Tuesday, November 9, 2010

My thought

Sẽ là cái đạo gì nếu các linh mục chỉ biết ban bí tích cuối cùng cho tử tội của một thể chế độc tài mà không vị nào có phương cách gì để giúp giáo dân thoát cái ách đó?

6 comments:

nguoi gia online said...

Vâng, đau đớn thay...

cu ang said...

Đạo...dụ!

Here I'm said...

Bạn đặt câu hỏi mà không nghĩ tới bổn phận và trách nhiệm của một vị tu hành thì e rằng bạn chưa am hiểu nhiều về đạo này đạo nọ.

Theo tôi, bạn không phải là người Công giáo nên mới thắc mắc kiểu này. Mà đã không là người Công giáo thì mong rằng bạn miễn bàn về chuyện này vì khả năng của bạn chưa cho phép bạn hiểu vấn đề 1 cách sâu xa.

Hồng Đức said...

Cảm ơn metieu đặt lại vấn đề. Nhưng tôi chưa bàn về chuyện này. Vấn đề chính ẩn sau câu hỏi "đểu" đó, hy vọng bạn hiểu.

Nói huỵch tọet ra là cái ranh giới giữa "đạo" và "đời" nó ra làm sao??

Here I'm said...

À, thì ra là vậy. Xin lỗi vì tôi hiểu lầm. Nhưng cũng chả trách được, bởi sau câu hỏi này đã có người dùng lời lẽ hơi mất lịch sự và vô học để đối đáp một cách thô thiển cho câu hỏi nên tôi tưởng rằng bạn đặt câu hỏi đơn thuần như một sự mỉa mai tôn giáo.

Về vấn đề thi hành đạo thì bổn phận của những Linh mục CG phải làm đối với Giáo dân của họ thì đã làm. Riêng việc đời thì họ chỉ có thể giảng giải cho con chiên biết thực hư thời cuộc và đời sống ra sao trong phạm vi hiểu biết của họ chứ họ không thể nào cầm đầu một nhóm hay tổ chức đứng lên bạo loạn hay sách động gì vì điều đó sẽ đi ngược lại với bản chất tâm linh của họ. Chính vì thế họ và Giáo dân của họ thường lấy bài hát Kinh Hòa Bình để tự nhủ và cho những kẻ đang cố tình đàn áp, uy hiếp họ hiểu thế nào về suy nghĩ của họ. Nhưng có lẽ bài hát quá đánh động lương tâm nên những kẻ kia đã thêm tức tối và càng trở nên điên loạn.

Tuy nhiên tôi nghĩ các vị Linh mục chẳng cần phải có phương cách nào. Chính Hồ Chí Minh đã từng dõng dạc nói câu: Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh. Ngày nay cũng vậy. Chế độ độc tài đảng trị của cộng sản ngày đêm uy hiếm, trù dập, hãm hại người dân bất kể tôn giáo nào. Điều đó tự khắc người dân biết rồi họ tự vùng lên phản kháng. Cái quan trọng là họ có đồng lòng với nhau hết thảy, hay chỗ này nổi lên, chỗ kia đứng nhìn hoặc ngoảnh mặt quay lưng khiến cộng sản dễ dàng đánh lẻ. Cũng có thể thời cơ và yếu tố bạo động chưa đủ chín muồi. Nhưng tức nước rồi cũng vỡ bờ, cho nên một ngày nào đó người dân sẽ tự nổi lên chống lại cái chế độ cộng sản thối nát tồi tệ đó chứ không cần phải ai cầm đầu hay ra phương cách nào cả.

Hồng Đức said...

Cảm ơn 3 bạn. Cả 3 đều hiểu ý tôi (có nghĩa tôi hiểu cả 3 bloggers đã comment).

Hồi trẻ chúng tôi vẫn thường đùa vui bằng cách nói lái. "Đạo Ù Ù" hay "Đạo dụ" là những lối nói lái phổ biến, không hề cay độc hay vô học. Nếu tôn giáo nào có quá nhiều tu sĩ và giáo dân làm bậy hay không chịu làm điều thiện thì người ta mỉa mai như thế.

Bạn metieu mến: Đúng là tu sĩ không cần phải cầm đầu ai cả (mà chả ai muốn tu sĩ lại phải làm việc đó.) Và cũng đúng là không cần đề ra phương cách nào cả. Vấn đề là trong tình hình thóai hóa trầm trọng về luân lý và đạo đức trong xã hội, chúng ta (từ tu sĩ đến giáo dân) đã và đang kêu gọi nhau làm gì để thể hiện đức tin của mình. Khi mọi người đều ác như nhau thì sẽ không có chuyện tức nước vỡ bờ mà sẽ là cảnh giòi bọ chen nhau mà rúc rỉa, thằng này đập thằng kia mà tranh sống thôi. Xã hội sẽ mất ổn định, dân chúng nổi loạn vô tổ chức (gọi là bạo loạn chứ không phải cách mạng), nhà nước mới được thành lập nhưng vẫn là bởi một lũ mafia, lúc đó cộng sản hay không cộng sản thì cũng thế.

Tuy nhiên, trở lại cái note này, đây chỉ là câu hỏi cho các "trí thức" và "lãnh đạo" (kể cả phe ta và phe địch) khi họ cứ xoen xoét bảo rằng đã là tu sĩ thì không được làm gì đụng đến chính trị mà họ không biết rằng dạy cho người ta sống nhân ái và công chính chính là làm chính trị vậy.