Dấu Lặng (Rests)
Dấu lặng để
ngắt câu
để xác định hết câu, có thể dùng dấu
phân câu (dấu phẩy hay vạch đôi xéo đặt phía trên của khuông) hoặc dùng
dấu lặng.
Dấu lặng tính
nhịp.
Khi một bè nào đó bắt đầu sau phách mạnh thì tính
thời gian cho nó bằng dấu lặng. Không có dấu lặng thì sẽ không biết bắt đầu lúc
nào.
Dấu lặng tích cực.
Để bắt buộc một bè nào đó phải giữ nó để tạo thành
tiết tấu đặc biệt hay ý nhạc đặc biệt.
Ở bài Etude
số 15 do Segovia tuyển chọn trong số các Bài Tập của Sor, các dấu lặng xuất
hiện có chủ đích và buộc phải giữ nó, tức là làm cho bè nhạc đó phải im đi
trong thời gian nhất định. Thay vì ghi như sau thì vẫn rõ được nhịp điệu:
Nhưng Sor đã ghi và được Segovia giữ lại như ở khuông nhạc sau đây. Chú ý thêm rằng phách thứ 3 của ô nhịp thứ 3 trong hình là dấu phần tư (nốt đen) chứ không giống như ở các phách trước nó là dấu phần tám (nốt móc đơn) kèm với dấu lặng phần tám.
Segovia’s “Twenty Studies for the Guitar by
F. Sor”, Study 15
Và
cũng thế các ô nhịp 9, 10 và 11 không thấy dấu lặng phần 16 theo sau dấu phần
tám, mà thay bằng dấu phần 8 có chấm. Tức là không có thời gian im lặng ở các
phách đầu.
Có
thể nói rằng các dấu lặng xuất hiện ở những chỗ không cần thiết thì chúng là các
dấu lặng tích cực. Các dấu lặng như thế, người chơi đàn phải giữ thì mới ra ý
đồ của bản nhạc.
Một số thí dụ
về dấu lặng tích cực (cần giữ)
Để giữ dấu lặng cho một bè vừa chơi xong dây buông
(0), thông thường ta dùng ngón nào đó của bàn tay phải, nhưng cũng có khi để
tay phải làm việc thuận tiện thì dùng tay trái. Những hài thanh nào chỉ gồm
toàn nốt bị bấm thì dễ hơn, chỉ cần nhấc nhẹ ngón lên là cả hài thanh bị lặng,
như trong 2 ô nhịp cuối của ví dụ sau. Với hài thanh có dây buông và nốt bị
bấm, có thể không cần dùng tay phải, mà chỉ cần nhấc nhẹ ngón bấm và nghiêng
ngón cho chạm vào dây buông đang kêu làm nó tắt đi (như ở ô nhịp đầu tiên):
Ở
bài Feste Lariane của Mozzani, những dấu lặng xuất hiện có vẻ như chỉ để tính
nhịp cho bè đệm. Nếu không có chúng, sẽ nhìn như đảo phách. Tuy nhiên, nếu giữ
được các dấu lặng bị đánh dấu ở đây thì phần đệm nghe rộn ràng hơn. Các dấu
lặng còn lại, nếu muốn chơi chúng thì phải áp dụng cách vừa khẩy vừa chạm dây
bằng các ngón của bàn tay phải. Ngay khi ngón a chạm dây để khẩy thì 2 ngón i
và m cũng chạm vào dây nhưng nằm im ở
đó trong khi ngón a khẩy theo cách ép
dây hay móc dây cũng được. Kỹ thuật này cần luyện tập thì mới quen được. Cũng
trong bài này, bè trầm thay vì là dấu phần hai có chấm (nốt trắng chấm) (3
phách) thì lại được ghi bằng dấu phần tư và 2 dấu lặng phần tư. Nhiều người
không giữ dấu lặng này, nhưng nếu muốn giữ chúng thì phải vừa dùng ngón p bịt dây vừa khẩy ngón a. (Ngón p chạm vào dây cùng lúc với ngón a, nhưng p giữ yên không gẩy.)
Kỹ thuật giữ lặng bè trầm cũng thấy ở bài Prelude (BWV 999) của Bach
Prelude của J S Bach (BWV 999)
Trong bài này, ngay từ bản gốc viết tay của Bach,
viết cho đàn Lute, thì ở phách thứ 3 các ô nhịp cũng có dấu lặng phần 16 (nốt
móc đôi) cần phải giữ. Kỹ thuật là đưa ngón m
vào cùng lúc với việc khẩy ngón p.
Bach’s Prelude in Cm for Lute (BWV 999)
Tiếng guitar vốn cụt, không ngân lâu, nên nhiều
người cho rằng không cần bịt dây lại thì tiếng cũng ngưng nên các dấu lặng
chẳng qua chỉ là để tính nhịp cho các bè. Tuy nhiên giữ dấu lặng hay không là
quan điểm nghệ thuật của mỗi người.
No comments:
Post a Comment