thiên về ý sau này vì không phải lúc đó ông Hồ Chí Minh không biết đến các con đường khác: em hẳn biết về cụ Phan Bội Châu hay Thánh Gandhi. Vậy cái điều ông Hồ Chí Minh muốn hoặc bị bắt buộc phải làm là gì? Có cái thế lực nào đó đang bắt ép ông phải chọn con đường hy sinh xương máu của đồng bào không? Em có bao giờ thắc mắc đến điều này chứ? 

Và tôi không nghĩ khác em về việc ông Hồ là người tài giỏi. Nhưng tôi nghĩ xa hơn một chút. Trong trí tôi đang nghĩ đến những khoa học gia tài giỏi đi phục vụ cho những ông trùm tội ác hoặc những ông trùm tội ác đang tìm cách thống trị thế giới tức là đang phục vụ cho quỷ vương. 

Giờ thì chắc em hiểu ý tôi rồi: Không ai gọi việc đem thân mình phục vụ cho bất kỳ một thế lực đen tối nào là việc làm khôn ngoan. Ông bà ta lại có những chữ như “gian nhưng không ngoan” hoặc “thấy một mà không thấy hai” trong trường hợp này. Còn nếu ông Hồ không thấy đó là thế lực đen tối tức là ông ấy không thấy xa trông rộng gì cả...

Saturday, May 29, 2010

Lê Thị Công Nhân

Vào khoảng 5h chiều ngày 28 tháng 5/2010, khi đang ngồi uống cafe với 2 người bạn thì bất ngờ công an ập đến và ngang ngược yêu cầu cô Lê Thị Công Nhân phải đứng lên đi theo. Trước yêu cầu quá vô lý, Công Nhân kiên quyết từ chối. Ngay lập tức, 6 viên an ninh xúm lại dùng bạo lực bẻ tay, nắm tóc và kéo chị đi.

“Họ bảo mình đi theo họ, mình không chịu đi. Thế là nói một lúc, cả 5, 6 người đồng thanh lao vào túm chặt mình lôi đi. Mình gào khóc ầm ĩ vì uất ức không chịu được, mình dãy dụa khiến bàn ghế lật tung…"

"Tráo trợn hơn, một nữ công an la lối 'Người đâu, ra lập biên bản con này hành hung người khác!'”.

Tuesday, May 11, 2010

Việt mượn Hán hay Hán mượn Việt?

Rating:
Category:Books
Genre: Nonfiction
Author:Hà Văn Thùy
Việt mượn Hán hay Hán mượn Việt?

Hà Văn Thùy

Nhiều năm nay ông Huệ Thiên giữ chân chủ xị mục Chuyện Đông chuyện Tây của tạp chí Kiến thức ngày nay. Công bằng mà nói, ông có giúp cho độc giả những phút thư giãn bổ ích khi biết thêm những điển tích, những chữ nghĩa cổ. Người đọc nhận ra rằng, ông chịu tra cứu, phần nhiều nói có sách mách có chứng. Tuy nhiên, trong một số bài viết của ông có những kiến giải chưa thỏa đáng. Những kiến giải đó xuất hiện trên tạp chí, trên nhật trình, nguyệt trình là chuyện thoảng qua nhưng khi tập hợp lại thành sách NHỮNG TIẾNG TRỐNG QUA CỬA CÁC NHÀ SẤM* gây không ít ngộ nhận. Điều khiến chúng tôi băn khoăn là ông có cái nhìn thiên lệch trước một số hiện tượng tế nhị trong ngôn ngữ Việt. Chúng tôi có vài điều xin thưa lại.



Trong bài Về những địa danh "thuần Việt" thời Hùng Vương, trang 145, khi bài bác quan điểm cho rằng, yếu tố "Kẻ" và những địa danh đi liền sau nó như "Mẩy", "Cót", "Vòng"… (thành những "Kẻ Mẩy", "Kẻ Cót", "Kẻ Vòng") là những tên Nôm làm thành một "hệ thống tên xã thôn hoàn toàn khớp với cương vực nước Văn Lang được ghi lại trong truyền thuyết dựng nước," ông "đã chứng minh rằng "kẻ" là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ (giới) mà âm Hán Việt thông dụng hiện đại là giới, âm Hán Việt hiện đại ít thông dụng hơn là giái, còn âm chính thống gọi là cái." Và "những cái gọi là tên Nôm hoặc "thuần Việt" như Mẩy, Cót, Vòng… chẳng qua chỉ là âm xưa của những chữ Hán nay đã được đọc theo âm Hán việt hiện đại mà thôi(!)"



Đọc những dòng trên hẳn không ít người phải than "hỡi ôi" cho tiếng Việt, cho dân tộc Việt! Một dân tộc có 70% tiếng nói vay từ tiếng Hán mà đến một vài chữ hiếm hoi tưởng như đăc sản, đăc hữu cũng là đi mượn nốt! Dù không biết ông nói đúng hay sai nhưng chí ít cũng thêm một chút đau lòng! Một dân tộc vay mượn tới chừng đó trong ngôn ngữ thì nếu có bị nô lệ cũng đáng đời!



Để minh chứng cho ý tưởng của mình, ông bắt đầu từ tên Mơ, một tên gọi phổ biến ở vùng Hà Nội: "đó rõ ràng là một từ việt gốc Hán có liên quan đến chữ/từ mai. Đó dứt khoát không phải là một yếu tố Nôm, thuần Việt hoặc Việt cổ và đây tất nhiên không phải là trường hợp duy nhất." Và ông dẫn ra hàng loạt trường hợp khác: Núc là âm xưa của Canh Nậu; Vài, của Ngọc Nhị; Gượm, của Cần Kiệm; Noi, của Cổ Nhuế; Núc, của Dị Nậu; Vòng, của Dịch Vọng; Gạch, của Ô Cách... Trong những căp tương ứng trên đây, tiếng đầu (Núc, Vài, Gượm…) là âm xưa, còn tiếng sau (Nậu, Nhị, Kiệm...) là âm nay của cùng một chữ Hán trong những địa danh hữu quan và sự tương ứng đó là hoàn toàn nhất quán trong các địa danh chỉ nhiều địa phương khác nhau, thậm chí rất xa nhau: "Núc không chỉ là Canh Nậu, Dị Nậu Hà Nội mà còn là của Dị Nâu vùng Tam Đảo. Gạch không chỉ là Ô Cách ngoại thành Hà Nội mà còn là âm xưa của Bình Cách thuộc Đông Quan Thái Bình..." Từ đó ông kết luận: "Sự tương ứng nhất quán đến cao độ trên đây là một chỗ dựa chắc chắn để khẳng định rằng những cặp từ đang xét chỉ là âm xưa và âm nay của những chữ Hán hữu quan. Nếu là phiên âm thì, dù âm gốc có là một, từ địa phương này sang địa phương khác, kết quả phiên âm thế nào cũng có sai biệt, và có khi khác nhau rất xa."



Để củng cố cho lập luận của mình, ông Huệ Thiên dẫn Nguyễn Tài Cẩn, nhà ngôn ngữ hàng đầu: "Hiện ta có từ mơ là dạng cổ Hán Việt ứng với cách đọc Hán Việt mai. Mai là kết quả của cả một quá trình diễn biến *ơj>oj>aj. Mơ là dạng vay mượn vào lúc âm cuối -j chưa xuất hiện trong tiếng Hán; theo giới Hán ngữ học, mơ phải được vay trong khoảng 1500 trở về trước. Mà trong thời cổ đại đó thì - cũng theo sự phục nguyên của giới Hán ngữ học- từ mai đang có vần mở là *(ơ ); vần *(ơ) này không chỉ có mặt trong thời Đông Hán, Tây Hán mà còn lên đến tận thời Kinh Thi"(tr.147)



Không có nhiều tri thức ngôn ngữ học lịch sử nhưng chúng tôi được biết thế này: đứa trẻ sinh ra, cha mẹ đặt tên cho nó. Mảnh đất khai phá xong thì chính người chặt cây đào gốc đặt tên cho nó bằng ngôn ngữ của mình. Sài Gòn là một tên gốc Phù Nam, Cần Thơ, Sóc Trăng là tên gốc Khmer. Những năm 1830, khi làm Địa bạ Nam Kỳ, nhiều quan chức triều Nguyễn đã phải cùng với hương chức vất vả phiên âm chữ Hán cho biết bao thửa ruộng cánh đồng từ lâu mang tên Nôm! Lập luận như ông Huệ Thiên thì phải chăng hàng vạn năm trước, đất Việt cổ không có tên vì chưa mượn được chữ Hán để đặt?!



Chúng tôi cũng xin mạn phép nghi ngờ ý kiến của Gs Nguyễn Tài Cẩn bởi lập luận của ông dựa trên sự phục nguyên của giới Hán ngữ học. Theo logic đơn giản: phục nguyên một chữ Hán hiện đại là việc xác định gốc gác cổ xưa của nó và từ đó tìm ra mối liên hệ với những ngữ gần gũi. Vậy, việc phục nguyên ở đây sao lại đưa tới kết luận một chiều là chỉ có Việt mượn Hán chứ không phải ngược lại? Phải chăng vì nước Hán to, người Hán đông, văn hóa Hán bự nên chỉ cho mà không nhận?



Mặt khác, trong ý kiến của giáo sư Cẩn có nói: từ mai đang có vần mở là (ơ ); vần (ơ) này không chỉ có mặt trong thời Đông Hán, Tây Hán mà còn lên đến tận thời kinh Thi. Theo thiển ý, thời kinh Thi là một thời gian khó xác định. Nếu là ở thời điểm hình thành kinh Thi thì chí ít là vào thời Đế Nghiêu khoảng 4500 năm trước. Còn ở thời điểm Khổng tử san định Thi thì cách nay 2500 năm. Ý kiến của giáo sư gợi rằng việc vay mượn có từ thời đó. Nếu vậy, thử hỏi cái sự vay mượn này diễn ra như thế nào? Phải chăng 4500 năm trước, một ông Việt nào đó đi du lịch lên tới tận bờ sông Hoàng Hà, thấy có chữ mai hay quá liền mượn về xài nhưng rồi sợ bị kiện vì vi phạm bản quyền nên nói trại đi thành mơ? Cố nhiên không phải vậy! Ý kiến của giáo sư Cẩn là một phát hiện khoa học chứng tỏ sự kiện là: ít nhất từ thời kinh Thi đã có sự sống chung đụng giữa người Hán và người Việt nên nảy sinh việc trao đổi ngôn ngữ. Chỉ có điều không phải Việt mượn của Hán mà Hán mượn của Việt: từ mơ tiếng Việt đã chuyển thành từ mai tiếng Tàu! Nhận định này là có cơ sở.



Nhà địa lý kiêm toán học Buckminster Fuller cho rằng, có thể tìm ra nguồn gốc các nền văn minh căn cứ vào tỷ lệ thuận giữa trình độ văn hóa, di dân và mật độ nhân số. Từ lý thuyết đó, ông lập bản đồ Dymaxion World Maps (Bản đồ động thái thế giới). Từ bản đồ của mình, B.Fuller đưa ra giả thuyết: vào thiên niên kỷ IV-III TCN, duyên hải Đông và Đông Nam Á chỉ chiếm 5% diện tích thế giới nhưng có tới 54% nhân loại đang sống. 54% nhân loại ở đây chính là những tộc người Bách Việt từ Đông Nam Á lên khai thác lục địa Trung Hoa và các đảo ngoài khơi. Trong cộng đồng Bách Việt này thì người Lạc Việt giữ vai trò chủ đạo về xã hội và ngôn ngữ. Dựa vào sự tính toán của B. Fuller, người ra suy ra, vào thời đó, người Lạc Việt có thể chiếm 15-20% nhân số thế giới. (Vũ Hữu San. Vịnh Bắc Việt. Tripod.com). Trong công trình khảo cứu Tiếng nói và chữ viết của người Việt cổ, luật sư Cung Đình Thanh dẫn lại lịch sử nghiên cứu tiếng Việt và đưa ra kết luận mới nhất của giới ngôn ngữ học: vào khoảng thiên niên kỷ IV TCN, ngôn ngữ Môn-Khmer của người Việt giữ vai trò lãnh đạo vùng Đông và Đông Nam Á cả về xã hội cả về ngôn ngữ (Joseph Needham & Edwin George Pulleyblank trong The Origins 1983- Dẫn theo Cung Đình Thanh. Dactrung. Net.)



Trong khi đó người Hán nói ngôn ngữ Sino-Tibétan (Hán-Tạng) chỉ là nhóm thiểu số sống du mục trên vùng đồng cỏ Thiểm Tây, Cam Túc, trình độ văn hóa thấp, không có chữ viết. Khoảng 2800 TCN, người Hán vượt sông Hoàng Hà chiếm đất của người Việt. Một bộ phận Bách Việt chạy xuống phía Nam, tụ lại ở vùng Ngũ Lĩnh. Phần lớn (khoảng 70%) người Bách Việt ở lại sống cùng quân chiếm đóng. Người bách Việt do số dân đông áp đảo và văn hóa cao đã đồng hóa kẻ thực dân cả về huyết thống cả về văn hóa. Cùng với việc tiếp nhận kinh Thi, kinh Dịch của người Việt, người Hán đã tiếp thu tiếng Việt vào trong vốn từ vựng nghèo nàn của mình. Chính lúc này mơ của Việt chuyển thành mai của Tàu. G.s Vũ Thế Ngọc trong bài viết rất thuyết phục Ý nghĩa quốc hiệu Lạc Việt (Việt Nam gia phả 20/01/2005) cho biết, khi tra từ điển tiếng Hán cổ của Karlgren, ông gặp cả ba chữ "lạc" (bộ Mã, bộ Truy, bộ Thủy) đều được đọc là lak (nay người Bắc Kinh đọc là Lo), chính là ký âm của từ "lạc" có nghĩa là nước trong tiếng Việt. Phải chăng chữ "kẻ" của người Việt bên sông Hoàng Hà biến dần thành "cái" rồi " giới" của tiếng Hán, trong khi tại quê hương nó bên bờ sông Hồng, chữ "kẻ" còn được lưu giữ trong một số địa danh hoặc chuyển thành chữ "cổ" như Kẻ Lũ chuyển thành Cổ Loa? Nếu đúng vậy thì có nghĩa là các nhà phục nguyên Hán ngữ đã đi theo biển chỉ đường lộn ngược, biến quả thành nhân!



Bị người Hán đuổi tiếp, người Việt từ Ngũ Lĩnh trở về Việt Nam góp phần xây dựng nước Văn Lang. Chính những người Việt trở lại mái nhà xưa này đã mang về những yếu tố ngôn ngữ từng để lại bên sông Hoàng Hà: cả từ vựng, cả những địa danh. Điều này cắt nghĩa vì sao bên ta có nhiều địa danh giống bên Tàu. Chính là do ông bà ta đặt cho vùng đất mình mới khai phá những cái tên thân thuộc phải bỏ lại ở phía Bắc. Đó cũng là điều trả lời cho thắc mắc của ông Huệ Thiên: vì sao có sự phiên âm thống nhất một số địa danh trên địa bàn rộng.



Trong cuốn sách của mình, tác giả Huệ Thiên còn nhiều bài viết: Chung quanh từ nguyên của từ "gạo", Chữ "vằn" liền với chữ "văn" một vần, những bài về tên các con giáp trong thập nhị chi... Ở đó, cũng theo cách tư duy trên, ông có vẻ hào hứng cho tất cả là Hán, là của Tàu, là "trăm phần trăm made in China"! Không có điều kiện bàn từng trường hợp cụ thể, chúng tôi chỉ xin nói rằng, ông đã quá tin vào sách Tàu nên sai lạc, trái ngược với thực tế lịch sử diễn ra từ bờ sông Hoàng Hà đến sông Hồng sông Mã.



Thực tế lịch sử này từ lâu bị khuất lấp, và chúng ta được dạy rằng: Người Việt là đám Tàu lai bị người Tàu xua đuổi trôi dạt xuống, tiêu diệt người bản địa, lập nên nước Việt. Văn hóa Việt là thứ văn hóa Tàu dần dần được bản địa hóa! Chúng ta cứ hồn nhiên tin thế cho tới 30 năm trước mới có một người Việt là học giả Kim Định dám nghi ngờ tín điều trên, đòi lại kinh Thi, kinh Dịch, kinh Thư... cho người Việt. Tiếp đó là nhiều học giả khác như Gs Lê Văn Sửu với "Nguyên lý thời sinh học cổ Đông phương" và "Học thuyết âm dương ngũ hành", Gs Bùi Văn Nguyên "Kinh Dịch Phục Hy" rồi Nguyễn Tiến Lãng "Kinh Dịch- sản phẩm sáng tạo của người Việt"… cùng chung ý hướng trên.



Sự hồn nhiên của tác giả Huệ Thiên chẳng những dội gáo nước lạnh vào tâm huyết của những người cố công quẫy đạp ngược thời gian tìm lại cội nguồn mà còn gây ngộ nhận cho người đọc, nhất là bạn trẻ, những người có lúc thích thú theo dõi chuyện Đông chuyện Tây của ông.



Nói rằng ngôn ngữ Hán đã mượn nhiều từ vựng tiếng Việt không phải chuyện hoang tưởng mà là dựa vào tiến trình lịch sử dài lâu của người Việt. Chí ít, người Việt đã sống 40.000 năm từ lưu vực sông Hoàng Hà tới sông Dương tử. Một ngôn ngữ lớn từng giữ vai trò lãnh đạo cộng đồng Bách Việt đông đảo chiếm đến 54% nhân loại bỗng dưng biến mất không để lại dấu tích gì sao? Vậy nó đi đâu? Tiếng Việt từ trước thời Hoàng đế đã được ghi bằng chữ Khoa đẩu, chữ Hỏa tự. Ban đầu người Hán cũng dùng chữ hình nòng nọc của người Việt để chép kinh Thư dấu trong vách nhà của Khổng tử. Khi phát minh ra chữ vuông, người Hán đã dùng chữ vuông ký tự tiếng Việt rồi đương nhiên coi là chữ Hán. Ngày nay nhìn những chữ Hán cổ nhất, chúng ta vẫn còn thấy trên đó dấu ấn của hình nòng nọc! Người Việt không giữ được đất đai, không giữ được chữ hình nòng nọc nên để mất luôn chữ viết của mình! Tiếp thu vốn từ vựng phong phú của người Việt nhưng vì giữ vai trò lãnh đạo xã hội nên người Hán áp đặt người Việt nói theo cách nói của người Hán. Như vậy, cùng với việc người Việt hòa tan vào cộng đồng Hán tộc thì tiếng Việt cũng hòa vào ngôn ngữ Hán, trong một cơ cấu ngữ pháp mới. Quá trình này diễn ra âm thầm hàng nghìn năm tiền sử. Và gần nghìn năm trước, được người Hán điển chế thành những bộ từ điển vĩ đại. Sang thế kỷ XX, khiếp nhược trước số dân Trung Hoa đông đúc, trước văn hóa Trung Hoa khổng lồ, ngay người giầu trí tưởng tượng nhất cũng không dám nghĩ rằng cội nguồn nền văn hóa ấy là của người Việt; nên các nhà phục nguyên Hán ngữ khi so sánh chữ Việt Latinh non trẻ trong các bộ từ điển của A. De Rhode, của Tabert với những đại từ điển Trung Hoa, cứ thản nhiên thấy chữ nào có trong từ điển Tàu thì cho là gốc Hán, cho là Việt mượn Hán!



Nhưng dù được che giấu kỹ thế nào, ta vẫn có thể tìm thấy trong Hán ngữ những từ thuần Việt như Nữ Oa, Thần Nông, Đế Nghiêu, Đế Thuấn, Đế Cốc... Tại sao lại không là Oa Nữ, Nông Thần, Nghiêu Đế...? Lẽ giản đơn: họ là những nhân vật lịch sử người Việt hay do người Việt tôn xưng đặt tên, không thể sửa đổi. Và trong kinh Thi cũng bắt gặp khá nhiều trường hợp in dấu ấn cách nói của người Việt:

- Hồ vi trung lộ. (Thức vi: trong sương)

- Trung tâm rạng rạng. (Nhị tử thừa chu: trong lòng áy náy)

- Trung tâm hữu vi. (Cốc phong: trong lòng băn khoăn)

- Di vu trung cốc. (Cát đàm: trong hang)

(Trong Kinh thi do Tản Đà dịch tôi đếm được hơn chục trường hợp tương tự)



Tại sao hàng nghìn năm thực hiện nghiêm cẩn xa đồng quỹ thư đồng văn mà trong quyển kinh quan trọng bậc nhất của văn hóa Trung Hoa vẫn giữ cách nói của người Việt trung lộ, trung tâm, trung cốc? Vì sao không chuyển sang cách nói của người Hán lộ trung, tâm trung, cốc trung…? Đấy chính là những hóa thạch ngôn ngữ mách bảo cho người biết nghe điều thầm kín: những câu ca của người Miêu Việt !



Thiết tưởng, ông Huệ Thiên với sở học sở đọc của mình, nếu không hồn nhiên tận tín những sách của thày Tàu mà tìm đọc giữa những hàng chữ Hán có thể sẽ cống hiến những phát hiện quý giá.



* NXB Trẻ 2004



Hà Văn Thùy

(vannghesongcuulong.org)

Monday, April 19, 2010

Tôi đã thấy: Dáng người cao lồng lộng

Tôi đã thấy: Dáng người cao lồng lộng

Đẹp như một ngọn cờ Hồng
Trên mặt người, mặt đất mêng mông.
Tôi đã thấy ngày xưa đâu đó
Một tia lửa nhỏ
Trong xóm nhỏ Tương-đàm
Cháy lan dần, đỏ khắp Hồ Nam
Thành ngọn lửa hôm nay: Trung-quốc!
Soi sáng phương Đông, châu Phi, châu Úc,
Lửa dâng cao, lửa Cách Mạng Tháng Mười
Rát mặt loài lang nhung, ấm dạ loài người;
Sáng thêm nữa, đời đời, ngọn lửa
Của Trung-hoa, của chúng ta, tất cả!
Của chúng ta, muôn ngọn lửa lên cao
Cho cả địa cầu thành một ngôi sao!

---- tựa: "Mao Trạch Đông"
kẻ rặn ra: Tố Hữu ---

(đến năm nay 2010, đổi tựa thành Hồ Chí Minh cũng hợp, thể theo ý một số tiến sĩ VN.)

Monday, March 8, 2010

Phiên âm hay không phiên âm?

Đoạn sau đây trích từ một cuốn sách mình đang say sưa đọc. Một cuốn sách thực hay và thích hợp trong dịp 40 ngày quan trọng hàng năm. Nhưng giá mà, vâng, mình sẽ thích hơn nếu như hình thức của cuốn sách thống nhất hơn. Mình không nói về trình bày, mình nói về cách dùng chữ, mà không phải cách dùng chữ của tác giả cuốn sách, nó chính là những tiêu chuẩn mới được đặt ra gần đây về việc "sửa danh từ riêng nước ngòai theo cách người Việt đọc được".
Trước giờ mình vẫn không thấy được cái vấn nạn sắp trình bày dưới đây, mà mình chỉ lờ mờ phản kháng lại cái tiêu chuẩn đó của nhóm Phụng Vụ Các Giờ Kinh tại Sài Gòn. Mình phản kháng một cách lờ mờ trong tâm thức, phản kháng một cách lúng túng mỗi khi nói chuyện với bạn bè về vấn đề này dù thực ra mình cũng có hậu thuẫn là một chuyên gia về chính tả và ngữ âm ở Sài Gòn.
Cái điều mình lờ mờ đó thực ra rất rõ ràng rằng "Đừng khinh người Việt và chữ Việt quá đáng đến mức cho rằng người Việt không thể phát âm được những tên riêng nước ngòai cùng hệ La-tinh, đến mức cho rằng chữ Việt phải là chữ có dấu và không có phụ âm "lạ". Vả lại, khi đọc mà không phát âm được thì người Việt ta vẫn cứ hiểu và vẫn cứ nhớ kia mà, tội vạ gì phải phiên âm để gây ngộ nhận và khó truy lục tham khảo."
Nhưng đoạn trích sau đây lại làm mình rõ hơn cái lý do của việc phản kháng lại chuyện phiên âm:

"Nếu gặp được Chúa, tôi sẽ là một môn đệ chân thành.
Phi-líp đã thực hiện Lời Chúa dạy:
"Kẻ tin vào Thầy thì sẽ làm được những việc Thầy làm" ( Ga 14, 12 )
Mà Chúa Sống như ánh sáng giữa thế gian, thì Thánh Polycarpe, Giám Mục Ê-phê-xô cũng viết về Phi-líp trong thế kỷ thứ 2 như sau: "Ông là một trong 12 Tông Đồ đã sống như ánh sáng chói lòa nhất ở Á Châu (Tiểu Á ) và được chôn cất ở Hierapolis".
..." (trích từ "13 người thay đổi thế giới" do giáo sư Trần Duy Nhiên phóng tác)

Những danh từ riêng nước ngoài viết bằng chữ La-tinh trên lại thể hiện bằng 2 cách khác nhau trong cùng một cuốn sách, cùng một đoạn văn. Cái khó chịu khi tính thống nhất bị hy sinh là cái làm mình phải hí hoáy viết những dòng chữ này.
Khó khăn của tác giả là ở chỗ những chữ tương tự chữ xanh thì đã có phiên âm "mẫu" trong cuốn Kinh Thánh theo bản dịch của nhóm Phụng Vụ Các Giờ Kinh, còn những chữ đỏ thì chưa, nếu tác giả tự tiện phiên âm thì lỡ nó không đúng, lại bị bảo rằng dốt. Mà nếu không đưa những chữ đỏ đó vào thì phải bỏ hẳn cả đoạn mang chữ đó, thế thì viết gì nữa.
Và các bạn mình, các bạn nghĩ gì và đề nghị gì? Riêng mình, sự không nhất thống là một sự quái gở mình không chấp nhận trong các tác phẩm. Những suy tư, những tám chuyện thì có thể không thống nhất, nhưng thống nhất là một đặc tính thiết yếu của những gì là kinh điển, là tiêu chuẩn, là định hướng, là có ảnh hưởng đến nhiều người, nhiều thời đại.

Saturday, January 30, 2010

GIỖ HUẾ

31 tháng Giêng, GIỖ HUẾ.

Xin đốt lại nén nhang cũ.

http://hongdwc.multiply.com/journal/item/60http://hongdwc.multiply.com/journal/item/59và tưởng niệm tại đây: http://huynhlely.multiply.com/journal/item/965

Friday, January 22, 2010

Thế nào là yêu nước.

 
Nhân có bạn nói về nhân vật Hồ Chí Minh, HĐ xin đăng lại lá thư viết cách nay đã lâu. Vì chỉ là một lá thư gửi cho một đối tượng cụ thể có những suy nghĩ và tầm hiểu biết ở mức cao nên cách viết rất chủ quan. Thế nên có một số vấn đề cần được rõ ràng hơn nên xin được viết thêm phần chú thích. Xin lỗi các bạn vì đăng lại bài cũ.
(thư gửi học trò cũ)

Cali, ngày 14 tháng 01 năm 2008

H thân mến,

Cái thư cuối cùng của em cách nay đã 2 năm mà giờ tôi mới trả lời. Tôi xin lỗi vì có thể đã làm em hiểu lầm về tình cảm của tôi đối với em. Mong gia đình em vẫn an vui mạnh khỏe.
Không hiểu tại sao hôm ấy tôi lại suồng sã đặt câu hỏi như thế về thần tượng của em và những người cùng trang lứa với em. Nhưng em không chấp nê mà đã tin cậy và trình bày quan điểm của mình và các bạn với tôi là một người mà em bảo là không cùng quan điểm. (Thực ra em dùng chữ "quan điểm" không đúng chỗ: tôi và các em cùng đứng trên quan điểm làm lợi cho dân cho nước, và có khác nhau chăng thì chỉ là khác ở kết quả nhận định.) Điều này chứng tỏ em đã không coi tôi là một kẻ đi tuyên truyền nói xấu cái xã hội mà em và các bạn em (trong đó cũng đã có tôi) đang xây dựng. Tôi cảm ơn em về điều này và cả về những tình cảm mà em dành cho tôi.
Ngay sau khi đọc thư em tôi đã nghĩ rằng không nên và không thể thay đổi cái góc nhìn của các em vì ở cái góc nhìn ấy các em đã xây dựng nên niềm tin yêu vào quê hương dân tộc. Mà không ai dám bảo rằng tin yêu vào quê hương và dân tộc là một điều sai trái. Mặt khác tôi lại nghĩ rằng thanh niên ngày nay nghĩ và sống như thế thì họ xứng đáng với cái xã hội mà họ đang sống trong đó, mình đã phủi áo đi rồi thì còn dính dáng gì mà bàn nữa cho nhọc công.
Nhưng mọi chuyện lại không đơn giản như vậy. Đọc đi đọc lại thư em tôi càng thấy là mình không nên có thái độ bàng quan với các em. Mặc dù đã ngoài ba mươi nhưng em, qua ngôn từ trong thư, cũng vẫn đang trên đường tìm kiếm chân lý và cũng đã thấy được cái la bàn cho cuộc hành trình dài này: đó là em biết lắng nghe. Còn tôi thì không nhẫn tâm nhìn em và những người quen mình cứ mãi bị hai miếng da che hai bên mắt nên đã muốn viết cho em rất nhiều, nhưng cứ mãi chần chừ.
Và tôi đợi cho đến hôm nay mới viết thư này. Tôi đã có ý đợi vài năm cho em thêm già giặn để thấy được cách tiếp cận chân lý. Có phải giờ thì em cũng nhận ra rằng với cùng một nguồn dữ liệu người ta có thể dùng cách này để chứng minh một điều nào đó là đúng và có thể dùng cách khác để chứng minh ngược lại. Vậy chân lý là vô định? Không đâu, chỉ vì chính cái ưu điểm biết lắng nghe đó của em đã hại em: ai nói với em nhiều nhất thì em tin người đó. Vấn đề là phải xác lập cho mình được một hệ thống định đề. Nó là cơ sở để hình thành cảm tình, nó còn quan trọng hơn và căn bản hơn góc nhìn mà em gọi là "quan điểm". Những người cùng quan điểm vẫn phản đối lẫn nhau nhưng những người có chung một "hệ thống định đề" thì dù cho có đứng trên các quan điểm đối nghịch nhau vẫn có thể cùng kết luận như nhau về cùng một vấn đề. Thế nên trong xã hội mới có cách nói "dù cho đứng trên quan điểm nào đi nữa thì cái vấn đề này... vân vân."
Tôi nghĩ vì chúng ta cùng chung một ngôn ngữ, chung một lịch sử dân tộc, chung các điều kiện địa lý và xã hội nên hệ thống định đề của chúng ta là giống nhau. Thế nên tôi xin đi vào vấn đề ở đây:
Tôi sẽ không dẫn em vào các tác phẩm này nọ viết về nhân vật Hồ Chí Minh, mà tôi chỉ dựa trên những điều hiển nhiên ngày nay ai cũng biết, chúng ta dựa vào đó mà suy luận để đánh giá lại nhân vật này. Một khi đánh giá đúng về lãnh tụ của cả một đảng, chúng ta sẽ thấy con đường đảng đó đi, phải không? Và ngược lại, nhìn con đường đảng đi ta cũng đoán đúng được tính cách của lãnh tụ của nó. Đừng nói tình cảnh đất nước ngày nay không dính dáng gì tới ông Hồ Chí Minh. Địa vị độc tôn của đảng là cùng đích của ông ta, em biết rồi mà. Và ngày nay người ta luôn luôn đưa tên Hồ Chí Minh ra đế biện bạch đủ thứ, em cũng đang thấy đó. Thế nên việc đầu tiên là thanh niên phải thấy đúng con người của Hồ Chí Minh, không thể để lại xảy ra những chuyện na ná như chuyện sau đây đã xảy ra trong khu phố tôi ở cách nay 17, 18 năm gì đó.
Số là có một chàng nọ đến lập một cái am, bảo là để thờ Phật, ở ngay đầu hẻm nhà tôi. Thiện nam tín nữ tiện có nơi thờ tự nên vào ra tấp nập. Thế rồi đùng một hôm chàng này bị bắt đưa ra phường vì tội đồi trụy. Trong buổi họp liên tổ dân phố để “đấu tố” chàng, người ta biết được rằng chàng đã dụ dỗ quí bà quí cô thoát y để chàng chụp hình. Chàng thành khẩn tự thú rằng chàng đã bảo các bà các cô ấy là Phật Tổ muốn tín hữu phải thoát tục khi khấn vái, mà thoát tục là thoát y. Vì muốn làm đúng ý Phật nên vài nữ thí chủ nhẹ dạ đã khỏa thân mà hành lễ. Nhìn tận mắt sờ tận tay chưa đã, chàng còn chụp ảnh (của họ và của chính chàng cũng đang làm mẫu lõa thể cầu nguyện) để giữ làm kỷ niệm. Thế nên công an mới có vật chứng mà bắt chàng.
Rồi mai kia, người ta chẳng cần mượn ý Phật Tổ nữa mà chỉ cần nói, “Bác muốn thế,” là đủ cho ai cũng phải làm theo ý họ. Tôi phải đẩy vấn đề tới hết giới hạn của nó để em hiểu chứ không có ý cường điệu ở đây. Thấy đúng con người Hồ Chí Minh thì em và bạn bè sẽ thấy đúng lịch sử, thấy đúng cái nguyên nhân bất hạnh của nhân dân ta gần một thế kỷ qua. Và rồi thấy đúng con đường mà các em sẽ chọn để xây dựng quê hương hợp với tình yêu và niềm tin của các em. (Còn việc định nghĩa “dân chủ” hay “pháp trị” hay “nhân quyền” vân vân là việc dễ, các em tự làm được.)
Em viết rằng Hồ Chí Minh là người yêu nước. Trước hết, tôi chắc chỉ có những người bình dân mới đáng với mấy chữ “thương dân yêu nước” vì họ chưa làm một điều gì tổn hại tới quê hương dân tộc, và nhất là vì họ chưa từng phô trương rằng họ yêu nước mà trong suốt mấy ngàn năm nay chỉ có họ mới thực sự chết cho dân cho nước. Còn đối với những người đã có tên trong lịch sử, chúng ta phải cẩn thận khi nghe tuyên xưng từ chính cửa miệng của họ, hay của người “đồng chí” nào đó của họ, rằng chính họ là người yêu nước thương dân. Ông bà mình vẫn dạy “thùng rỗng kêu to” mà.
Ai cũng biết tình yêu thể hiện dễ nhất là với người thân thuộc. Nhìn một người, nếu anh ta không biết yêu vợ con mình thì đừng nghĩ tới chuyện anh ta yêu bạn bè, yêu hàng xóm, yêu đồng bào. Nếu anh ta không yêu được người đang cùng chí hướng với mình thì đừng nói tới chuyện anh ta yêu quê hương, yêu dân tộc của anh ta. Nếu mai kia tôi có ruồng rẫy vợ con tôi, hoặc bỏ mặc cho đàn em tôi hành hạ và giết chết họ thì em cứ xem tôi là một thằng nói dối không hơn không kém.(1)
Lại nữa, có một điều tệ hại là chúng ta quen dùng những chữ như “yêu bản thân” hoặc “tự ái”. Không, những cách dùng chữ đó là sai, là hiếp dâm chữ “yêu”, không được phép dùng từ “yêu” để nói về một thứ ích kỷ, một thứ sùng bái bản thân nào hết. Và một kẻ đã sùng bái bản thân thì đừng ai mơ mộng rằng hắn có được một tí tình yêu nào. Nói thêm vậy để nhỡ mai kia tôi có lấy một cái tên giả mà làm một trang blog nói tốt cho bản thân tôi thì em cứ gọi điện đến chửi thẳng vào mặt tôi là kẻ vô lại.(2)
Em cho là ông Hồ Chí Minh là người tài giỏi. Ai cũng biết người tài giỏi là người thấy xa trông rộng. Một người chỉ thấy có mỗi một con đường dành độc lập bằng bạo lực hẳn là một người không tài giỏi. Bằng ngược lại, y tài giỏi thực và đang muốn một điều gì khác qua cách áp dụng bạo lực đó. Tôi cũng thiên về ý sau này vì không phải lúc đó ông Hồ Chí Minh không biết đến các con đường khác: em hẳn biết về cụ Phan Bội Châu hay Thánh Gandhi. Vậy cái điều ông Hồ Chí Minh muốn hoặc bị bắt buộc phải làm là gì? Có cái thế lực nào đó đang bắt ép ông phải chọn con đường hy sinh xương máu của đồng bào không? Em có bao giờ thắc mắc đến điều này chứ? Và tôi không nghĩ khác em về việc ông Hồ là người tài giỏi. Nhưng tôi nghĩ xa hơn một chút. Trong trí tôi đang nghĩ đến những khoa học gia tài giỏi đi phục vụ cho những ông trùm tội ác hoặc những ông trùm tội ác đang tìm cách thống trị thế giới tức là đang phục vụ cho quỷ vương. Giờ thì chắc em hiểu ý tôi rồi: Không ai gọi việc đem thân mình phục vụ cho bất kỳ một thế lực đen tối nào là việc làm khôn ngoan. Ông bà ta lại có những chữ như “gian nhưng không ngoan” hoặc “thấy một mà không thấy hai” trong trường hợp này. Còn nếu ông Hồ không thấy đó là thế lực đen tối tức là ông ấy không thấy xa trông rộng gì cả.(3)
Hơn nữa, tôi, hoặc chính em cũng vậy, sẽ không ngu tới mức đi “thả mồi bắt bóng” mà lại cho là mình đang “thả con săn sắt bắt con cá rô” hay nói theo kiểu Trà Vinh của em là “thả con tép bắt con tôm”. Chúng ta sẽ không ngu tới mức đã nhìn thấy rõ là phải hy sinh vài thế hệ mà vẫn cứ làm để được thế hệ thứ ba thứ tư gì đó ấm no hạnh phúc. Tôi dùng chữ “hy sinh” theo nghĩa đen bây giờ, và dùng theo văn hóa xã hội chủ nghĩa mà tôi và em cùng lớn lên trong đó: cho chết hết. Thực ra chỉ có tự làm mình chết hay bị thương thì mới gọi là “hy sinh” được. Những câu như “Đại tướng gì gì đã phải hy sinh 3 sư đoàn để chiến thắng trận gì gì đó” chỉ là sự hiếp dâm chữ “hy sinh” mà thôi. Trở lại, không thể có chuyện thí đi một thế hệ để có thế hệ kế tiếp hạnh phúc. Nói nôm na: cha mẹ chết thì con thơ chỉ có chết theo chứ làm gì có cái ăn mà tồn tại để hạnh phúc. Những người chủ trương “hy sinh” vài thế hệ thì một là những kẻ đại gian đại ác, hai là những kẻ “khùng bẩm sinh”. Em chọn cái nào? Người khùng đâu có làm lãnh tụ, nhỉ.
Hai thế hệ ở miền Bắc đã bị bắt “hy sinh” để được “mùa xuân đại thắng”. May quá, họ giải phóng được miền Nam và giải phóng luôn của cải của miền Nam về cứu đói cho Hà Nội. Chỉ Hà Nội thôi, em biết sự nghèo khổ của toàn miền Bắc sau năm 75 nó đến cỡ nào mà. Tôi thì không bao giờ đồng ý với sự hy sinh bắt buộc nào cả. Tôi không tin là dân Bắc thực sự muốn “giải phóng” miền Nam. Cứ lấy bản thân suy ra thôi, không cần sử liệu hay tài liệu nào đâu: biết rằng con mình sẽ không được gần mình, không có sữa mẹ, không có tương lai, thì đâu có bậc cha mẹ nào sẵn sàng bỏ nhà cầm súng vào hy sinh giải phóng cho con người khác (dù cho có đồng bào đồng gì đi nữa) để nó (không phải con mình) được ấm no hạnh phúc (còn mấy đứa con ruột mình thì chắc đã chết rồi). Bản thân em ngày nay có sẵn sàng hy sinh đi bộ ra miền Bắc để đưa cho một người quen cũ đang sắp chết đói một ít gạo tiền gì đó không? Qua đây em thấy cái áp lực của độc tài nó như thế nào rồi đấy. Những quân tướng “giải phóng” một là bị ép, hai là có cái ý muốn vào trong Nam để ăn cướp (một cách nói nặng lời thôi; thực ra họ tính rằng không có lúa gạo miền Nam thì miền Bắc sẽ không tồn tại qua được một thế kỷ, nên chính sách là phải kết hợp Nam Bắc một nhà, họ cũng thấy xa trông rộng đấy chứ nhỉ!!) Có lẽ em sẽ bảo tôi cường điệu nữa, quả vậy tôi không muốn bắt em phải tìm hiểu nguyên nhân thực sự của “công cuộc giải phóng” này.
Và chướng hơn nữa là anh bộ đội nào vào cái ngày toàn thắng cũng đều chửi thề, rằng “Tưởng mình giải phóng nó hóa ra nó giàu quá giải phóng được đời mình.” Giờ này, chắc em thấy câu đó quen rồi nhỉ. Vậy ý đồ của họ là gì em cũng đã thấy. Chỉ để thống trị, một tập đoàn phát xít thống trị dân ta theo kiểu ma-fia. Chính ông Hồ đã tạo ra cái tiền đề cho sự việc độc tài này, em biết cụm từ “chuyên chính” mà, nhưng chắc không ai giải thích kĩ cho em: "chuyên chính" nghĩa đen là “một thể chế chính trị chuyên quyết, chuyên quyền” mà tây phương dịch là "dictatorship" tức là "độc tài", người ta chơi chữ đó, dùng "độc tài" thì dân sẽ né tránh, không ưa, sẽ chống lại (để rồi bị thủ tiêu hay ám hại như những nhà ái quốc thuộc Việt Nam Quốc Dân Đảng hay như chính cụ Phan Bội Châu). À, khi tôi viết ông Hồ thì em phải hiểu là ông ta và cái tập đoàn của ông ta chứ một mình ông thì không làm nổi đâu.
Người ta hay dụ con nít kiểu “nó có lỗi với mày nhưng đừng chấp, nó thương mày lắm đấy.” Vâng, khi thằng anh có lỗi với thằng em, điều này đúng. Khi một người bạn thân có lỗi với mình, cũng có thể đúng. Ngoài ra, mọi lời xin lỗi đều phải được xét kĩ trước khi chấp nhận. Đó là thái độ của chúng ta, của những người được giáo dục trong công bình và khôn ngoan. Lại nữa, khi một người không tự mình hy sinh mà bắt người khác phải hy sinh, dù hy sinh cho ai đi nữa, thì nhân cách người đó phải xét lại. Ông bà mình có kiểu nói “của người phúc ta” để áp dụng vào việc này.
Em đã nghe nhiều tới chiến dịch “cải cách ruộng đất” với vài trăm ngàn người chết, vừa là bị giết trực tiếp trong đấu tố, vừa là bị giết gián tiếp vì mất người đang nuôi mình. Em cũng biết mục đích của đấu tố là thanh toán thủ tiêu thành phần chống đối mà, chứ nếu chỉ muốn chia lại ruộng đất thì đâu có cần giết ai. Vậy, hãy cứ cho là tất cả những người bị giết là thuộc thành phần chống đối đi để mà hợp lý hóa hành động giết người này. Nhưng em có đặt câu hỏi tại sao hàng chục hàng trăm ngàn người lại đi chống đối cái chính phủ “của dân do dân và vì dân” ấy để rồi bị giết không? Cái chính phủ ấy phải có vấn đề, và vấn đề của nó có phải đang bị phanh phui, nên mới phải giết và giết gấp như vậy. Chuyện “cải cách” này, chúng ta phải nghĩ tới, còn nếu ai bịt mắt bưng tai thì đừng bảo mình biết yêu. Và vì chúng ta còn sống, hãy luôn cầu nguyện cho các oan hồn ngày ấy được siêu thoát.
Biện hộ rằng chính sách ấy sai ư? Hãy đọc lại câu trên “Nó có lỗi nhưng đừng chấp...” Mình đâu phải con nít để mà chơi cái trò đập người ta đau điếng rồi cười khì nói xin lỗi. Mà rồi chuyện “cải cách” này đã được xin lỗi thật. Tôi thấy nhục vì giới trí thức mình con nít đến mức tin vào lời xin lỗi đó từ bấy đến giờ. Mà xin lỗi ai? Hãy dựng mấy người đã chết đó dậy mà xin lỗi họ. Em hay tôi hay bất kỳ ai còn sống lấy tư cách gì để nhận lời xin lỗi đó và đủ thầm quyền tha thứ, dù cho đó là lời tạ lỗi chân thành đi nữa? Tội giết người hàng loạt (mass killing) có bao giờ được giảm khinh không? Đó là nói về tòa án xã hội, còn tòa án lương tri của em sẽ xử thế nào? Tôi thì cho là hành động của những tên đánh bom tự sát còn nhẹ tội hơn, dù nó có ôm bom nguyên tử và nổ chết cả gia đình tôi đi nữa. Xin em biết thêm rằng họ hàng tôi nội ngoại không có ai bị đấu tố chết cả. Chính ông nội tôi đã được một cán bộ của chính phủ (CS) giúp tránh được. Chúng tôi nợ ơn của chính phủ chăng? Không đâu, chính phủ chém hụt ông tôi đó thôi. Em và các bạn cũng vậy, các em không sinh ra vào thời kỳ đó để mà bị chém. Nhưng không phải hễ người ta không chém mình thì mình bảo người ta tốt.
Còn biện hộ rằng chính sách “cải cách ruộng đất” là đúng nhưng thực hiện sai ư? Vậy là lãnh đạo tồi, có đâu mà gọi là người tài giỏi.
Trong những trường hợp sai trái nghiêm trọng, dù người đứng đầu không đứng ra nhận tội và từ chức thì người dân cũng vẫn kết án kẻ đứng đầu ấy là có tội. Có thể thời gian em đang lớn lên không có ai dám trung thực nói lên suy nghĩ của họ nên em nghĩ khác thôi. Trông quả biết cây, em thấy trình độ tuyên truyền bịa đặt, bưng bít thông tin và biện pháp khủng bố dân của người ta đến đâu rồi đấy.
Để kết thúc chia sẻ với em về cách nhìn một nhân vật lịch sử mà em và các bạn cho rằng ông ta yêu nước và tài giỏi, tôi xin được nói thẳng rằng ông ta không hề yêu nước và cũng chẳng tài giỏi. Và công bằng hơn mà nói, ông ta chỉ là một người thành công nhất trong số những kẻ hoạt đầu chính trị trên toàn thế giới và lịch sử nhân loại. Trong đạo đức làm người, để bảo đảm sự ổn định phát triển của xã hội, những hành động ăn cắp, lươn lẹo, nói dối, bạo hành không bao giờ được chấp nhận dù cho những hành động đó có đem lại hạnh phúc cho bất kỳ ai đi nữa. (Mà hỏi thực em, dân ta có hạnh phúc chưa?) Người yêu nước phải là người đem lại ấm no hạnh phúc cho dân. Người tài giỏi phải đồng thời là người đạo đức, thiếu đạo đức thì mọi sự thành công đều được ông bà mình định nghĩa là “xảo quyệt”, “trí trá”, “mưu mô” hay đỡ nhất là “gian hùng”... rặt những cụm từ xấu mà thôi.
Mong rằng với những suy nghĩ quê mùa của tôi, em và các bạn em sẽ có được chút gợi ý để hướng sang một góc nhìn mới về lịch sử nước nhà. Nhìn được xa, trông được rộng hơn hầu tránh phải hy sinh tiếp vài thế hệ nữa. Có thể các em còn muốn hy sinh nhưng các con cháu của các em đương nhiên là không muốn đâu. Chúng sẽ trách các em đấy.
Để trả nợ cho 2 năm bặt thư, thư này tôi viết bù nên hơi dài. Thân ái chúc em và các bạn em luôn khỏe mạnh cả thể chất lẫn lý trí, sống tích cực và có được niềm hạnh phúc nhìn thấy đồng bào mình hạnh phúc.
Nhớ em và mọi người.
Thầy P (mà cũng luôn là bạn em)
(Ký tên)
==================
Chú thích:
(1) Theo các văn kiện được bạch hóa cả chục năm nay, HCM đã có nhiều vợ, nhiều quan hệ tình dục và con cái, nhưng ông đã cho ám sát hoặc phụ rẫy những người vợ đó, thậm chí đã ra lệnh thủ tiêu cả con mình. Ông cũng đã chỉ điểm để Pháp bắt các đảng viên CS khác, là những đảng viên có tinh thần dân tộc hơn hoặc có tài hơn ông. Kể cả việc bán cụ Phan Bội Châu cho Pháp để lấy một số tiền.
(2) HCM đã tự tay viết cuốn "Những mẩu chuyện trong đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch" bằng bút danh Trần Dân Tiên để tự suy tôn mình thành "anh hùng dân tộc", thành "cha già dân tộc" mà không cho ai biết TDT chính là mình. Sau này khi Đảng bạch hóa vấn đề bút danh của HCM thì người ta mới biết và đã lên án HCM nặng nề vì sự lừa bịp này, bị rắc rối, Đảng lại xóa tên TDT trong số bút danh của HCM, tuy nhiên sự thật này vẫn còn trong một số sách tài liệu như cuốn của Hà Minh Đức. Điều thành công của HCM là các sử gia quốc tế đã dùng cuốn "Những mẩu chuyện..." này để viết tiểu sử HCM, vô tình tuyên truyền cho CSVN. Ngày nay những nhà nghiên cứu về HCM lại sử dụng nguồn tài liệu là những cuốn tiểu sử bị xỏ mũi kia, thành ra HCM trở thành một huyền thoại do chính mình cố tình tạo ra.
(3) HCM là "tông đồ nhiệt thành" của Quốc Tế 3 Cộng Sản. Dù có biện hộ rằng ông chỉ mượn sức Liên Xô, nhưng ông đã làm một việc là lập đảng CS theo lệnh của QT3, và đương nhiên không tránh được lũng đoạn của QT3 qua các đảng viên khác. Vì mong muốn quyền lực, ông đã bán linh hồn cho Satan. Những đảng viên khác lúc đó cũng thế.

A wise man once said

A wise man once said every society is judged by how it treats it's least fortunate amongst them.

Người với người, sống để cắn nhau. --- Từ chó cắn đến đảng cắn

1. Chó cắn



















2. Người cắn


















3 và đảng cắn