Trước giờ mình vẫn không thấy được cái vấn nạn sắp trình bày dưới đây, mà mình chỉ lờ mờ phản kháng lại cái tiêu chuẩn đó của nhóm Phụng Vụ Các Giờ Kinh tại Sài Gòn. Mình phản kháng một cách lờ mờ trong tâm thức, phản kháng một cách lúng túng mỗi khi nói chuyện với bạn bè về vấn đề này dù thực ra mình cũng có hậu thuẫn là một chuyên gia về chính tả và ngữ âm ở Sài Gòn.
Cái điều mình lờ mờ đó thực ra rất rõ ràng rằng "Đừng khinh người Việt và chữ Việt quá đáng đến mức cho rằng người Việt không thể phát âm được những tên riêng nước ngòai cùng hệ La-tinh, đến mức cho rằng chữ Việt phải là chữ có dấu và không có phụ âm "lạ". Vả lại, khi đọc mà không phát âm được thì người Việt ta vẫn cứ hiểu và vẫn cứ nhớ kia mà, tội vạ gì phải phiên âm để gây ngộ nhận và khó truy lục tham khảo."
Nhưng đoạn trích sau đây lại làm mình rõ hơn cái lý do của việc phản kháng lại chuyện phiên âm:
"Nếu gặp được Chúa, tôi sẽ là một môn đệ chân thành.
Và Phi-líp đã thực hiện Lời Chúa dạy:
"Kẻ tin vào Thầy thì sẽ làm được những việc Thầy làm" ( Ga 14, 12 )Mà Chúa Sống như ánh sáng giữa thế gian, thì Thánh Polycarpe, Giám Mục Ê-phê-xô cũng viết về Phi-líp trong thế kỷ thứ 2 như sau: "Ông là một trong 12 Tông Đồ đã sống như ánh sáng chói lòa nhất ở Á Châu (Tiểu Á ) và được chôn cất ở Hierapolis".
..." (trích từ "13 người thay đổi thế giới" do giáo sư Trần Duy Nhiên phóng tác)
Những danh từ riêng nước ngoài viết bằng chữ La-tinh trên lại thể hiện bằng 2 cách khác nhau trong cùng một cuốn sách, cùng một đoạn văn. Cái khó chịu khi tính thống nhất bị hy sinh là cái làm mình phải hí hoáy viết những dòng chữ này.
Khó khăn của tác giả là ở chỗ những chữ tương tự chữ xanh thì đã có phiên âm "mẫu" trong cuốn Kinh Thánh theo bản dịch của nhóm Phụng Vụ Các Giờ Kinh, còn những chữ đỏ thì chưa, nếu tác giả tự tiện phiên âm thì lỡ nó không đúng, lại bị bảo rằng dốt. Mà nếu không đưa những chữ đỏ đó vào thì phải bỏ hẳn cả đoạn mang chữ đó, thế thì viết gì nữa.
Và các bạn mình, các bạn nghĩ gì và đề nghị gì? Riêng mình, sự không nhất thống là một sự quái gở mình không chấp nhận trong các tác phẩm. Những suy tư, những tám chuyện thì có thể không thống nhất, nhưng thống nhất là một đặc tính thiết yếu của những gì là kinh điển, là tiêu chuẩn, là định hướng, là có ảnh hưởng đến nhiều người, nhiều thời đại.
13 comments:
những chữ "thống nhất" ở trên nên được sửa thành "nhất quán": theo chỉ một cách mà thôi.
Đã qua rồi cái thời khí "hi đờ rô", a-xít "cờ lo hi đờ ríc" hay bí thư "bờ rê dơ nhép", tổng thống "ních xơn". Những người "kém văn hóa" bỏ tật kém văn hóa rồi mà sao những nhà tiên phong văn hóa lại tìm vào cái vũng lầy đó!!
Cái lý do của nhóm PVCGK là muốn cho bất kỳ ai khi phải đọc sách thánh ở nhà thờ cũng đều phát âm đúng ngay lập tức được các tên riêng nước ngoài. Xin nhắc: bất kỳ ai, trước khi lên đọc sách thánh thì cũng đều đã phải đọc để chuẩn bị trước ít ra là nửa tiếng đồng hồ cho một đoạn văn cỡ 100 chữ. Nhà thờ nào bắt cóc bỏ dĩa, bạ ai cũng mời lên đọc sách thánh thì là... cẩu thả, là xem thường nghi thức và xem thường cộng đòan. Mà đã chuẩn bị trước thì những tên riêng đó làm sao có thể đọc sai, dù có viết bằng chữ... Miên. Lại nữa, nếu muốn nói về lỗi phát ấm thì cần xem lại việc ngay cả nhiều linh mục cũng lỗi phát âm trong chính chữ Việt, nói gì đến chữ nước ngoài.
Cái khó chịu nhất là nguồn sách báo tài liệu tham khảo cho người dân thường bây giờ không phải là văn bản chữ Do Thái cổ hay chữ La Tinh, mà là chữ Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Ý. Phiên âm theo gốc Hê-bơ-rơ và Hy Lạp xong rồi thì giáo dân mù luôn. Các tên riêng bằng một trong 4 thứ chữ phổ thông trên đều dẵn người đọc tham khảo đến những nguồn thông tin vô hạn về hội thánh, về đạo, về tín ngưỡng nói chung, về mọi thứ. Để tên riêng theo kiểu phiên âm thì chỉ dẫn người đọc đến một nguồn tham khảo duy nhất: tài liệu của nhóm PVCGK, thậm chí cũng không đến được các nguồn thông tin của đạo Công Giáo Việt Nam trước năm 2000. Mục đích gì đây?
Phải qua để đọc mấy entry ở đây. Nói mà bận quá, được cái này mất cái kia
Nếu ai hằng bao lâu nay đã đọc đi đọc lại tòan bộ kinh thánh Cựu và Tân Ước có các từ không phiên âm. Rồi lỡ cuốn kinh thánh đó thất lạc, khiến phải dùng lại kinh thánh toàn từ phiên âm (không nguyên ngữ đi kèm); sẽ thấy khó khăn đến đâu. Nói chi đến các từ điển bách khoa, tự điển toàn thư, thần thoại La Hy... Quả là một cực hình khi phải đối chiếu. Nên một thay đổi mà những kẻ thay đổi sự việc không có kinh nghiệm thực tiễn, luôn báo hại người khác vô cùng phiền phức.
Dạ đúng là không để ý thì thôi, chứ thấy ra cách viết không đồng nhất như vậy làm mình ... rất là khó chịu! :)
Thực ra nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh cũng có lý khi họ phiên âm các tên riêng nước ngoài khi dịch Kinh Thánh đó. Nhiều người cứ bảo dân Việt mình đâu có tệ đến mức không đọc được các phụ âm ghép như bl, cl….mà phải phiên âm ra phụ âm đơn hay tách ra thành hai phụ âm, thật ra cái này chỉ đúng với giới…trí thức, hoặc những ai đã học ngoại ngữ như Anh, Pháp thôi, chứ người bình dân không học ngoại ngữ thì sẽ gặp rất khó khăn nếu không muốn nói là không thể phát âm đúng được các tên riêng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Anh (tiếng Anh là ngôn ngữ không có quy luật phát âm chặt chẽ và nhất quán như tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha).
Cái này tôi chứng minh trên thực tế nên mới nói. Tôi từng chứng kiến một người giáo dân, trước khi lên đọc sách thánh, đã vào nhờ cha xứ phát âm cho một số tên riêng mà trong sách bài đọc cũ của Ủy ban phụng tự đã không phiên âm ra. Thật tôi có cảm giác là hôm đó người đó xui, khi gặp ngay một đoạn Kinh Thánh toàn là các tên riêng không. Nếu đoạn Kinh Thánh đó của nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ thì có lẽ người đó không cần vào gặp….cha xứ nhờ phát âm giùm rồi. Tôi có đứa em gái không biết tiếng Pháp, khi gặp cái tên “Hélène” đã đọc như thế này “hé lè ne” khiến cả nhà cười ầm lên. Đúng ra phải đọc là “Ê-len”, cả nhà cười vì cách đọc ngộ nghĩnh của đứa em gái tôi chứ không phải cười nhạo, vì ai cũng biết nó không biết tiếng Pháp.
Tôi thích cách phiên âm các tên nước ngoài ra tiếng Việt hơn, tuy nhiên vẫn nên dùng các phụ âm ghép không có trong Việt Ngữ như st, bl, cl…chỉ để phiên âm thôi, hoặc là làm một cuộc “cải cách” dẫu có gây sóng gió dữ dội là: chuyển hết sang tiếng Việt thông qua tiếng Hoa.
Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ phiên âm tên thánh Stephanus như sau: Tê-pha-nô, còn tôi, tôi thích phiên âm như vầy hơn: Stê-pha-nô. Nhiều người sẽ viết thế này: San Fran-xít-cô, hay Mát-xcơ-va, hoặc Oa-sinh-tơn, nhưng tôi sẽ viết Cựu Kim Sơn, Mạc Tư Khoa, và Hoa Thịnh Đốn, chứ không viết San Francisco, Moscow và Washington, ngoại trừ khi viết địa chỉ.
Nếu chỉ đọc để hiểu, không ai cần phiên âm các danh từ riêng, trừ phi nó viết bằng ký tự Hy Lạp hay Ai Cập hay chữ Tầu... Con nít đọc truyện dịch để nguyên tên La tinh vẫn cứ hiểu.
Nếu phải đọc to lên cho người khác nghe, công bố bản văn, thì phải chọn người đủ trình độ để công bố. Bạn nên đọc thêm cái comment đầu tiên của tôi về ý này.
Lại nữa, sách Thánh để đọc công bố lời Chúa trước cộng đoàn luôn luôn là một cuốn sách đặc biệt, vậy, nếu thích thì phiên âm trong đó cho người công bố khỏi lúng túng.
Còn sách để công chúng đọc ở nhà, để tham khảo học hỏi thì nên làm sao cho thuận lợi để tìm hiểu sâu xa hơn, hơn là dừng lại ở việc đọc như vẹt một cuốn nào đó.
Chúng ta là người sử dụng, chúng ta có quyền yêu cầu người sản xuất làm tốt hơn cho chúng ta. (Sống lâu trong nước thì không có khái niệm này trong đầu.)
----------
Nhưng rốt lại, cái khó khi dịch và in sách là nếu giữ tên nước ngoài, thì lấy chữ Anh hay chữ Pháp, Ý, Đức, Tây Ban Nha... Chính vì vấn nạn này mà người ta Việt hóa tất cả. Và khó nữa là với tên Nga, thì lấy phiên âm của Anh hay Pháp. (Lenin hay Lenine.)
Ai giải được cái khó đó thì mới là người tài. Còn đồng hóa thành cái dễ và vô ích thì ai cũng làm được.
Không giấu gì bạn, ở xứ tôi hồi tôi còn ở Việt Nam, cha xứ đã từng đưa ra ý kiến là nên thành lập hẳn một ban gọi là Ban Đọc Sách, nghĩa là ban này chỉ chuyên đọc sách trong các thánh lễ và các thành viên trong ban sẽ thay phiên nhau. Khi lập ra ban như vậy, thì dĩ nhiên đây là những người có trình độ, được học phụng vụ hẳn hoi, phát âm tương đối chuẩn, không bị ngọng, và dĩ nhiên không nói giọng phương ngữ. Một khi có ban này, thì sẽ chỉ có họ thay nhau đọc bài đọc mà thôi, sẽ không có bất cứ ai lạ được lên đọc bài đọc hết. Đây là một ý hay, nhưng ngay lập tức bị các đấng lão thành trong hội đồng giáo xứ phản đối ngay, nên cha đành……thôi luôn. Chẳng qua là các đấng lão thành, ông già bà cả thường hay……thích lên công bố Lời Chúa, mà khổ cái các vị lại không……biết ngoại ngữ, cho nên để nguyên tên nước ngoài thì……chẳng khác nào “A chúng mày “náo” nhỉ! Ỷ có chút tiếng Tây tiếng U ti toe, xem thường tao!” Cho nên, ngay sau khi nhóm Các Giờ Kinh ra bộ sách bài đọc trong thánh lễ, là cha xứ….rinh về luôn. Mặc dù biết như vậy là sai phụng vụ, nhưng trong hoàn cảnh này, tôi vẫn ủng hộ cách làm như vậy của cha, vì lợi ích hiểu Lời Chúa và dễ công bố Lời Chúa của cộng đoàn là trên hết.
Thật ra ý tưởng để nguyên tên riêng nước ngoài rồi cho phần phiên âm bên cạnh trong ngoặc, khi chữ đó xuất hiện lần đầu trong sách không phải là ý tưởng lạ. Hình như một số sách của Viện Ngôn Ngữ Học đã có làm rồi. Tôi nghĩ phiên âm tên thì tùy vào đó là sách viết bằng tiếng gì mà phiên âm theo tiếng đó. Trong một quyển sách dịch mà nguyên bản là Anh Ngữ thì các tên tiếng Anh phải phiên âm theo tiếng Anh, không thể phiên âm theo….tiếng Pháp hay Tây Ban Nha được. Tuy nhiên khi tác giả là người Việt viết một quyển sách nào đó lại đề cập đến các nhân vật nước ngoài, thì tôi nghĩ nên phiên âm theo tiếng Pháp, nếu nhân vật đó là nhân vật thuộc dạng kinh điển của nhân loại. Sở dĩ tôi chọn tiếng Pháp là vì người Việt ta bị ảnh hưởng tiếng Pháp đậm hơn tiếng Anh nhiều. Ví dụ các nhân vật như Sô-crát(Socrate), Pla-tông(Platon), A-ríts-tốt(Aristote) là chúng ta đọc theo tiếng Pháp không đó. Tiếng Anh sẽ đọc là Xo-crơ-tiz(Socrates), Plei-tâu(Plato), A-ris-tô-tồ(Aristotle).
Hoàn toàn đồng ý với hoangnguyen82:
"ôi nghĩ phiên âm tên thì tùy vào đó là sách viết bằng tiếng gì mà phiên âm theo tiếng đó. Trong một quyển sách dịch mà nguyên bản là Anh Ngữ thì các tên tiếng Anh phải phiên âm theo tiếng Anh, không thể phiên âm theo….tiếng Pháp hay Tây Ban Nha được. Tuy nhiên khi tác giả là người Việt viết một quyển sách nào đó lại đề cập đến các nhân vật nước ngoài, thì tôi nghĩ nên phiên âm theo tiếng Pháp, nếu nhân vật đó là nhân vật thuộc dạng kinh điển của nhân loại. Sở dĩ tôi chọn tiếng Pháp là vì người Việt ta bị ảnh hưởng tiếng Pháp đậm hơn tiếng Anh nhiều."
Nếu từ tiếng Anh mà lại phiên âm sang tiếng Pháp thì cũng sai tương tự.
Bảo Gia Lợi
Tô Cách Lan
Lỗ Ma Ní
Ý Đại Lợi
Anh Cát Lợi
Y Pha Nho
Bồ Đào Nha
Chí Lợi
Ba Tây
Ba Tư
Hương Cảng
A Phú Hãn
Nga La Tư
Lục Xâm Bảo
Phi Luật Tân
Tân Gia Ba -- Xinh-ga-po -- Xanh-ga-po
Mã Lai Á -- Ma-lay-sia -- Ma-lai-xia
Úc Đại Lợi -- Ốt-trây-lia -- Os-trế-liờ
Tân Tây Lan -- Niu-dí-lờn -- Niu-dí-lèn -- Niu-zí-lần
Hoa Thịnh Đốn -- Óa-xinh-tờn -- Wóa-sinh-tần
Wall Street -- Phố Uôn -- phố Guôl -- phố Wol
Gia Nã Đại -- Ca-na-đa -- Cá-nờ-đờ
Tiệp Khắc -- Ses-kô-va-nia -- Séc-cô-va-nia
Nam Tư -- Du-gôs-la-via
Ba Lan -- Pố-lần --
Sigmund Freud -- Sích-mùn Phờ-roi-tờ -- ???
Wilson -- Uyn-sơn -- Guýu-sần -- Wuýu-xần
Ford -- Pho -- Pho-ợt -- Fo-ợt
Phan Sinh -- Phan-xi-cô -- Phrăng-xix-cô
San Jose -- Xan Hô-dê -- San Hô-zê -- San Hô-giê
Ba Lê -- Ba-ri -- Pa-rí
Algérie -- Algeria -- An-dê-ri -- An-giê-ri -- Al-giê-ria
Mazda Previa -- Mát-đa Bờ-rê-via -- Maz-đa Pờ-rê-via
Chivas -- Tri-vát -- Chi-vát -- Chi-vát-sờ
Microsoft -- Mai-cô-sóp -- Mai-cờ-rô-sóp-phờ-tờ
Window Vista -- Guýnh-đầu Vít-sờ-ta
Apple -- Ép-pồ -- Áp-pồ
Macintosh -- Mậc-kính-tọt-sờ
Coulomb -- Cu-lông
Ohm -- Ôm
Hertz -- Hẹc
Fahrenheit -- Phá-rân-nai -- Pha-răng-nái
Plank -- Pờ-lăng
Multiply -- Mớn-ti-pờ-lai -- Mớn-ti-plai
Wordpress -- Guốt-pờ-retx -- Uốt-pretx
Jacques René Chirac -- Giắc Rờ-nê Si-rắc
Charles de Gaulle -- Sạc Đờ Gôn
Winston Churchill -- Uyn-stơn Chớc-chiêu
Ludwig Van Beethoven -- Lút-vítsh Făn Bí-thô-fắn
Friedrich Engels -- Phí-đrịch Éng-ngờnx -- Phê-đê-rích Ăng-ghen -- Phí-địch Én-gồn
?????????????
Nghĩ ngược lại một chút, người Mỹ sẽ ghi tên
bác sĩ Quang Tuyến thành Dr Kwang Twin
nhạc sĩ Hồng Phúc thành Hong Foog
nhà văn Quyên Di thành Kwin Zee
blogger Niềm Tin Thiên Chúa thành Niam Teen Thyan Tswa
"Yesterday, blogger Niam Teen Thyan Tswa posted a song composed by composer Hong Foog. The lyric of this song was based on a poem by Queen Zee..."
Presidents Ngo Dinh Ziem, Ingwin Van Theew,
Prime Minister Ingwin Ton Zoong is begging around the world...
Tôi nêu vấn nạn tức là tôi đã có tiên kiến. Những ví dụ ở trên là để thấy được sự bất khả của việc phiên âm. Vì phiên thế nào cũng không trúng.
Phiên âm là phải biết cách phát âm, phiên như Hoàng chỉ là "phiên phiến" (xin tra từ điển phát âm quốc tế trước), Về dấu giọng thêm vào cũng không thể tùy tiện: tiếng Pháp thường nhấn ở cuối và tiếng Anh tiếng Đức thì nhấn có chỗ nhất định. Thấy "Mac-" đọc là mác thì có thể sai, vì nó là mậc, McCartney đọc là mậc cát-ni.)
Xin lỗi Hoàng, vì sẽ phải tốn chừng ba bốn trang giấy để chỉ ra cái sai cái đúng của từng chữ nên có lẽ Hoàng sẽ phải nghiên cứu sau vậy.
Nếu cần có thể tham khảo ký hiệu phiên âm và tài liệu về phonetics (để thấy tầm quan trọng của vần nhấn và sự biến âm của vần lướt), search "IPA" (International Phonetic Alphabets).
Ai đó có thể hiểu được nhiều thứ chữ, nhưng ít người đọc đúng chữ đó, (kể cả người Mỹ đọc chữ Mỹ cũng có khi sai, khi bị hỏi thường họ khéo léo nói rằng "tôi thì tôi đọc thế này, không biết người khác đọc thế nào." Tôi thích họ vì điều này.
=============
À này, vài ví dụ ngô nghê ở trên là có ý đồ đó, đừng cười kẻo lộ tẩy.
Bạn nghĩ tôi là ai mà lại không biết các ký hiệu phiên âm quốc tế? Xin lỗi bạn chứ bạn chỉ cần nói cho tôi biết bạn sử dụng từ điển nào là tôi biết ngay bạn có biết dùng ký hiệu phiên âm quốc tế hay không? Dấu giọng và dấu nhấn trong tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Việt hoàn toàn khác nhau. Phiên âm từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác chỉ là tương đối, chứ không thể làm cho người đọc dựa vào phiên âm mà đọc chính xác chữ đó như người bản xứ đọc được. Mục tiêu phiên âm của tôi là cố sao cho người đọc có thể truy ra được chữ gốc càng bao nhiêu càng có thể, hoặc là chữ phiên âm gần chữ gốc bao nhiêu có thể, nên tôi mới giữ lại tất cả những chữ J, W, Z, F và các phụ âm kép như ST, BL, FR… mà không có trong tiếng Việt. Còn phương pháp phiên âm của bạn hình như là cố gắng làm cho người đọc phát âm chính xác chữ đó như người bản xứ phát âm. Và điều này là, xin lỗi bạn, bất khả thi. Nếu người đọc biết ngoại ngữ, họ tự động tìm đến từ điển và dựa vào hệ thống phiên âm quốc tế để phát âm chuẩn chữ đó, chứ làm sao dựa vào kiểu phiên âm của bạn được.
Bạn cứ bắt một người nước ngoài phát âm chuẩn cái tên Hồng Đức của bạn như là người Việt phát âm đi, không kể người nước ngoài ấy có học tiếng Việt, thì tôi sẽ bắt người Việt phát âm đúng một cái tên nước ngoài như người bản xứ phát âm.
Xin lỗi bạn chứ, tôi với một linh mục người Mỹ, hai cha con ngồi với nhau, tôi trực tiếp phát âm rõ ràng(tôi nói giọng Bắc) hai chữ “xin chào” cho cha nghe rồi cha cố gắng nghe và phát âm lại theo tôi. Vậy mà cha chỉ phát âm gần giống thôi, chứ không cách gì giống 100% như người Việt phát âm được. Tương tự như vậy, thời gian đầu mới qua đây, cũng một cha người Mỹ sửa cho tôi cách phát âm một số chữ tiếng Anh, mà nhiều khi tôi còn phát âm mãi mới chuẩn được, đó là tôi đã học tiếng Anh liên tục và thuộc loại khá giỏi ở Việt Nam rồi đó.
Anh Hoàng,
Vì phép lịch sự tối thiểu của chủ nhà tôi xin ngưng nói chuyện với anh về đề tài này. Nó nhây nhưa mất thì giờ quá.
Nói thiệt tình, là mN không thích phiên âm tên nước ngoài, nghe nó chối tai sao sao đó :)
Post a Comment