Tuesday, July 31, 2012

NGƯỜI VIỆT NAM HÈN HẠ.

bài cóp của Hanwonders

Bài viết này sẽ không có một chữ việt nam nào được viết hoa.


Bởi chúng ta có xứng đáng được trân trọng như vậy không? Không hề.


Cách đây đã lâu, tôi đọc “người trung quốc xấu xí” của ông Bá Dương (Đài Loan), chưa bàn tới hay/ dở/ đúng/ sai của nội dung cuốn sách gây tranh cãi ầm ĩ đó, tôi chỉ nhớ lại cảm giác giật mình của tôi khi đó. 


Khi tôi đọc lướt qua vài trang sách. Tôi như vỡ ra một niềm cảm khái mà từ lâu nó cứ âm ỉ trong lòng. Tôi biết thế giới đã từng có những cuốn “Người Mỹ xấu xí”, “Người Nhật Bản xấu xí”, rồi mới đến cuốn của ông Bá Dương. Tôi vừa đọc, vừa tự hỏi, tại sao người việt nam chúng ta không có một cuốn như thế này? Tại sao chúng ta cứ tự ru ngủ mình trong cái điệp khúc dân tộc việt nam là “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” & nhìn đâu cũng thấy anh hùng, liệt sĩ… 


Nếu thực sự chúng ta có những tố chất đó, nếu thực sự chúng ta là những người như thế, sao kết quả chúng ta hiện nay lại là một đất nước như thế này?

Một đất nước mà hơn phân nửa các cô cậu tú tài đi thi cử nhân khoe rằng mình có quay cóp một cách hoàn toàn không có chút tự trọng (đó là được hỏi, còn báo chí không cần hỏi vẫn có những hình ảnh phao thi trắng cả trường thi! Vậy thì thi cái gì? Thi xem ai quay cóp giỏi hơn chăng?). Trong đó còn có cả những đứa trẻ bảo rằng năm nay không thi thì năm sau thi, chứ làm bài mà phỉ báng “thần tượng Su-Ju” của nó là nó không thi! Mặc cho bao nhiêu tâm sức, kỳ vọng của gia đình, nhà trường, xã hội – những nền tảng đã cho nó có được cuộc sống và kiến thức để mà tiếp cận được với Su-Ju danh giá của nó. Thế mà nó vẫn được rất nhiều đứa trẻ khác tung hô! Chính là những đứa trẻ sẵn lòng khóc lóc, quỳ gối, hôn ghế… trước thần tượng. Một dân tộc gì đã sản sinh và nuôi dạy ra một thế hệ kế thừa như thế?


Con nít nó học cha anh mà ra, chúng ta đã nuôi dạy trẻ con thành ra như thế sao? Đừng ai đổ thừa cho ai. Vì trường học đổ cho cha mẹ, cha mẹ đổ cho xã hội, xã hội đổ cho cha mẹ & nhà trường. Tóm lại, đừng đổ nữa. Hãy biết hốt về mình đi! Tất cả chúng ta là người lớn, chúng ta đều có lỗi.


Bởi người lớn có hơn gì? Một xã hội mà người ta đang sẵn lòng thuốc chết nhau đi từng ngày bởi tiền bạc bất kể lương tri. Làm quan thì chỉ lo vơ vét, tham nhũng, quỳ gối trước ngoại bang để duy trì sự thống trị trước nhân dân. Gần 40 năm thống nhất, việt nam có hơn gì thời chiến ngoài đống xe máy chạy đầy đường & trong túi ai cũng có một cái điện thoại di động? 


Dù nhà ở không có, đất đai không có, bảo hiểm không có, tương lai cho con cái không có,… nhưng bia rượu chảy tràn lan mỗi ngày trong quán nhậu. Người ta được ru giấc suốt 40 năm bằng niềm ước mơ cháy bỏng “cơm no, áo ấm”. Hạnh phúc chỉ thế thôi! Muốn hạnh phúc hơn thì hãy làm giàu, làm giàu, làm giàu! “Doanh nhân là chiến sĩ thời bình”. 


Cứt! Tôi ỉa vào cái khẩu hiệu sặc mùi con buôn, đầy phân chợ trời đó! Tiếng súng không còn nổ ngoài đường. Một cuộc chiến khác đậm chất mafia, côn đồ, đảo Sicily chắc còn phải chào thua nhà cầm quyền việt nam trước khả năng dùng “luật im lặng” của họ với dân mình. Cuộc chiến đó là rình mò, là theo dõi, là cấm cản, là kiểm duyệt, là vu cáo, là bắt bớ, là dùi cui, là tù đày, là chết không lý do, là bị bịt miệng tại tòa, là con cháu theo lời lãnh đạo cầm gậy gộc ra ngoài đồng ức hiếp ông bà cha mẹ chòm xóm của mình vì họ đang giữ đất. Trong khi họ giữ đất cho ai? Những đứa thanh niên đó nó đang nghĩ gì khi quay lưng lại với dân tộc mình? Đơn giản thôi. Nó tin rằng nếu trung thành với cái thể chế mà nó đang phục vụ, thể chế đó sẽ cho nó công việc ổn định, đặc quyền, đặc lợi hơn người. Vậy là nó nhắm mắt làm theo, coi nhân dân là cỏ rác, cũng vì lợi ích cá nhân & gia đình nó – nếu nó có nghĩ tới. Chứ ngoài ra, liệu còn cái lý tưởng cao đẹp nào có thể tin vào lúc này? 


Đừng nói với tôi là “lý tưởng Hồ Chí Minh” hay “lý tưởng cộng sản” nhé! Hỏi những đứa mặc áo xanh cán bộ Đoàn thử xem, nó nói có trôi chảy không? Tôi đã thử rồi, rốt cuộc là ngồi im nghe tôi nói huyên thuyên toàn những điều mà trường học gọi là “phản động”.


Cuộc chiến này được khoác lên chiếc áo bảo vệ hòa bình, tự do, hạnh phúc. Còn bên trong là để bảo vệ quyền lợi, quyền lực cho một nhóm người gắn kết với nhau bằng những chiếc răng cùng gặm vào xương máu người nghèo, người thất học, người bán buôn lương thiện hàng ngày.


 Những người mỗi ngày chỉ biết tạ ơn trời phật đã cho chúng con một ngày yên ổn làm ăn, không bị cán bộ thuế đến nhũng nhiễu, không bị CSGT thổi phạt kiếm ăn, không bị đội dân phòng rượt đuổi, không bị ông chủ đẩy vào toa-lét để sờ soạng, không bị cắt tiền tăng ca, không bị cho ăn cơm thiu ngộ độc, không bị bệnh đột ngột phải vào bệnh viện nằm gầm giường chờ chết,..


Thế là cái dân tộc đầy sợ sệt, bất an đó cuống cuồng kiếm tiền, cuống cuồng vơ chỗ này, cấu chỗ kia để lo cho cái thân mình. Họ còn biết làm gì nữa?


Và khi họ chăm chắm vào tiền và sự yên ổn cho mình, họ để mặc cho một bọn ác khác lên ngôi, bọn này là sản phẩm của công thức: Bên trên, chúng nhìn thấy cách hành xử của một chính quyền côn đồ, có tiền là ra luật + Bên cạnh, chúng nhìn thấy những con người thờ ơ với người khác, chỉ còn biết nghĩ tới mình + Bên dưới, chúng nhận ra một đám người khổ sở, sợ sệt, yếu ớt = Chúng chợt nhận ra chúng có khả năng luồn cúi bên trên, tránh né bên cạnh & ức hiếp bên dưới.


Sao mà tôi sợ bọn người đó như thế?!


Bọn đó tập trung vào các cơ quan công quyền, làm quản lý, làm công an, làm công chức,… làm “đầy tớ” của nhân dân!


Bọn công bộc đó đã cùng nhau đẩy những cụ già bỏ quê bỏ xứ, lên Sài gòn ngồi vạ vật dầm mưa dãi nắng suốt ngày đêm, ngày này qua tháng nọ để kêu oan.


Bọn công bộc đó đã đẩy 2 mẹ con người phụ nữ nọ phải dùng đến cách phản kháng cuối cùng mà họ có là khỏa thân ở giữa đường để đòi lại công bằng. Vì trong tay họ còn có gì để chống lại chúng ngoài phẩm cách  của người đàn bà vốn được coi là thiêng liêng? Họ dùng đến cách đó, và cuối cùng bị chúng lôi kéo dọc đường và nỗi oan của họ có ai thèm đoái tới?


Bọn công bộc đó đã đẩy đến đỉnh điểm hôm nay, một người mẹ uất ức tự thiêu trước cổng 1 cơ quan công quyền vì không còn sức để chịu đựng chúng…


Tôi sợ bọn chúng vì bọn chúng đông quá, đông như kiến cỏ. Chúng nhan nhản khắp nơi, ngày ngày bóp chết mọi ước mơ, triệt tiêu mọi khao khát, thêm sự dốt nát của chúng vào nữa là hoàn hảo để tạo ra một nền kinh tế xã hội thụt lùi đến chóng mặt, quay cuồng trong dối trá và danh lợi. 


Đáng sợ hơn, cuộc sống ấm êm no đủ của chúng nhờ vào tính cơ hội – thu vén lại là sự thèm khát của những tầng lớp khác. Khiến cho những con thiêu thân non trẻ khác lao vào như một cơ hội ngàn vàng.

Bọn này tiếp tay cho bọn con buôn cũng lưu manh không kém. Thế là chúng ta ăn thức ăn có độc mỗi ngày, con cháu chúng ta uống sữa độc mỗi ngày, chúng ta đi trên những con đường hiểm họa mỗi ngày, chúng ta tiêu dùng những gì chúng mang tới, chúng ban phát, với giá mà chúng ấn định, với mức thuế mà chúng muốn,… không còn một lựa chọn nào khác. Không biết làm gì khác, không có phản ứng gì khác! Vì chúng ta lương thiện.


Kẻ không lương thiện có những phản ứng tàn độc hơn, hoặc biến hẳn sang một trạng thái sống khác, như một sự kết tinh cao cấp hơn của một xã hội đương nhiên sẽ sản sinh ra nó.


Tôi nghĩ đến bọn này khi tôi đọc tin về tên bác sĩ lợi dụng lúc mẹ của bệnh nhi đi lấy giấy xét nghiệm, hắn hãm hiếp đứa bé mới 3 tuổi.


Tôi đọc tin ông bà chủ đánh trẻ làm công đến thương tật.


Tôi đọc tin một gã thanh niên có học chặt chém bạn gái mình thành từng khúc chỉ vì một chiếc xe máy và chút ít tài sản.


Tôi đọc tin bọn chủ & lơ xe vứt xác hành khách bị lèn chết giữa đường mà cả xe không ai phản ứng.


Tôi đọc tin nữ sinh phải ngủ với thầy giáo để được điểm tốt.


Tôi đọc tin người đi đường bị cướp, may mắn giật lại được túi tiền, nhưng túi rách, tiền bay ra, xung quanh thiên hạ xúm lại nhặt, nhưng không phải nhặt giúp, mà nhặt hết đi không chừa lại đồng nào. Thay vì bị 1 đứa cướp, anh ta bị cả con đường đè ra mà cướp!

… còn rất nhiều tin.


Một dân tộc gì mà độc ác và hèn hạ thế?


Dĩ nhiên không chỉ có mình tôi biết đau đớn vì những điều đó.


Chúng ta có cả một thứ to tát mà tôi tạm gọi là “nền văn chương than khóc”.


Trong những tác phẩm thi ca xuất bản từ khoảng 20 năm trở lại đây, tôi không dám nói mình đọc nhiều hay nghe nhiều, nhưng tôi cố gắng đọc, nghe, cố gắng tìm tòi, cố gắng tìm kiếm một tác phẩm nó xứng đáng làm cho tôi thấy dân tộc việt nam của tôi thực sự là “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” một cách đúng nghĩa. 


Vậy hãy quên những hình tượng cách mạng cao đẹp trong văn chương hay cả âm nhạc của miền Bắc thời chiến tranh đi! Đó không phải là văn chương, nó là thuốc pháo, tìm cách dẫn dắt, thôi thúc người ta chém giết & chết. Không hơn không kém.


Các bạn có tìm kiếm giống tôi không? Và các bạn có tìm thấy không? Hay đầy rẫy xung quanh chúng ta chỉ có 3 loại:

-          Loại mờ nhạt, rẻ tiền, xúc cảm vu vơ, vụn vặt, vô thưởng vô phạt.

-          Loại có trăn trở, có suy tư, nhưng toàn đau đáu những nồi niềm xưa cũ, tương lai chả biết phải vứt đi đâu và vứt cho ai?

-          Loại mạnh mẽ hơn, trực diện hơn, nhưng tầm vóc tác phẩm chỉ ở mức gẩy lên 1 tiếng đàn, rồi thôi!


Tinh thần chúng ta đang được nuôi dưỡng bằng những thứ chỉ đến mức đó thôi.


Còn những thứ hổ lốn lai căng phát trên TV, bán ngoài sạp báo mỗi ngày, tôi không dám kể tới, vì đó là nỗi kinh hoàng mà nếu phân tích thêm, chỉ muốn vứt cái đầu mình đi, không cần suy nghĩ nữa làm gì cho mệt óc.


Vậy cái gì đã gây nên nông nỗi?


Tôi không muốn tạo ra sự hiểu lầm là cái gì cũng do lỗi cộng sản.


Nhiều người rất cực đoan, nói ra cái gì sai, họ cũng đổ vấy hết cho cộng sản.


Nhưng cộng sản tệ đến thế mà cai trị được chúng ta đến ngày giờ này, thì chúng ta cũng tệ không kém!


Nghe nói cụ Tản Đà có câu:


Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn!

Cho nên quân ấy mới làm quan.


Những gì độc ác, bẩn thỉu của cộng sản, những người khác đã nói đầy cả ra rồi, tôi nghĩ mình cũng không cần nhắc lại.


Tôi chỉ nghĩ đến một điều, cái gì đã làm cộng sản tồn tại lâu như thế?


Ngoài sự cấu kết quyền lực – quyền lợi để cùng bảo vệ lẫn nhau, cộng sản đã làm gì để chúng ta thành ra một dân tộc việt nam hèn hạ tự trên xuống dưới, từ già tới trẻ như ngày hôm nay? Ngoài sự mafia, côn đồ, trấn áp bằng sợ hãi, giáo dục một cách ngu dân ra, chúng còn làm gì nữa?


Ai từng học luật đều biết, khi quy phạm pháp luật không điều chỉnh được, thì hành vi con người sẽ phải điều chỉnh bởi quy phạm đạo đức. Pháp luật không theo con người lên giường, vào toa-lét, xuống bếp. 


Nhưng đạo đức theo ta khắp nơi, tận trong ngõ ngách tâm hồn. Pháp luật cũng không ép tạo ra đạo đức. 


Chính sự vô thần vô thánh, không thừa nhận đức tin đã hun đúc ra những con người sẵn sàng bán thịt thối cho người ta ăn, đút sữa độc vào miệng con nít, chém mẹ ruột, giết con đẻ,… Vì những người này họ không sợ, hoặc họ tin rằng họ sẽ tránh được sự trừng trị của pháp luật.


 Khi pháp luật không trị được mà người ta không sợ luân hồi, không sợ quả báo, không sợ bị đày xuống địa ngục,… thì họ còn sợ gì nữa? Việc gì mà họ không dám làm?


Còn những kẻ yếu không có niềm tin là có Phật, có Chúa, có Thánh Allah luôn soi sáng mình, giúp đỡ mình, ngự trị trong mình, thì họ còn biết dựa vào đâu để tìm lại niềm lạc quan mà sống? Mà tranh đấu để tự tìm lấy giá trị sống thiêng liêng mà đấng tạo hóa đã ban cho mỗi chúng ta?


Tôi có cảm giác như mình đang sống giữa một bầy đàn hỗn loạn nhưng hoang vu, hỗn loạn về vật chất – nhưng hoang vu về tinh thần. Bạn có thấy như thế không?


Giữa sự hỗn loạn và hoang vu ấy, cái ác sẽ luôn luôn ngự trị, kẻ có sức mạnh sẽ luôn trấn áp chúng ta. Chúng ta - những kẻ được đến trường nhưng thật ra thất học, những kẻ nghĩ mình lương thiện nhưng thật ra không có lương tri, những kẻ đủ ăn mặc nhưng thật sự chưa hề nếm mùi vị hạnh phúc, những kẻ đọc sách – nghe nhạc mỗi ngày nhưng không biết đó chẳng phải là nghệ thuật đích thực – một nền nghệ thuật có thể soi sáng tâm hồn ta chứ không phải ru ta ngủ trong quên lãng. Những kẻ hoang mang không biết tin ai, không hiểu nên làm gì cho đúng.


Lúc đó, lúc hỗn loạn và hoang vu đó, anh cộng sản xuất hiện và nói: Đời chúng mày chỉ cần độc lập – tự do – hạnh phúc.


Chúng ta tưởng thế là hay ho lắm! Dù nền độc lập này có mang lại tự do không? Có hạnh phúc không? Hay chúng ta đang cúi đầu nô dịch cho ai đây? 


Chúng ta thực chất đang sống thế nào đây? Và đang để lại cho con cháu chúng ta di sản gì?


Chúng ta đeo bám theo họ, quên cả chính bản thân mình, một con người, cần phải sống sao cho đúng nghĩa, đúng phẩm cách, hành động đúng theo những gì mà một con người có lương tri cần phải hành động.  


Bạn có đang tự hào vì mình là người việt nam không? Hỡi những con người ấu trĩ mang trong mình một đinh ninh sắt đá là tôi rất tự hào vì tôi là người việt nam “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” đã từng đấu tranh thắng Mỹ, các bạn không thấy điều đó nó hết thời rồi à? 


Ta thắng Mỹ để có một xã hội phồn vinh, một dân tộc được tôn trọng. Chứ còn thắng Tàu, thắng Pháp, thắng Mỹ, thắng khắp nơi…


 Mà ngày nay những kẻ ta từng thắng đó, nó coi chúng ta còn không hơn con chó thì cái chiến thắng đó nhắc tới làm chi cho thêm nhục?


Mặt phải, chúng ta ra rả trên báo mỗi ngày là “Mỹ đã đến biển Đông”, “bà Hillary dọa TQ không nên gây hấn”,.. để mong lòng dân yên ổn.


 Mặt trái, chúng ta tổ chức ngày hội gặp gỡ những lớp cán bộ đã từng được Tàu đào tạo để cám ơn họ đã “dạy dỗ” cả đám chóp bu việt nam.

 “Đĩ” chưa từng thấy! 


Chưa có cái chính quyền nào mà “đĩ” như chính quyền việt nam hiện tại. Dựa hơi mà cũng không biết dựa hẳn bên nào cho trót. Lá mặt lá trái như thế bảo sao quốc tế nó không khinh?


Còn dân việt nam thì sao? Dám cầm súng đánh TQ hay đánh bất cứ thằng nào xâm lược việt nam nữa không? Mà cầm súng để làm gì? Kết quả của gần 40 năm độc lập, ai cũng thấy cả rồi, không cần nói nữa.

Và cả bọn hèn hạ chúng ta đang ôm lấy nhau, hồi hộp chờ đợi hồi chuông báo tử. 


http://hanwonders.multiply.com/

Monday, July 30, 2012

Bị tập đoàn cai trị bức bách chỉ vì có con bất đồng chính kiến, một phụ nữ tự thiêu.

Start:     Jul 30, '12 04:00a
End:     Aug 30, '12
Location:     Việt Nam, Bạc Liêu
Mẹ chị Tạ Phong Tần tự thiêu tại khu hành chánh ở Bạc Liêu
Đăng bởi pleikly lúc 10:26 Sáng 30/07/12


VRNs (30.07.2012) - Bạc Liêu – Bà Đặng Thị Kim Liêng, thân mẫu chị Tạ Phong Tần, đã tự thiêu ngay sau khu hành chánh thành phố Bạc Liêu, gần nhà của bà. Đây là tin do con gái bà Đặng Thị Kim Liêng, em chị Tạ Phong Tần vừa cho VRNs biết qua điện thoại.

Sự việc được tường trình như sau:

Khoảng hơn 9 giờ sáng nay, 30.07.2012, công an xã đến báo cho các con của bà Đặng Thị Kim Liêng hiện đang cấp cứu tại bệnh viện tỉnh Bạc Liêu. Khi các con của bà đến bệnh viện thì bị nhiều công an ngăn cản không cho vào, chỉ cho một người con trai của bà tên Tạ Hoà Phú được vào. Khi trở ra gặp người nhà, anh con trai này nói “cháy đen thui”. Tức khắc công an bắt anh này mang đi, và không còn ai khác là thân nhân của bà Đặng Thị Kim Liêng được vào trong bệnh viện với bà.



Những người dân ở đây cho biết đây là một tình trạng nguy hiểm, nhưng không cho biết rõ nguy hiểm như thế nào.

Được biết nhà cầm quyền Bạc Liêu, cụ thể là công an thường xuyên đến gia đình gây áp lực cho bà Liêng về chị Tần. Có lần họ đã mang đài truyền hình xuống để quay và yêu cầu bà phải kể tội của chị Tạ Phong Tần, nhưng bà đã từ chối. Bà cho biết, bà đi đâu, công an cũng theo dõi để khủng bố bà, dù là đi chùa hay đi siêu thị.

Hiện chúng tôi chưa biết chắc bà đang còn sống hay đã qua đời.

Chúng tôi kính xin anh chị em, tuỳ theo tôn giáo của mình, cầu nguyện và chúc lành đặc biệt cho bà Đặng Thị Kim Liêng trong những giấy phút đặc biệt này.

Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật tin tức này, ngay sau có tin mới.

PV.VRNs

Wednesday, July 25, 2012

Văng Huớ Ngoạng?

Tác giả: Trần Văn Giang |23-07-2012|

Lời giới thiệu:

Ngôn ngữ là một món quà quý báu mà thượng đế đã ban cho con người.  Ngôn ngữ với một số ràng buộc khá phức tạp về cách phát âm, chính tả, và văn phạm cũng là một phần rất quan trọng của văn hóa.  Qua cách dùng ngôn ngữ “đúng cách” (chuẩn, chính xác, đơn giản, dễ hiễu), con người không chỉ đạt được mục tiêu trình bày trọn vẹn ý tưởng; mà còn vô hình trung làm cho mọi người chung quanh biết thêm về trình độ học vấn, tư cách, địa vị (chỗ đứng) của người sử dụng nó trong xã hội. 

Trước hết người viết cũng xin thành thật mong quý vị thấy mục đích của bài này là một tạp bút giới thiệu một số phương ngữ của vùng, miền; trình bày thêm những những khó khăn mà người sử dụng đã gặp lúc cần phải giao tiếp với người sống ở bên ngoài môi trường cố hữu của mình.  Một số thí dụ và các ghi chép tự nhiên không thêm bớt từ nhiều nơi (nghe sao thì ghi lại y như vậy) sẽ được đề cập chỉ có tính cách tượng trưng, chứ không hề có ngụ ý “pha tiếng,” hay để “chửi” ai cả…  Người viết cũng muốn mạnh dạn và thận trọng nêu lên một số vấn đề phát âm, chữ viết vượt qua khỏi phạm vi giới hạn của địa phương cần được quan tâm cùng với các quan sát, nhận định  rất chủ quan (và người viết chờ mong sự chỉ trích của quý vị cao kiến) về sự  phát âm khác biệt (nói nôm na bình dân học vụ là “ngọng”) theo vùng, miền của dân Việt nói chung và chính ngay gia đình cá nhân của người viết để chúng ta cùng góp thêm vào một giải thích, một phương cách khả dĩ có thể sửa chữa, làm thay đổi hoàn cảnh khó khăn trong lãnh vực thông tin, giao tiếp hiện nay.
 
Điểm đặc biệt đáng lưu ý là “phát âm khác biệt  theo vùng” và “ngọng,” xét cho kỹ, là hai vấn đề khác nhau; nhưng để đơn giản hóa, người viết sẽ gom cả hai thể loại này thành một dạng để tiện phân biệt với dạng “chuẩn” ở bên kia lằn ranh.  Cũng không khó khăn gì lắm, quý vị sẽ thấy rõ khi nào là “phát âm khác biệt” và khi nào là “ngọng” trong những giòng kế tiếp…    
TVG
*


Ngọng thường xuất phát từ (địa) phương ngữ, thổ ngữ có nghĩa là chỉ chi phối, chỉ có ảnh hưởng giới hạn trong một miền, vùng, địa phương nào đó. Tuy nhiên trong thực tế, qua cuộc cách mạng tin học và với sự có mặt của một nền văn hóa xhcn “Mac Keno” không người lái, vinh quang vô địch… (trong cái văn hóa “Mac Keno”  - mặc kệ nó – chủ trương ngu dân thì việc dân bị ngọng cũng là chuyện tốt thôi; miễn sao dân ngu cứ việc “ngu” và đừng “phản động, chống đối đảng và nhà nước” là được rồi!)  Ngọng nói đã dần dà tràn lan qua ngọng viết và cả hai thứ ngọng trở thành quốc nạn hồi nào mà không hay.  Hãy nghe và xem các thí dụ thật –  không phải loại vu vơ chế nhạo để giải trí tiếng nói vùng miền trong các hài kịch rẻ tiền, vô trách nhiệm – Các “video clip” phỏng vấn các bác “nhân dân” trong nước, hoặc các tựa đề, các bài viết đứng đắn trên báo in và báo điện tử “lề phải,” băng rôn tuyên truyền của chính quyền cs, bảng chỉ dẫn lưu thông của “nhà nước,” bảng hiệu thương mại, quảng cáo của quần chúng toàn quốc trước mắt bàn dân thiên hạ, chúng ta không khỏi lo lắng ái ngại cho tương lai tiếng Việt.
Có lẽ chúng ta chưa hề thấy có thống kê chính thức nào cho toàn quốc Việt Nam về tỉ lệ dân chúng nói ngọng; nhưng theo cá nhân tôi, phải có đến trên 50%  dân số Việt Nam nói “ngọng” cách này hay cách khác.

Khái quát về phương ngữ ba miền
Nói ngọng là “đặc sản” của địa phương, là chuyện bình thường; Tuy vậy, lúc nào cũng có ngoại lệ.  Không phải bất cứ ai sống trong một vùng có người nói ngọng thì họ cũng đương nhiên phải nói ngọng.  Có nhiều người người sinh ra và sống ngay trong vùng nói ngọng, chẳng hạn đa số dân Hà Nội không nói ngọng “l,n,” mà họ lại “dị ứng” với việc nói ngọng, đó chưa kể đến chuyện họ đôi khi tỏ vẻ “kỳ thị” (khinh thường) đồng bào nói ngọng (!) 
Một lần nữa, những ghi chép sau đây chỉ có tính cách tượng trưng điển hình, không phải là tuyệt đối; tất nhiên còn cần nhiều bổ túc và sửa chữa.

1- Bắc kỳ
Cơ bản sự “ngọng” của dân Bắc kỳ là phát âm “nhẹ” hẳn đi các phụ âm dẫn đầu mỗi chữ (như tr, r, s…) Các Ngôn ngữ gia khắt khe hơn thì cho rằng người Bắc “lười” không chịu khó uốn lưỡi một chút cho đúng âm mà lại chọn khuynh hướng đọc dễ dàng hơn: giảm bớt cái âm uốn cong hay cao lên của phụ âm đầu.

Dân Bắc kỳ nhất là các vùng Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Hà Nam, Bắc Ninh…v.v…, và ngay cả dân cư đất “ngàn năm văn vật” – 13 huyện Hà Nội – rất “phổ thông” nói ngọng líu lo (và đặc biệt bị lưu tâm nhiều nhất) hai phụ âm “l,n.”  Chẳng hạn:

“Đi Hà lội mua cái lồi về lấu cơn lếp” 
(“Đi Hà nội mua cái nồi về nấu cơn nếp”)

Hoặc là:
“Chỗ lước lày lông, lội được!”
(“Chỗ nước này nông, lội được!”)

Hay:
“Thằng Nong nàm việc thì nếu náo; nhưng nòng nợn thì ló gắp nia gắp nịa.”
(“Thằng Long làm việc thì lếu láo; nhưng lòng lợn thì nó gắp lia gắp lịa.”)
 “Mình không nàm thì có bảo mình không nàm; mà mình nàm thì ló nại bảo mình nàm nấy nệ.” 
(“Mình không ‘làm’ thì có bảo mình không ‘làm’ mà mình ‘làm’ thì ‘nó’ lại bảo mình ‘làm lấy lệ.’ ”)

“Tự nhiên như người Hà lội.”  Toàn bộ các chữ có “l’ phang tới thành “n” và ngược lại (!)

Đại đa số dân Bắc kỳ (kể cả người viết và gia đình) còn nói trật nguyên âm “r, d, gi” (“rờ” thành ra “dờ” hay “giờ”):

“Kính dâm”
(Kính râm / kính mát)

“Mấy giờ giồi?”
(“Mấy giờ rồi?”)

Một em xướng ngôn viên (bây giờ vi-xi gọi là “phát thanh viên”) của một chương trình truyền hình trên VTV ở Việt Nam loan báo tin thời tiết nghe mà muốn “dởn da gà” luôn như sau:

“Có mưa dào dải dác; nhưng dét da diết.”
(”Có mưa rào rải rác; nhưng rét (lạnh) ra riết.”

“Mưa dừng ơi mưa dừng.”
(Như ông bạn Vũ Khanh của tôi ca lời bản nhạc “Mưa Rừng” của Huỳnh Anh)

Và nổi bật nhất và phổ thông nhất là sai nguyên âm “tr, ch:”

“Mười lăm chăng chòn; mười sáu chòn chăng.”
(“Mười lăm trăng tròn; mười sáu tròn trăng.”)

Hay là:
“Đường xưa lối cũ có bóng che, bóng che che thôn làng
Đường xưa lối cũ có anh chăng, ánh chăng soi đường đi…”
(Lời ca bài hát “Đường xưa lối cũ” của Hoàng Thi Thơ mà tôi nghe ca sĩ Quang Minh – cũng dân Hải phòng – hát).

Trong khi lời hát đúng phải đọc là:

“Đường xưa lối cũ có bóng ‘tre,’ bóng ‘tre’ che thôn làng
Đường xưa lối cũ có anh ‘trăng,’ ánh ‘trăng’ soi đường đi…”

Một số địa phương ở Bắc như Nam Định, Ninh Bình và Thái Bình… vẫn phát âm đúng các phụ âm “r, d và gi” trong khi phần lớn các vùng khác (ở miền Bắc) đều phát âm sai…

Nên để ý, thật oái oăm, nghịch lý ở đây là hai thứ ngọng (có lẽ vì lười không chịu uốn lưỡi ?!) rành rành “tr” thành “ch” và “r” thành “d, gi” của dân Bắc kỳ lại được đại chúng có khuynh hướng rộng lượng chấp nhận như là “dạng chuẩn” riêng trong vấn đề hát lời ca của ngành tân nhạc (?).  Một vài ca sĩ không phải gốc Bắc kỳ như Ngọc Hạ (Đà Nẵng / Quảng Nam, miền Trung), và Phương Dung (Gò Công, miền Nam) khi hát tân nhạc đôi khi đã cố tình phát âm đúng chữ “tr” (trăng, trong, trời…) chứ không đổi sang “ch” như thông lệ thì nghe lại có vẻ rất căng thẳng (?) và ngượng ngạo (?)  Thành ra vấn đề âm thanh ngọng (mà thuận tai?) được chấp nhận (hay không) còn tùy vào sự cảm nhận của đại chúng…  Như vậy, không có gì gọi là “chuẩn” tuyệt đối cả.

Vùng Hải Hậu, Nam Định thì lại ngọng “tr, t” một cách khác:

” Con tâu tắng nằm cạnh gốc te tụi giữa tưa hè”
(“Con trâu trắng nằm cạnh gốc tre trụi giữa trưa hè.).

Tương tự, một số dân ở địa phương Thái Bình thì lại ngọng chữ “r, d” một cách khác nghe rất lạ tai.  Như bà hàng xóm của tôi (gốc Thái lọ) là dân di cư 1954 ở Sài gòn cứ gọi con ơi ới:

“Rương ơi Rương!  Ra đây mẹ cho miếng rưa.”
(“Dương ơi Dương!  Ra đây mẹ cho miếng dưa.”)

Hà Tây, Hà ta thì thì cũng “lười,” bỏ bớt dấu huyền của mỗi chữ cho nó đỡ vướng:

“Con bo vang”
(“Con bò vàng”)

Hát là:

“Nhin chiêu vang đôi thông thưa thớt
Long bôi hôi buôn trong theo bóng”
 (“Nhìn chiều vàng đồi thông thưa thớt…
Lòng bồi hồi buồn trong theo bóng”
(Lời bản nhạc “Chiều Vàng” của Nguyễn Văn Khánh)

Người Bắc đọc sai tất cả chữ phụ âm “s” thành âm “x” hết ráo trọi; trong khi người miền Trung và miền Nam lại phân biệt “s, x” rất rõ ràng.  Bắc kỳ đọc “s, x” như sau đây:

“Xáng xớm xương xuống xào xạc; xã xệ xửa xoạn xuống xuồng xang xông.”
(“Sáng sớm sương xuống xào xạc; xã xệ sửa soạn xuống xuồng sang sông.”)

Mẹ tôi còn kể thêm là ở ngoài Bắc, có vùng còn ngọng nguyên âm “s, x” ra “th” mà tôi chưa kiểm chứng được xem ra loại ngọng này thuộc vùng nào (? Kính nhờ các bác uyên thâm bổ túc dùm nhà cháu ở phần này):

 “Thúng hay thấm? hay trẻ con thậm thàn”
(“Súng hay sấm? hay trẻ con dậm sàn”)

2-  Trung kỳ
Dân Trung kỳ (Huế và các xứ Quảng) hầu hết nói chéo (sai) hai dấu hỏi ngã:

“Đễ kỹ niệm…”
(“Để kỷ niệm”)
(Nhà văn PNN tiếp lời MC Nam Lộc trên một “Asia DVD” trong chủ đề “Vinh danh người lính QLVNCH”).

Hoặc đổi nguyên âm “t” thành “c” ở cuối chữ:

“Làm lụng đàu tắc mặc tối.”
(“Làm lụng đầu tắt mặt tối.”)

Người Huế chính gốc “ớt hiểm” còn chơi thêm dấu “nặng” vào hầu hết các các chữ; và đồng thời thêm “g” ở cuối chữ “không g.”  Hiểu như vậy thì quý vị cũng đừng ngạc nhiên khi một cô thợ hớt tóc người Huế thơ mộng hỏi:

 “Anh muốn cắt dài hay cắt ngắn?” 
 “Hắng” / “Hắn”

Huế, nhất là xứ Quảng, đôi khi xài sang, cho thêm nguyên âm “o, a” ở giữa chữ cho long trọng:

“Đo(á)m noái / Đám nói
 
Hay:
 “Đo(á)m hoải / Đám hỏi.
 Hoặc:
 “Lâu đo(à)i tình o(á)i.” / Lâu đài tình ái.”
Vùng Bình Định Qui Nhơn phát âm “hơi sai” nguyên âm “a, ă, e, ê, iê:”
“Nem boa bửa không tém một bửa”
(Đọc số phone: “537-0817”)

Hoặc:

“eng / ăn;” ” “téc đèng / tắt đèn;” “Chó kéng / Chó cắn;” “Nghem / Nghiêm.”

Dân Khánh Hòa, Phú Yên ngoài “a, ă, e, ê, iê…” (nhưng nghe sai có vẻ nhẹ nhàng hơn người Bình Định) còn đọc “ơ” thành ra “u” mới chết người.  Gia đình thằng em cột chèo của tôi người Nha Trang (Khánh Hòa) nói thoải mái mời tôi:

“Mời anh ở lại ăng cum / ăn cơm

3- Nam kỳ
Dân Nam kỳ, đa số, có khó khăn khi phát âm các chữ bắt đầu bởi phụ âm “v, d.”  Chẳng hạn:

“Dân dzệ dê dzợ dân dzận.  Dân dzận dzậng dân dzệ.”
(“Anh lính Dân Vệ mê vợ của anh cán bộ của Ty Dân Vận Chiêu hồi.  Làm cho anh cán bộ Dân Vận Chiêu Hồi giận hết sức!”

Hoặc: 

“Cười lên đi cho dzăng dzàng sáng chói / Răng vàng”
(Lời hát nhái trong dân gian cho câu “Kìa thôn quê dưới trăng vàng bát ngát” từ bài “Khúc ca ngày mùa “ của Lam Phương).

 Hoặc:
 “Đi đâu chơi mới dzề hả? Dzui hông?…”
(“Đi đâu chơi mới về hả? Vui không?”)

Và sai lẫn lộn phụ âm “t,c” ở cuối mỗi chữ, đồng thời đôi khi tiện tay bỏ bớt nguyên âm (a, e, i, o, u) ở giữa chữ:

Giữ chặc tình thân hủ / Giữ chặt tình thân hữu;”
Cúi từng có giá đặt biệt / Cuối tuần có giá đặc biệt”

Đồng bào “Nam bộ” ta cũng dùng chéo (sai) hai dấu “hỏi ngã” và thêm “g” vào chữ “không g” như các bác Trung kỳ:

“Cho tui xin nửa chéng cơm nửa”
(“Cho tôi xin nửa chén cơm nữa.”)
Tổ quắc ăng năng / ăn năn”

Bà mẹ vợ tôi, người gốc Long Xuyên, khi nói đã tự ý đổi “y” thành “i” ở cuối chữ; đôi khi nghe cũng dễ bị hiểu lầm lắm (?):

“Tịm chúng tôi có báng đủ các lọi đồng hồ đeo ‘tai’ ”
“Tiệm chúng tôi có bán đủ các loại đồng hồ đeo ‘tay’ ”
(Như lóng rày ca sĩ BC làm quảng cáo cho tiệm đồng hồ Tic-Toc trên TV).

Riêng dân vùng đồng bằng sông Cửu Long: Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng còn ngầu hơn, miệt này phát âm chữ “r” thành ra “g” nghe thoáng như lưỡi bị ngắn (?) hoặc giống tiếng Miên (?):

“Bắt con cá gô bỏ gổ, nó gục gịch gục gịch gớt dzào gổ gau găm” 
(“Bắt cá rô bỏ rổ, nó rục rịch rục rịch rớt vào rổ rau răm” ).

Tôi có rất nhiều bạn nói kiểu “
đi ga… chết gồi” (“đi ra… chết rồi”) này.  Nghe riết rồi cũng quen tai.

Ngoài ra, còn có hàng chục thổ ngữ nhỏ khác với cách phát âm và chữ dùng mà người vùng khác không tài nào hiểu nổi.  Tuy nhiên bài viết ngắn này chỉ là một bài tạp bút không phải là một bài khảo cứu ngôn ngữ; cho nên, trong phạm vi giới hạn, không tiện kể ra hết cho hoàn tất, đầy đủ. Nếu hưởn, quý vị có thể tự tìm hiểu thêm …  Có một điều đáng để ý là người miền Nam nói sao thì họ viết y như vậy cho nên người Nam dễ bị sai chính tả (ngọng viết) hơn là đồng bào miền Bắc và Trung – Người miền Bắc và Trung tuy phát âm sai nhưng phần lớn lại viết đúng chính tả!

Kinh nghiệm gia đình và cá nhân người viết
Tôi sinh ra tại vùng ngoại ô của thành phố Hải Phòng vào năm 1950 và lớn lên ngay giữa trung tâm thành phố này – Thật ngẫu nhiên, Hải Phòng cũng là sinh quán của một số văn nghệ sĩ tên tuổi đương thời như: nhạc sĩ Văn Cao, Gia đình Lữ Liên (Lữ Lỉên, Thúy Liễu, Bích Chiêu, Tuấn ngọc, Khánh Hà, Anh Tú, Thúy Anh, Lưu Bích… cả tiểu đội!), kép cải lương Hùng Cường, minh tinh Thẩm thúy Hằng, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, ca sĩ Thu Phương, Quang Minh…  (người viết xin phép được tiện đây thấy người sang bắt quang làm họ một tí cho thay đổi không khí !) nhưng đồng thời tôi cũng tự phát giác ra Hải Phòng là “thủ đô nói ngọng” (loại “phản cảm,” “nhà qué” “có 102 – ‘một không hai’ ” “l,n”) của Việt Nam (xin lưu ý: Tôi thấy các “siêu sao” gốc Hải Phòng nổi tiếng mà tôi vừa liệt kê ở trên không có “sao” nào nói ngọng “l,n” cả mới là lạ !). 

Gia đình nhỏ của bố tôi có 3 anh em trai, tất cả đều sinh ra tại Hải Phòng.  Tôi cứ nhắm mắt mà vẫn yên tâm cam đoan là cả ba người (bố tôi và hai ông chú) đều nói ngọng lúc thiếu thời…  Khi lớn lên, bố tôi và một ông chú nhỏ tuổi nhất làm “cách mạng kinh tế” phá rào, vượt qua lũy tre xanh, rời xa khỏi địa bàn Hải Phòng, đi lính quốc gia…  Kết quả, sau này hai người (Bố tôi và ông chú trẻ) nói và viết tiếng Viêt không còn ngọng một tí ti ông cụ nào.  Riêng ông chú tuổi kế bố tôi ở lại “bám trụ” Hải phòng ngay từ ngày đầu chú mới sinh ra cho tới tận bây giờ; thì ông chú này và 8 đứa con vẫn ngọng đặc cán mai.  Năm 1948, bố tôi 24 tuổi từ Sài gòn trở về Bắc làm cảnh sát Hải Phòng; và lập gia đình với mẹ tôi – mẹ tôi cũng là dân sinh quán Hải Phòng; và chính mẹ tôi cũng nói ngọng “l,n.” khá nặng.  Tôi và 3 đứa em lớn được sinh ra tại Hải Phòng.  Năm 1954 gia đình tôi (bố mẹ và 4 anh em tôi) tị nạn cs, theo làn sóng di cư vào Nam.  Đến hôm nay, gia đình tôi có cả thẩy 8 anh em ruột và gia đình ông chú trẻ của tôi có 5 đứa con; tất cả chúng tôi (tổng cộng 13 người con của thế hệ thứ nhì) không có một ai nói ngọng “l,n” (nên biết chúng tôi nói rặt tiếng Bắc 54 y chang như quý vị nghe giọng nói của ca sĩ Vũ Khanh và Ý Lan – hoàn toàn khác hẳn với giọng Bắc kỳ 75 của Bằng Kiều, Nguyễn Hồng Nhung).

Năm 2005 tôi có dịp về Việt Nam, ghé qua thăm quê quán Hải Phòng thì mới thấy là tất cả toàn bộ (“chăm phần chăm”) họ hàng bên nội bên ngoại của tôi đều ngọng “l,n” hết ráo.  Môt cô cháu gái của tôi, tuổi hai mươi mấy, trông dáng trắng da dài tóc xinh xắn, làm giáo viên tiểu học ở Hải Phòng,  cũng ngọng “l,n” rất trầm trọng (có nghĩa là tất cả các chữ “l” đều đánh ra thành “n” và ngược lại); Ngọng líu lo (“l,n”) mà làm nghề mô phạm dậy trẻ con thì xem ra còn tệ hơn là đặc công khủng bố (văn hóa).  Làm thiệt mạng (rất nhiều) người chứ chẳng phải chuyện đùa!

Qua kinh nghiệm của gia đình và cá nhân tôi thì sự phát âm sai (ngọng) phần lớn là vì ảnh hưởng của môi trường phát âm sai (Hải Phòng); không phân biệt được chữ đúng…  Nếu có dịp đi ra khỏi môi trường ngọng này, như bố tôi chẳng hạn, và hội nhập vào môi trường phát âm đúng; hoặc có người chỉ dẫn như được học hành với thầy cô nói tiếng Việt chuẩn thì sự “ngọng” có thể dần dần sửa chữa được – Như vậy, “ngọng” là một bệnh nan y thật nhưng không phải là hoàn toàn hết thuốc chữa…

Điều đáng chú ý là ngoại trừ loại ngọng “phản cảm” “l,n;” hầu hết các loại ngọng hay phát âm sai bét khác đều được công chúng dễ dãi xí xóa thông cảm.  Ngọng “l,n” đặc biệt bị phân loại là “sai cơ bản,” “bất bình thường” “không chấp nhận được.”  Trong giao tiếp bình thường mọi ngày, người ngọng “l,n”  đôi khi còn bị hiểu lầm và bị “đánh giá” thấp như “nhà quê,” “ít học,” “kém văn hóa…”  Trời đất!  Quê tôi !

Bàn thêm một chút về lý do ngọng
 Bên trong vòng đai lũy tre xanh, một cộng đồng khép kín, buổi sáng thức dậy đi làm ruộng, tối trở về nhà ăn uống nghỉ ngơi rồi ngày mai lại thức dậy đi làm ruộng tiếp thì với cuộc sống đơn giản như vậy, số người tiếp xúc hàng ngày chỉ loanh quanh là người trong gia đình làng xóm… Lời ăn tiếng nói hàng ngày và phong tục đã thấm sâu vào trong con người.  Sự nói ngọng (phát âm sai) đã trở thành thói quen chung (cả làng đều ngọng cả), không ai thấy có nhu cầu hay tác động gì cần thiết phải sửa đổi. 

Sau khi ra khỏi lũy tre xanh, gia nhập một cuộc sống phức tạp hơn, bon chen hơn, phải giao tiếp rộng rãi hơn với mọi người khác xứ; rồi qua phản ứng của họ (người khác xứ nghe mình nói ngọng thương hổng nổi!) người phát âm sai lúc đó mới cảm thấy được những cái bất lợi của việc phát âm sai của mình.  Từ đó tác động vào ý muốn sửa chữa, vượt qua những lỗi phát âm. 

Có một anh chàng “ngọng” đẹp trai vừa chân ướt chân ráo ra khỏi lũy tre xanh; vào một buổi đẹp trời phải lòng một em gái văn minh phố thị.  Mặc dù anh biết cô em nhiều lần tỏ vẻ lạnh lùng không muốn thân thiện (phần lớn cũng chỉ vì kỳ thị tiếng nói ngọng), nhưng anh đẹp trai đã lỡ yêu rồi nên cũng liều, cố lấy hết can đảm viết ra một lá thư tình “ngọng.”  Quý vị thử tưởng tượng xem khi đọc lá thư “phản cảm” này đại khái như dưới đây thì liệu cô nàng “xí xọn, khó tính” có mủi lòng được hay không?

“Em Nan ơi.  Anh đã ‘nhiệt niệt’ no nắng cho em đủ mọi chuyện thế mà em vẫn chưa hiểu cho nòng anh; Em vẫn tỏ vẻ nạnh nùng với anh.  Bây giờ anh không biết phải nàm thế lào để nấy được nòng em….
 Nễ.”

Em Lan (“Nan”) vì đã “dị ứng” sẵn với sự ngọng của anh Lễ cho nên tỏ vẻ cự tuyệt hơi quyết liệt.  Em Lan dùng chính ngôn ngữ của anh “Nễ” trả lời anh “Nể” vì mong anh “Nễ” dễ hiếu rõ ý của em.  Em Lan viết trả lời anh “Nễ” đại khái như vầy:

“Anh Nễ nàm em sợ nắm.  Em còn bé, không dám nghĩ đến chuyện tình cảm người nhớn…  Nếu anh không giận em thì xin anh vui nòng nàm phúc ‘sơ tán’  qua vùng khác nàm ăn để em còn yên chí học hành; no cho tương nai.
 Lan.”

 Chuyện tình cảm tha thiết, thành thật, đứng đắn mà không may dùng phải chữ nghĩa ngượng ngạo của vi-xi; cộng thêm chữ viết ngọng thì là một thảm kịch chứ không giống hai người đang diễn hài (kịch)…  Có lẽ anh Lễ cần rất nhiều may mắn (và cả phúc đức nữa ) mới có cơ may kết duyên với một em gái không ngọng. 

Thiệt tình.  Ai bảo cuộc đời này không bất công?

Làm sao sửa được tật nói ngọng
Trước hết người nói ngọng phải tự ý thức được sự ngọng của mình  thì vấn đề sửa đổi mới có hiệu quả – Cái mục này nói thì dễ lắm mà làm là chuyện vượt cả Trường Sơn Đông lẫn Trường Son Tây trong một buổi…).  Đối với một số người bảo thủ lý luận là: “Đây là  tiếng mẹ đẻ; cha ông tôi đều nói như vậy.  Tại sao phải thay đổi” thì đành chịu.

Khoảng 5 tuổi trở lên, trẻ con bắt đầu hiểu được tiếng nói, và biết bắt chước cách phát âm tiếng mẹ đẻ.  Nếu ngôn ngữ được uốn nắn ngay từ lúc này thì rất tốt (kể ra càng sớm càng tốt).  Người đứng ra hướng dẫn và uốn nắn tốt nhất là thầy cô giáo vì ngay cha mẹ nhiều khi cũng đã ngọng sẵn rồi còn gì.  Các cô giáo có than phiền là dù đã tương đối thành công sửa giọng ngọng của các em ở trong lớp; nhưng khi các em trở về nhà, sống giữa gia đình ông bà bố mẹ anh chị đều nói ngọng thì các em lại ngọng trở lại…  Xem ra “sự nghiệp giải phóng dân tộc” còn dễ hơn là “sự nghiệp giải phóng ngọng!” 

Muốn chữa nói ngọng thì phải nói cho chậm rãi để có thời giờ nghĩ và chỉnh các âm sai.  Thầy giáo và bạn bè thân thiết có thể giúp đỡ rất hữu hiệu trong việc nhận diện các âm sai và sửa sai.  Quan trọng nhất là sự kiên tâm, chịu khó luyện tập lâu dài.  Ở Mỹ có những chuyên viên về sửa chỉnh ngôn ngữ (Speech Therapist / Speech Therapy) được đào tạo đặc biệt để giúp các công dân Mỹ có vấn đề phát âm Anh Ngữ như ngọng, cà lăm.  Các tay chơi thể thao nổi tiếng như Bill Walton (basketball), Bo Jackson (football) bị cà lăm rất nặng khi họ mới xuất hiện trong các cuộc phỏng vấn từ của các đài truyền hình thể thao phát hình các trận đấu giữa các trường đại học hoặc thể thao chuyên nghiệp.  Thế mà chỉ sau một thời gian ngắn, nhìn thấy rõ là họ đã có thể trở thành người ăn bình thường, trôi chẩy khi họ đảm nhận các vai trò phân tích thể thao (sprt analysts) cho truyền hình Mỹ trong các trận đấu.

Đã có nhiều ý kiến cấp tiến khá mạnh dạn cho rằng giải quyết vấn đề ngọng phải bắt đầu ngay từ lớp thấp nhất của trường tiểu học.  Các trường sư phạm đào tạo thầy giáo, cô giáo tiểu học được đề nghị sẽ phải bắt buộc có điều kiện thu nhận khắt khe:  Chỉ thu nhận thí sinh, sinh viên (làm thầy giáo trong tương lai) không ngọng. Có như vậy thì mới mong tìm ra lời giải, cách xuyên phá được vòng lẩn quẩn (dirty cycles), của bài toán “ngọng.”  Tình trạng ngọng hiện nay ở trong nước thật đáng bi quan: Nhiều trường học của các huyện nằm ngay trong thủ đô, cái nôi văn hóa, Hà Nội (huyện Đông Anh hay Mỹ Linh chẳng hạn) có đến 30-40% tổng số học sinh tiểu học nói ngọng và 20-30% giáo viên ngọng – mà cả thầy Hiệu trưởng và “Hiệu Phó” cũng ngọng luôn thể !

“Còn trời còn đất còn non nước
Có lẽ ta đâu (ngọng) mãi thế này.”

Trần Văn Giang
7/20/2012

Friday, July 20, 2012

Anh đã nói với em rồi.

Anh đã nói với em rồi.

Quân dân cán chính miền Nam đã làm những gì mà họ thấy cần thiết rồi và họ cũng đã được xếp đặt để bị lọai ra khỏi chính trường và “phải” chấp nhận bại trận để khỏi làm thiệt hại quyền lợi của Mỹ và làm mất lợi thế của Mỹ trong việc tách Nga Xô ra khỏi Trung Cộng (để rồi Nga Xô phải xụp đổ) v.v…

Tuy nhiên Miền Nam trong cơn đau đớn khôn cùng của sự thiếu ăn thiếu mặc và chết chóc trên đường tỵ nạn cũng đã kiên nhẩn mà theo dõi tiến trình cướp chính quyền của cái đám vô lại để rồi cũng mục kích nội bộ chúng nó cấu xé nhau triền miên vì quyền lực.

Vâng, những người miền Bắc đang học bài học dân chủ khởi đi từ sự ấu trỉ và dốt nát của họ. Dân chủ thật sự chứ không phải cái lọai dân chủ mà họ đang ra sức thực hiện và huênh hoang ở VN. Xã hội xa xưa của họ đang chuyển mình một cách tất yếu trừ khi họ không muốn tiến bộ. Và đương nhiên chúng ta sẽ thấy hai phe: một bên là trí thức hà Nội và miền Bắc nói chung đang tập hợp lại để chống lại đám mọi rợ kia.

Vì vậy hãy để họ (hai bên) thực tập bài học dân chủ “cơ sở” (Nói như Mỹ là let them exercise democracy for the first time). Vì dân chủ có giá cao lắm chứ không phải là hàng miễn phí đâu! Hơn nữa Miền Bắc phải trả gía cho cái lòng tham vô độ của họ nữa! Nhìn xem, họ có biết thương yêu nhau đâu! Cái hậu trường thú vật cái nhao nhao nổi lên trong tâm trí họ trong sự cư xữ với nhau.

Vì vậy chúng ta hãy chiêm nghiệm lời nói của Đức Phật ”Óan thù sẽ kêu gọi óan thù” hay “kẻ cướp đi, người giật lại”. Và sẽ thấy luật nhân quả tác dụng ra sao trong tập đòan của những con người đó. Hạnh phúc thay cho những ai uống một ly nước lả mà trong lòng nghe thấy thanh bình.

Monday, July 16, 2012

Bản chất phi đạo đức của tập đoàn lãnh đạo VN ngày càng lộ rõ

Giáo phận Xã Đoài tập trung sáng 15/7 để phản đối và cầu nguyện
TIN NÓNG MỚI NHẬN: Giáo dân Giáo phận Xã Đoài tập trung để phản đối CS và cầu nguyện
Tin về ngày Chúa Nhật 15 tháng 7 năm 2012
Kính thưa quí vị
Như chúng tôi đã có bài tổng hợp về việc chính quyền đàn áp tôn giáo tại Con Cuông, Nghệ An. Sau vụ đàn áp cao điểm vào ngày 1 tháng 7 năm 2012, Tòa Giám mục Xã Đoài đã chính thức lên tiếng phản đối và trình bày đầy đủ sự việc bằng văn thư gửi UBND tỉnh Nghệ An đồng thời kêu gọi toàn thể giáo dân thuộc Địa phận Vinh (bao gồn 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình) treo băng rôn, tập trung thắp nến cầu nguyện để phản đối chính quyền vì đã đánh đập linh mục, giáo dân. Đặc biệt, chính quyền đã huy động công an, bộ đội đến để đàn áp và xúc phạm nặng nề đến Niền Tin Công Giáo qua việc đập phá ảnh tượng Đức Mẹ.
Chưa dừng lại ở những việc làm trái pháp luật cũng như trái đạo đức đó. Chính quyền Nghệ An còn huy động các báo, Đài phát thanh và truyền hình liên tục đưa tin xuyên tạc, vu khống, chụp mũ, bôi nhọ một cách bỉ ổi đối với các linh mục, tu sĩ và giáo dân.
Trước thái độ ngang ngược, chà đạp Hiến pháp và Pháp luật của chính quyền Nghệ An. Tòa Giám mục Xã Đoài tiếp tục kêu gọi giáo dân trong Giáo phận (bao gồm 500.000 người)tập trung tại các sở hạt (địa bàn tương đương với một huyện, có khi 3 huyện mới có một sở hạt) vào sáng Chúa Nhật, ngày 15 tháng 7 để phản đối và cầu nguyện cho giáo dân đang bị đàn áp.
Cũng xin được nhắc lại rằng, trong mấy năm gần đây, việc chính quyền huy động công an, bộ đội để đàn áp người dân lương thiện cũng như những người yêu nước đang có dấu hiệu ngày một gia tăng, từ các địa phương đến các thành phố lớn.
Bản tóm tắt sự kiện giáo điểm Con Cuông.
Về việc vi phạm quyền tự do tôn giáo của chính quyền tại Giáo điểm Con Cuông, huyện Con Cuông – Nghệ An.
Khu vực miền tây Nghệ An đã là điểm nóng về vấn đề tôn giáo từ khi giáo phận Vinh tái truyền đạo nơi này (gàn 100 năm trước, nơi đây đã có nhà thờ và cộng đoàn giáo dân hiện diện). Ngày 26.10.2010 Đức Cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp đã có chuyến viếng thăm giáo điểm Con Cuông [1]. Nơi đây đã tiếp nhận được nhiều tân tòng, gia nhập đạo Công giáo[2]. Cuộc sống có nhiều khởi sắc, đồng bào Lương – Giáo sống rất chan hòa với nhau.
Thế nhưng, vào lúc vào lúc 14 giờ ngày 13/11/2011, chính quyền huyện Con Cuông đã huy động lực lượng trên 300 người, trong đó có công an, dân phòng, côn đồ…, đến tại ngôi Nhà nguyện ở Giáo điểm Con Cuông gây hỗn loạn, đánh giáo khi linh mục và giáo dân dâng lễ.
Vào luc 0 giờ 26 phút rạng sáng hôm 30 tháng 11 năm 2011, nhà nguyện Giáo Điểm Con Cuông thuộc Giáo xứ Quan Lãng, Hạt Bột Đà, thuộc Giáo phận Vinh đã bị tấn công bằng mìn.[3] đây là lần thứ hai giáo điểm Con Cuông bị tấn công bằng vũ lực[4]
Ngày 03/6/2012, khi linh mục Giuse Ngô Văn Hậu đến dâng lễ, một đội ngũ cán bộ khoảng 50 người thuộc chính quyền huyện Con Cuông, chính quyền xã Yên Khê, thôn Trung Hương, đứng đầu là ông Trần Văn Phúc, chủ tịch mặt trận huyện Con Cuông, được điều động để ngăn chặn, gây nhiễu, dùng loa phóng thanh công suất lớn làm ồn không cho linh mục dâng lễ.
Ngày 24/6/2012 tình hình trở nên trầm trọng, khi linh mục GB. Nguyễn Đình Thục đến dâng thánh lễ thì có khoảng 250 người được chính quyền điều động đến, cố tình tràn vào chiếm chỗ trong nhà nguyện. Số đông còn lại đứng trước sân nhà nguyện, nhằm ngăn cản không cho linh mục dâng lễ. Họ đặt loa phóng thanh công suất lớn sát cửa sổ nhà nguyện để gây ồn trong suốt Thánh lễ. Bên ngoài nhà nguyện, nhiều thanh niên đã xô đẩy, tìm cách gây sự với giáo dân tham dự thánh lễ. Những chiếc loa phóng thanh đặt ngay trước cổng vào nhà nguyện cũng được mở hết công suất, kể “tội” Đức Giám mục, các Linh mục và giáo dân đến dâng lễ. Một số người được phân công phá máy phát điện, cắt dây điện, nhưng may thay bà con giáo dân đã kịp thời phát hiện và ngăn chặn. Trên các ngã đường dẫn tới nhà nguyện, công an giao thông rất bận rộn với việc soi xét “hành vi vi phạm luật lệ an toàn giao thông” của giáo dân đi lễ, nhằm ngăn chặn, gây khó khăn, sợ hãi cho bà con [5].
Và ngày 1.7.2012, Nhà cầm quyền huyện Con Cuông – Nghệ An lại tiếp tục tấn công giáo điểm Con Cuông, lần này, nhà cầm quyền cho người đánh linh mục, tu sĩ và giáo dân bị thương, trường hợp của chị chị Maria Ngô Thị Thanh bị côn đồ dùng loa cầm tay đánh vào đầu gây chấn thương dập sọ não, hiện đang phải cấp cứu tại Hà Nội. Tượng Đức Mẹ, một biểu tượng thánh thiêng của Công Giáo đã bị bọn côn đồ, công an, quân đội đập phá tan tành. [6] , [7]
Trước sự việc vi phạm quyền tự do tôn giáo trầm trọng của chính quyền tại Con Cuông, Đức Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp đã ra Thư của Đức Giám mục Phaolô gửi cộng đồng dân Chúa trong giáo phận - 4/7/2012, kêu gọi toàn thể giáo dân trong và ngoài giáo phận Vinh hiệp thông cầu nguyện cho giáo điểm Con Cuông. Tiếp đó, Tòa Giám mục Xã Đoài đã ra Thông Cáo về sự việc xảy ra tại giáo điểm Con Cuông để kêu gọi giáo dân thắp nến cầu nguyện và treo băng rôn với khẩu hiệu: “Phản đối hành vi phạm thánh và đánh đập linh mục, giáo dân của chính quyền tại Con Cuông”. Và cử Đại diện Linh mục đoàn Giáo phận thăm giáo điểm Con Cuông để động viên những nạn nhân của bạo quyền.
Về phía nhà cầm quyền, họ đã lên kế hoạch đàn áp từ trước nên từ khi sự việc xảy ra, chính quyền đã các báo, đài phát thanh truyền hình liên tục đưa tin xuyên tạc, vu khống, chụp mũ linh mục, tu sĩ và giáo dân. Với tiêu đề: “Coi thường pháp luật, đẩy con chiên vào đường phạm tội, bị khởi tố vụ án hình sự” Và họ triệu tập một số giáo dân tại giáo điểm Con Cuông: “Công an tỉnh Nghệ An bắt đầu triệu tập giáo dân hạt Bột Đà” Trước sự ác độc và lật lọng của chính quyền tại Con Cuông – Nghệ An, phía Tòa Giám mục tiếp tục ra thông cáo: “Văn thư của TGM GP Vinh gửi UBND Tỉnh Nghệ An về sự việc tại giáo điểm Con Cuông” để chỉ rõ những việc làm trái luật pháp và trái lương tâm của chính quyền.
Trước những lời kêu gọi của Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, và Tòa Giám Mục Xã Đoài, ngàn vạn ngọn nến trên toàn giáo phận Vinh(kéo dài từ Nghệ An – Hà Tĩnh – Quảng Bình) đã được thắp lên để hiệp thông cầu nguyện cho giáo dân tại giáo điểm Con Cuông. Khắp nơi hiệp thông với tín hữu Con Cuông và Ngàn vạn ánh nến nguyện cầu hướng về giáo điểm Con Cuông.
Trước sự ôn hòa nhưng cứng rắn của phía Tòa Giám mục Xã Đoài, UBND tỉnh Nghệ An đã ra một công văn trả lời. Đồng thời mời đối thoại và yêu cầu Tòa Giám mục cho các giáo xứ tháo gỡ các băng rôn. Trước thái độ bất chấp pháp lí cũng như đạo lí từ phía chính quyền, Tòa Giám mục Xã Đoàitiếp tục ra thông báo số 2Thông Báo tiếp theo của VP Tòa Giám mục về việc cử hành Thánh lễ Chúa nhật 15/7/2012 tại các sở hạt, để mời gọi toàn thể giáo dân trên giáo phận về các giáo hạt của họ để cầu nguyện cho giáo điểm Con Cuông. Và Tòa giám mục đã gởi thư lên Hội Đồng Giám Mục Việt Nam “Văn thư của Tòa Giám mục Vinh về vụ Con Cuông”.
Chúng tôi sẽ theo dõi những động thái sắp tới của chính quyền. Mong rằng, công lý và sự thật cần được tôn trọng trên đất nước luôn được kêu gọi sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật này.