Thursday, January 27, 2011

Đức Phật Hồ!

Và giải thích làm sao đây, việc những bức tượng HCM chễm chệ ngồi trong chùa Đại Nam Quốc Tự, ở Miền Nam (Bình Dương) trước tượng Phật, và tượng bán thân HCM ngồi trước tượng đức Thánh Trần ở ngoài Bắc (thị xã Hưng Yên), mà chẳng có giới chức nào của Phật Giáo, dù là ông Thích Trí Quang, hay mấy sư thuộc “giáo hội Phật giáo Quốc doanh” hay ngay cả giáo hội Việt Nam Thống Nhất của hòa thượng Thích Huyền Quang, rồi Hòa Thượng Thích Quảng Độ... chẳng một ai dám hó hé lên tiếng phản đối để chứng tỏ HCM không phải là Bồ Tát, hay có công cứu nước như Đức Trần Hưng Đạo. 

Thực tế vừa quái đản, vừa mỉa mai chua xót đó có nghĩa gì? Xin quý vị thử trả lời xem sao. Đó là chưa kể cũng vừa mới đây thôi, trong một đám rước Công Giáo tại Giáo Phận Hưng Hóa, cũng chỉ thấy và chỉ có cờ đỏ sao vàng, và đặc biệt còn có tượng HCM bên cạnh tượng Chúa và Đức Mẹ Maria.

Tuesday, January 25, 2011

Giáo dục hỏng không phải vì không có những người thầy tốt, hay không có sách vở tốt, hoặc không có chương trình đào tạo tốt. VN ta có đủ những cái trên.

Nhưng điều quan trọng nhất để giáo dục thành công là GIÁO DỤC PHẢI DỰA TRÊN SỰ TỰ DO CỦA NGƯỜI ĐƯỢC GIÁO DỤC. Điều này không hề có ở bất kỳ xã hội nào mang danh "xã hội chủ nghĩa" hay có dính dáng đến cộng sản.

Thất bại là hiển nhiên, xã hội xuống cấp về đạo đức là TẤT YẾU.

Đừng ai thấy VN ta có nhiều nhân tài khoa học kỹ thuật hay nghệ thuật rồi bảo rằng giáo dục ở ta không có vấn đề. Thực ra là KHÔNG CÓ MỘT CÁI GỌI LÀ GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM.

Có chăng là có VÀ CHỈ CÓ HỆ THỐNG THUẦN HÓA mà thôi. Nó sản xuất ra một loại người luôn làm theo những gì lãnh đạo bảo và những gì lãnh đạo không quản lý được thì họ LÀM THEO THÚ TÍNH.

Sunday, January 23, 2011

Ngu không tả được

Thằng bố (một thằng bựa) bảo lũ con: "Chia cái bánh cho đều, đứa nào cũng một phần bằng nhau."

Thằng con út giành hết cái bánh. 

Mấy đứa còn lại (đều là con ghẻ) bảo nó: 

"Bố bảo phải chia đều mà. Tụi tao méc bố cho coi."

Ừ, cứ ở đó mà lấy bố ra dọa nó. Ngu không tả được.

HĐ.

Friday, January 21, 2011

Huyền thoại Bác

Rating:
Category:Books
Genre: Mystery & Thrillers
Author:tạp chí Học Tập của Đảng
Tư liệu quí, (nếu tin được báo đảng)
===================
Lời Hoàng Guitar:
Đọc lại một biên bản tại đại hội đảng lần thứ hai tớ thấy đại hội bây giờ có nét thụt lùi là ...ít vỗ tay quá. Hồi xưa vỗ ...gãy cả tay luôn. Mà Hồ chủ tịch dí dỏm thật đấy. Đọc xong mém tí thì sặc cả cơm. Ai bảo phát biểu chính trị là khô khan đâu chứ. Ôi bây giờ biết tìm đâu ra một nhà lãnh đạo dí dỏm như thế đây ???

Tư liệu hiếm dưới đây có lẽ chưa bao giờ được công bố. Đó là một bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ hai tại Việt Bắc vào tháng 3 năm 1951, do một phóng viên của tờ Học tập liên khu 4 ghi lại nguyên văn. Tại Đại hội này, Đảng Lao động Việt Nam ra công khai sau 6 năm nấp dưới tên gọi “Hội Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác”. Bài diễn văn thú vị này cho ta thấy Chủ tịch là một nhà cách mạng, một chính trị gia, và một nhà tuyên truyền lão luyện. Một nhà cách mạng có niềm tin ngây thơ nhưng sâu sắc rằng lý thuyết cách mạng của các “ông thầy” của mình có quyền lực vạn năng

=============================
Tạp chí Học Tập.
HỌC TẬP — Nội san Đảng Bộ Liên Khu Bốn (Chỉ lưu hành Trong Nội Bộ)

Số 35, Năm thứ tư, Tháng 4 – 1951, trang 1-8
LỜI HỒ CHỦ-TỊCH TRONG ĐẠI HỘI TOÀN ĐẢNG

(Sau khi đồng chí Võ-nguyên-Giáp báo cáo xong vấn đề quân sự, Hồ-Chủ-tịch lên diễn đàn, giữa những tràng pháo tay). Hồ-Chủ-tịch nói.

Các đồng chí,

Vừa nghe báo cáo của đồng chí Giáp, các đồng chí thấy – và trước khi nghe cũng đã thấy – Quân đội ta từ chỗ yếu tiến đến chỗ mạnh, từ chỗ nhỏ tiến đến chỗ to, từ không thắng tiến đến thắng, từ thắng ít đến thắng nhiều, rồi từ thắng nhiều tiến đến thắng lợi hoàn toàn (Đại hội vỗ tay).

Đó là vì đâu? Là vì trong chính trị, cũng như trong mọi mặt công tác khác, Đảng ta có một chủ nghĩa cách mạng nhất, sáng suốt nhất, đó là chủ nghĩa của ba ông kia kìa:

(Hồ-Chủ-tịch vươn tay chỉ và hướng mặt về phía chân dung 3 vị lãnh tụ: Marx, Engels, Lénine)

(Đại hội vỗ tay vang dậy)

Đó là nhờ chúng ta, toàn giai cấp lao động thế giới, toàn quân đội nhân dân thế giới có một ông Tổng tổng tư lệnh là ông kia kìa.

(Hồ-Chủ-Tịch vươn tay chỉ và hướng mặt về phía chân dung đồng chí: STALINE)

(Đại hội vỗ tay dậy vang và cùng đứng dậy hô lớn)

(Đồng chí Staline muôn năm!)

Chắc ít người biết mà có lẽ cũng không ai ngờ. Ông ở cách xa đây mấy muôn dặm, mà ông theo rõi cuộc kháng chiến của ta, của Triều-tiên, của Mã-lai và cuộc đấu tranh của các nước Đông-nam Á. Ông cảm động khi nghe kể lại những cử chỉ chiến đấu anh dũng của một chiến sĩ Thổ khi giết giặc lập công như thế nào. Vì vậy có thể nói tuy ông ở xa nhưng tinh thần của ông và hiểu biết của ông ở với chúng ta. (Đại hội vỗ tay dài)

Chúng ta lại nhờ có ông anh này:

(Hồ-Chủ-Tịch vươn tay chỉ và hướng mặt về phía chân dung đồng chí: MAO-TRẠCH-ĐÔNG) –

(Đại hội vỗ tay vang dậy – và đứng dậy hô lớn Đồng chí Mao-Trạch-Đông muôn năm!)

Ông Mao ở cách đây mấy nghìn dặm. Còn ông Staline thì xa những muôn dặm… Ông theo rõi từng bước cuộc chiến đấu cách mạng của chúng ta. Như lúc quân đội và nhân dân ta giải phóng biên giới, như lúc chúng ta mở chiến dịch Trung-du có thể đêm ông không ngủ mà chờ tin tức…

(Đại hội có tiếng tấm tắc)

… Có ông thầy, ông anh như thế nên quân đội ta, quân đội Việt-Mên-Lào, từ chỗ nhỏ đến chỗ lớn, từ chỗ yếu đến chỗ mạnh, từ không thắng đến thắng hoàn toàn.

Cũng vì chủ nghĩa quốc tế, cũng chủ nghĩa Marx – Engels – Lenine – Staline, mà đến ông anh kia

… (Hồ-Chủ-tịch vươn tay chỉ và hướng mặt về phía chân dung đồng chí Thorez và nói tiếp… là ôngTHOREZ …) (Đại hội vỗ tay vang dậy – và đứng dậy hô lớn: Đồng chí Thorez muôn năm! Muôn năm!)

… Ông lãnh đạo đảng Pháp, đảng đàn anh … vì do được đảng Pháp lãnh đạo, nhân dân lao động ở Pháp kiên quyết bảo vệ hòa bình thế giới, tranh đấu chống chiến tranh thuộc địa, ủng hộ cuộc kháng chiến của chúng ta, chống lại chiến tranh thực dân. Như hôm nọ, tôi đã nói về đồng chí Henri M…,[3] (Henry Martin-BS) một sĩ quan trong hải quân của thực dân, mà đi phát truyền đơn ủng hộ cuộc kháng chiến của Việt nam, khuyên thanh niên Pháp và bộ đội Pháp từ chối, phản đối không qua đánh Việt nam. Lại có những công nhân như Raymone Dieu (đúng ra phải là Raymond Dien – BS), khi thực dân Pháp chở khí giới từ một ga xe lửa đến bến tàu để rồi đưa qua Việt nam. Cô Raymone nằm ngang ra giữa đường sắt để ngăn chuyến xe ấy. Và do cử chỉ cao xa này mà toàn dân xứ ấy kéo ra chặn cả đoàn xe lại.

(Đại hội vỗ tay hoan hô nhiệt liệt và hô lớn: Hoan hô tinh thần của Henri M… và Raymone Dieu!)

Đó là nhờ nhân dân lao động Pháp đã thấm nhuần tinh thần Marx – Engels –Lénine – Staline. Chẳng những nhân dân lao động Pháp có rất đông những người như thế, mà vừa rồi đây lại có tin hàng trăm người lãnh đạo công giáo – khai hội nghị chống chiến tranh thực dân ở Việt nam và ủng hộ cuộc kháng chiến của dân tộc Việt nam.

(Đại hội vỗ tay vang dậy – và đứng dậy hô lớn: Đảng cộng sản Pháp muôn năm! Muôn năm!)

Có thể nói cái tinh thần, cái chủ nghĩa của đồng chí Staline đã thấm nhuần vào dân công giáo và đấu tranh giành một phần nào “lời nói” của ông Pope.

(Đại hội vỗ tay, ngồi)

Vừa đây có một giám mục đứng ra kêu gọi con chiên đấu tranh cho hòa bình. Thì ra, tinh thần của đồng chí Staline đã đi vào địa bàn của giáo hoàng.

Đây là ở phương tây. Còn ở phương Đông thì như thế nào? Do chỗ đảng Trung Quốc đã thấm nhuần chủ nghĩa Marx – Lénine nên đã áp dụng chủ nghĩa Marx – Lénine thích hợp với hoàn cảnh Trung Quốc. Do chỗ đảng ta đã thấm nhuần chủ nghĩa Marx – Lénine, thấm nhuần tinh thần ấy lực lượng ấy, mà làm thấm nhuần đến cả quân đội ta, thấm nhuần đến nhân dân ta.

Nếu không thấm nhuần như thế, thì sao lại có bộ đội nhịn đói hơn 4 ngày, vẫn cứ bám lấy giặc mà đánh và đánh thắng giặc!

(Đại hội vỗ tay dài)

Thì sao có những cử chỉ oanh liệt như ở một trận đánh nọ có chiến sĩ bị thương ở tay nói với người bên cạnh “Cậu chặt tay cho mình cái” vì thấy cánh tay gãy vướng, chặt đi cho dễ đánh, thế rồi lại cứ xung phong? Nếu không thấm nhuần chủ nghĩa Marx – Lénine thì làm sao có được những cử chỉ oanh liệt như thế?

(Đại hội vỗ tay)

Nếu không có chủ nghĩa Marx – Lénine kinh qua đảng ta thấm nhuần đến nhân dân, thì sao có những chị em phụ nữ Mán, Thổ, Mèo ban ngày thì mưa ướt, đường trơn vẫn hăng hái đi tải đồ cho bộ đội, tối đến đường trơn, ở giữa rừng không có chỗ ngủ, phải dựa lưng vào nhau mà ngồi qua đêm, để sáng sớm lại vui vẻ đi vận tải đồ cho bộ đội?

Nếu không có tinh thần Marx – Lénine thấm nhuần qua Đảng ta đến dân ta, thì sao có những cử chỉ cảm động như thế? Đó là những vô danh anh hùng. Dân tộc ta là dân tộc anh hùng.

(Đại hội vỗ tay vang dậy)

Chẳng những đồng bào ở ngoài, mà ngay đồng bào trong vùng tạm bị chiếm cũng hết sức ủng hộ ta. Tôi vừa nhận được bức thư của một bà ở ngoại thành, một bà hơn năm mươi tuổi, đây tôi đọc để dẫn chứng – (Còn nhiều bức thư khác nữa, nhưng bức thư này vừa tiếp được, tiện đây đưa ra đọc) – Bà có một đứa con chín tuổi, bà nói sự độc ác của bọn giặc Pháp, sự cực khổ của đồng bào trong vùng tạm bị chiếm. Bà viết: “Tôi già sống trong hoàn rất cực khổ, thế nhưng mà tôi luôn luôn mong mỏi, tin tưởng bộ đội ta sẽ tổng phản công để đuổi lũ giặc Tây hung ác, đưa dân chúng đến cảnh tượng hòa bình.”

Có một cháu bé 16 tuổi cũng viết thư như thế, kể nỗi khổ cực: “Cháu luôn luôn nhớ Bác, luôn luôn nhớ chính phủ. Dầu cực khổ mấy, lúc nào cháu cũng cố gắng học tập, nghe theo như lời Bác dạy, một lòng trung thành với chính phủ. Cháu cố gắng học tập, để xứng đáng là một đứa cháu của Bác và sau này trở thành người dân xứng đáng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.”

(Đại hội vỗ tay dài)

Thế là do chủ nghĩa Marx – Lénine đã thấm nhuần qua đảng ta, qua dân ta, nên chúng ta nhất định sẽ thắng lợi.

(Đại hội vỗ tay rất lâu)

Bây giờ tôi qua điểm khác. Nói đến quân đội ta, quân đội anh dũng Việt-Mên-Lào, chúng ta phải nhớ đến đoạn đầu, những người đầu. Trước hết nhớ đến những chiến sĩ Nam bộ lấy gậy tầm vông đập vào đầu thực dân Pháp.

(Đại hội vỗ tay lớn)

Đây tôi cũng sung sướng giới thiệu với các đồng chí một du kích viên đầu tiên, khi mới tổ chức đội du kích đầu tiên, chỉ có 12 người: 10 nam 2 nữ. Trong những đồng chí ấy thì đây có Lê quảng Ba(Hồ Chủ tịch nhìn quanh đại hội, và hỏi Lê quảng Ba đâu? Đứng lên nào)

(Đồng chí Lê quảng Ba đứng dậy. Cả đại hội hướng về phía đồng chí ấy, vỗ tay hoan hô vang dậy)

Và tôi giới thiệu một tư lệnh viên đầu tiên trong thời kỳ du kích Bắc sơn – Chắc các cô, các chú cũng đã biết cả – là chú này … (Hồ Chủ tịch ngoảnh về phía chủ tịch đoàn và chỉ đồng chí Chu văn Tấn hiện đang làm chủ tịch buổi họp) – chú Chu văn Tấn! (Đồng chí Tấn đứng dậy. Đại hội vỗ tay hoan hô vang dậy).

Từ 12 người ấy mà tiến lên, rồi dần dần thành đội tuyên truyền xung phong, rồi đổi ra là Nam tiến, đổi là Giải phóng quân, đổi ra là Vệ quốc đoàn. Người tổng chỉ huy đầu tiên đội Nam tiến là

… (Hồ Chủ tịch chỉ đồng chí Võ nguyên Giáp ngồi ở hàng ghế đầu và nói mạnh rằng: Võ nguyên Giáp đây này! (Đồng chí Giáp đứng dậy. Đại hội vỗ tay hoan hô vang dậy.) Còn những chiến sĩ gậy tầm vông nam bộ ở đây có nhiều!

Từ chú du kích viên, rồi đến chú tư lệnh, rồi đến chú Tổng chỉ huy đầu tiên, đều là con của Đảng cả.

(Đại hội vỗ tay rất mạnh, rất dài.)

Hồi bấy giờ từ 12 đội viên du kích đầu tiên mà bây giờ ta có – có thể nói, Một triệu hai, tính cả dân quân, bộ đội địa phương, bộ đội chính quy. Từ 12 “vawis” (?)[4] (Đại hội cười) bây giờ sinh nở ra một triệu hai trăm ngàn vắt … (Hồ chủ tịch vừa nói vừa gõ tay lên bàn).

(Đại hội vỗ tay vang dậy.) (Giữa những tràng vỗ tay tiếng nói của Hồ Chủ tịch nổi bật lên …)

Đấy chính là nhờ chủ nghĩa Marx – Lénine.

(Đại hội càng vỗ tay nhiệt liệt.)

Bây giờ tôi qua điểm thứ ba.

Đảng ta, – Nhiêm vụ Đảng ta cũng như nhiệm vụ các đảng đàn anh ta, Đảng Bolchévik, Đảng cộng sản Trung hoa, trong lúc chiến đấu bằng chính trị đã đều chiến đấu bằng quân sự. Như trước kia, trong đại chiến thứ hai – không nói đến thời kỳ cách mạng ở Xô-liên, cũng kháng chiến, kiến quốc như mới đây ở Trung quốc, là đánh Tưởng mà Tưởng do Mỹ giật mũi — , là kháng chiến chống đế quốc Mỹ, mà cũng là vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Các Đảng đàn anh ta đề ra kháng chiến đệ nhất, thắng lợi đệ nhất. Ta cũng đề ra kháng chiến đệ nhất, thắng lợi đệ nhất, vì kháng chiến thắng lợi thì các việc khác giải quyết mới dễ dàng. Thế nên, chúng ta nói, kháng chiến trên hết, thắng lợi trước hết.

Muốn kháng chiến trên hết, thắng lợi trước hết, chúng ta phải học kinh nghiệm của các Đảng anh em ta. Như chú Hai vừa kể, có lần bên Xô-liên, đảng Bolchévik động viên đến 1/5 số đảng viên, nhưng chú nói còn ít đấy chứ có chỗ động viên đến 50% lúc chiến đấu gay go. Đảng Cộng sản Trung hoa cũng động viên hầu hết các đảng viên vào bộ đội, lúc lên đường vạn lý trường chinh. Đảng ta có bảy, tám mươi vạn. Rồi đây trung ương mới sẽ có chỉ thị về việc này, – Ít ra cũng phải động viên một vạn Đảng viên. Không kể số đảng viên hiện đã ở trong quân đội trực tiếp vào công việc kháng chiến.

(Đại hội vỗ tay, hoan hô nhiều lắm)

Với chủ nghĩa như thế, với Ông thày, Ông anh như thế, với lòng trung thành và kiên quyết của nhân dân ta, của Đảng ta, nhất định chúng ta thắng lợi.

(Hồ Chủ-tịch bước xuống diễn đàn. Đại hội đứng dậy vỗ tay vang dậy và hô lớn nhiều lần: Hồ Chí Minh Muôn năm! Muôn năm!)


Chỉ đọc phần đầu đã thấy (nếu đúng báo Học Tập viết thực) HCM đã nhận những con ác quỉ là thầy, nhận kẻ thù dân tộc là anh. Ôi.

Cứ để đây, chừng nào có thì giờ sẽ giải thích cho bạn đọc.

(Hồng Đức)

Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu... Lâm Đức Thụ

Về Lâm Đức Thụ, người được kể từng âm mưu cùng Hồ Chí Minh bán đứng Phan Bội Châu, tác giả Hồng Hà cho biết một chi tiết: 

“Sau khóa học... Lâm Đức Thụ tức Trương Béo lấy máy ảnh chụp cả lớp học làm kỷ niệm. Riêng anh Nguyễn không bao giờ cho hình mình lọt vào ống kính của Trương.” (tr 176) 

Việc Nguyễn chỉ giữ bí mật riêng cho mình trong khi để Lâm Đức Thụ chụp hình các học viên (chuẩn bị thành đồng chí) là một sự kiện mang khá nhiều ý nghĩa. 

Trong Ho Chi Minh on Revolution, Bernard Fall đã kể: “Đối với những kẻ chứng tỏ không đáng tin cậy, hoặc sau khi tốt nghiệp trường Hoàng Phố mà từ chối không theo cộng sản, Hồ dùng một liều thuốc rất công hiệu: sai đảng viên cộng sản tiết lộ danh tánh họ cho tình báo Pháp. Sở an ninh trong nước sẽ tóm cổ họ ngay khi về tới.” (HCM on Revolution tr 93-94.)

Thursday, January 20, 2011

thưa nhà văn Nguyễn Quang Lập

Thưa nhà văn Nguyễn Quang Lập: Chính vì chúng ta có ngày Quốc Khánh 2/9/1945 nên sau đó chúng ta có ngày 19/1/1974 là ngày mất Hoàng Sa, Và chính nhờ sự giúp đỡ "hết mình" của hàng xóm phương Bắc mà mới có ngày 30/4/1975 là ngày cộng sản chiếm được toàn bộ nước VN. Thống nhất thì ừ "thống nhất"! Đàn cá ngoài lưới cuối cùng cũng đã bị bắt để thống nhất với những con trong lưới.

Phải cho các cháu biết rằng sự xâm lăng của những người anh em từ miền Bắc đã làm miền Nam suy yếu để đến nỗi thất trận nhục nhã không bảo vệ được bờ cõi cha ông xây dựng. Chính vì sự chia rẽ với anh em ruột để đồng thuận với láng giềng của người anh em miền Bắc mà người ta mới dám ngang nhiên xâm chiếm gia tài cha ông ta.

Phải cho các cháu biết rằng những ngày đáng tự hào từ trước đến nay đều là láo toét lừa bịp cả. Thực ra chỉ là những ngày đau thương mất mát. Chính cha ông chúng đã tự mãn tự thị và tự hủy khi còn tin vào những điều cộng sản nói.


HỒNG ĐỨC

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
GIÂY PHÚT BỒI HỒI
SONG CHI
"Chúng ta có ngày Quốc Khánh 2/9/1945, ngày thống nhất đất nước 30/4/1975. Ngày  Chiến thắng Điện Biên 7/5/1954. Nhưng chúng ta cũng có ngày 19/1/1974 nữa, vì đó là ngày mất Hoàng Sa. Phải cho các cháu nhớ cả những ngày đáng tự hào cả những ngày đau thương mất mát, đừng để cho chúng nhớ một chiều sau này chúng dễ mắc bệnh chủ quan." Nhà văn Nguyễn Quang Lập

Bia chủ quyền của VN ở Hoàng Sa trước năm 1974
37 năm trước, vào ngày 19.1.1974, trận chiến giữa hải quân Việt Nam Cộng hòa và hải quân Trung Quốc kết thúc, quần đảo Hoàng Sa đã bị mất vào tay Trung Quốc từ đó đến nay.
Tài liệu trên Wikipedia viết:
“Theo một bài “Không thể chấp nhận được!” của Bùi Thanh đăng trên báo Tuổi Trẻ Online ngày Thứ Năm, 06/12/2007, 08:14  (GMT+7} ”Trong trận hải chiến lịch sử và không cân sức này, 58 binh sĩ quân đội Sài Gòn đã ngã xuống nhưng không giữ được mảnh đất thiêng liêng của ông cha.”
Theo tài liệu của Trung Quốc thì 274, 271, 389, 391 đều trúng đạn, 281, 282 và 402, 407 bị hư hại trung bình, HQ-10 bị chìm tại trận. Trung Quốc bắt giữ 48 tù binh, trong đó có một người Mỹ. Trung Quốc có trao trả tù binh sau đó tại hồng Kông qua Hội Chữ thập đỏ.
Trung Quốc chiếm đóng toàn phần quần đảo Hoàng Sa từ thời điểm này. Sau trận chiến, Việt Nam Cộng hòa đã ra nhiều tuyên bố cũng như trưng ra các chứng cớ lịch sử về chủ quyền của mình và đã được Chính phủ Pháp ủng hộ vì trước đây theo hòa ước Pháp Thanh thì người Pháp đã thực hiện chủ quyền ở quần đảo này.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã cho đập phá các bia chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, đào các mộ của người Việt đã chôn ở đây, xóa các di tích lịch sử của người Việt…”
Ngoài ra còn có rất nhiều bài viết, những lời kể lại của chính những người trong cuộc, trong đó có Cựu Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Tư Lệnh Hải Quân vùng I Duyên Hải, người trực tiếp ra lệnh khai hỏa, tấn công Tàu chiến Hải Quân Trung Cộng ở quần đảo Hoàng Sa, và nhiều người khác.

Bản đồ hình lưỡi bò đầy tham vọng của Trung Quốc
Là một người sinh sau đẻ muộn, tôi chỉ biết đến trận hải chiến này qua những tư liệu và những bài viết như vậy. Nhưng dù chỉ đọc qua tư liệu, tôi cũng cảm nhận được một phần nào nỗi đau đớn, cay đắng của những người trong cuộc khi đã làm hết sức mà không giữ được mảnh đất của tổ tiên để lại, khi phải chứng kiến cái chết của đồng đội, sự phản bội của đồng minh-nước Mỹ.(ai cũng biết, lúc đó Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa đã yêu cầu Đệ thất Hạm đội trợ giúp, nhưng Mỹ từ chối) và thậm chí, khi những người lính VNCH bị thương trôi trên biển, thì cũng không có chiến hạm nào của Mỹ đến cứu vớt mà là “Hai ngày sau trận hải chiến, ngày 20 tháng 1, tàu chở dầu Hòa Lan “Kopionella” vớt được 23 người thuộc thủy thủ đoàn của HQ-10 đang trôi dạt trên biển. Đến mười ngày sau, ngày 29 tháng 1, ngư dân Việt Nam vớt được một toán quân nhân Việt Nam Cộng hòa gần Mũi Yến (Qui Nhơn), gồm 1 sĩ quan, 2 hạ sĩ quan và 12 quân nhân thuộc lực lượng đổ bộ lên Quang Hòa, đã dùng bè vượt thoát đảo sau trận hải chiến (theo Wikipedia).
Rõ ràng đảng cộng sản Trung Quốc đã rất biết chọn thời điểm để đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Khi đó cuộc chiến tranh gần kết thúc, quân đội Sài Gòn không còn được đồng minh viện trợ như trước, phải căng mình ra mà chiến đấu với miền Bắc vẫn còn đầy đủ sự viện trợ từ Liên Xô, Trung Quốc và phe XHCN nên dù có muốn giữ Hoàng Sa cũng không đủ sức; Mỹ thì đã rút khỏi VN sau Hiệp định Paris, đã bắt tay với Trung Quốc nên không muốn can thiệp; còn phía Việt Nam dân chủ cộng hòa tức Bắc Việt lúc bấy giờ thì lại đang cần đến viện trợ quân sự và kinh tế của Trung Quốc nên cũng không phản ứng gì!
Thế là Hoàng Sa mất, và thực tế bây giờ càng cho thấy, chuyện đòi lại Hoàng Sa từ tay Trung Quốc còn khó hơn cả chuyện hái sao trên trời!
Nhiều năm sau ngày mất Hoàng Sa, nếu tôi nhớ không lầm thì Tuổi Trẻ chính là tờ báo đầu tiên ở trong nước nhắc đến trận hải chiến này với chi tiết 58 binh sĩ của quân đội Sài Gòn đã ngã xuống qua bài viết “Không thể chấp nhận được” của nhà báo Bùi Thanh đã kể trên, sau đó vào tháng 9.2009 , báo Tuổi Trẻ còn định làm một loạt bài phóng sự “Hoàng Sa-tường trình 35 năm sau” nhưng mới chỉ đi được hai kỳ thì đột ngột dừng lại, không nói thì ai cũng hiểu vì sao! Rồi lần lượt một số người, trong đó có cả Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh trong bài phỏng vấn đăng trên báo Người Việt “Mỹ phải làm mạnh hơn nữa” (ngày 30.8.2010) cũng nhắc đến việc phải ghi nhớ và vinh danh những người lính đã chết trong trận Hoàng Sa: “Máu của những chiến sĩ này [Việt Nam Cộng Hòa, trận Hoàng Sa 1974 - NV] đổ ra là đổ cho tổ quốc, phải tuyên dương, phải xem họ ngang với tất cả liệt sĩ của Quân Ðội Nhân Dân Việt Nam chứ chưa nói tới việc dùng cái chết của họ để chứng minh chủ quyền của Việt Nam” . Hay Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ vào tháng 3.2010 đã gửi kiến nghị đến nhà nước Việt Nam về việc xây dựng đài tưởng niệm liệt sĩ hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, nhấn mạnh việc“64 công dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh trong chiến đấu bảo vệ quần đảo Trường Sa đã được Nhà nước Việt Nam công nhận Liệt sĩ, được truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”.Do vậy, “58 công dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh trong chiến đấu bảo vệ quần đảo Hoàng Sa phải được Nhà nước Việt Nam công nhận Liệt sĩ, truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” theo quy định “Mọi công dân đều bình đẳng trước Pháp luật” của Hiến pháp Việt Nam.”
Thế nhưng nhà nước Việt Nam đã hoàn toàn im lặng.
Một chuyện nhỏ và chính đáng như vậy họ còn không làm được nói gì đến bao nhiêu chuyện khác, nói gì đến hòa giải hòa hợp dân tộc, chẳng trách bao nhiêu năm sau ngày đất nước thống nhất, lòng người Việt vẫn ly tán!

Biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa Trường Sa ngày 19.1.2008
19.1.2008, để tưởng niệm 34 năm ngày mất Hoàng Sa đồng thời lên tiếng phản đối  việc Quốc vụ Viện Trung Quốc phê chuẩn việc thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa (thuộc tỉnh Hải Nam) trực tiếp quản lý ba quần đảo trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam”, tẩy chay Olympic Bắc Kinh 2008, nhóm bloggers của CLB Nhà báo tự do và một số văn nghệ sĩ đã tổ chức biểu tình ngay trước cửa Nhà hát Thành phố HCM. Cuộc biểu tình diễn ra khoảng 30 phút thì công an ập tới và tất cả bị bắt đưa về đồn và bị giữ lại làm việc suốt cho đến tối, riêng một vài người như anh Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày, trưởng nhóm CLBNBTD, còn bị giữ lại đến trưa ngày hôm sau, sau đó còn phải tiếp tục lên làm việc thêm.
Kể từ sau đó, tất cả những con người đã có mặt hoặc có liên quan trong cuộc biểu tình đều “được” cho vào tầm ngắm của công an, cuộc sống của họ trở nên khó khăn hơn nhiều.
Đến tháng 4.2008, công an đã bắt giữ blogger Điếu Cày vì sợ anh cùng bạn bè lại tổ chức một cuộc biểu tình khác nhân dịp đoàn rước đuốc Olympic Bắc kinh đi ngang qua Sài Gòn. Tòa án đã chụp cho anh cái bản án ngụy tạo là tội “trốn thuế”, và xử anh 30 tháng tù giam, bồi hoàn 1 tỷ đồng. Trong thời gian blogger Điếu Cày vào nhà tù nhỏ gỡ lịch, nhiều người bạn của anh, người vợ cũ và hai đứa con bị công an thường xuyên xách nhiễu, khó dễ đủ mọi cách, mục đích chỉ để hành hạ về mặt tinh thần, để họ mệt mỏi, sợ hãi và trở nên “ngoan ngoãn”! Bản thân Điếu Cày ở trong tù thì bị hành hạ kiểu khác, khi thì không cho thăm nuôi, khi thì biệt giam, không loại trừ cả hành hạ về thể xác, nhưng những điều đó chẳng ăn thua gì đối với người từng là cựu binh của chính chế độ này.
30 tháng sau, mãn hạn tù, bạn bè người thân tưởng đâu sẽ được đón Điếu Cày trở về, nhưng không, anh lại bị tù tiếp, lần này vì chính cái tội “tuyên truyền chống phá chế độ” mà lẽ ra công an và tòa án phải buộc vào cổ anh trước kia, chứ không phải đợi đến bây giờ.
Và một người khác trong nhóm CLBNBTD cũng bị bắt, blogger Anh Ba Sài Gòn. Cũng để điều tra về cái tội tuyền truyền chống phá chế độ, về hoạt động của nhóm CLBNBTD mà thực chất từ mấy năm nay, khi Điếu Cày vào tù thì chẳng có cái hoạt động gì nữa. Thật là bi hài cho chế độ này, chỉ có một nhóm bloggers tự động kết bạn với nhau, cùng nhau viết blog về những điều mắt thấy tai nghe trước hiện tình xã hội, chả có cơ sở, phương tiện, tổ chức hay hoạt động gì khác mà mấy năm qua rồi nhà nước này vẫn theo hạch hỏi, hành tội, đủ biết họ sợ hãi nhân dân đến mức nào, nhìn ai cũng nghĩ là kẻ thủ, là lực lượng thù địch đang đánh phá!
Một người khác, là một người bạn với nhóm CLBNBTD, nay cũng đã ngồi tù với bản án 7 năm, là thạc sĩ tin học Nguyễn Tiến Trung trong vụ án cùng với luật sư Lê Công Định.
Và người viết bài này, cũng là một người bạn, thì đã buộc phải rời khỏi đất nước.
37 năm trước, khi quần đảo Hoàng Sa mất vào tay Trung Cộng, Hà Nội đã không hề có một phản ứng gì trước sự kêu gọi cùng lên tiếng của chế độ Sài Gòn. Một phần, Hà Nội lúc ấy đang ở vào thế mang ơn há miệng mắc quai với Trung Quốc, nhưng bên cạnh đó, còn do cái suy nghĩ nông cạn, tầm nhìn hẹp hòi của những người lãnh đạo Đảng cộng sản VN lúc bấy giờ khi tin vào tình đồng chí giữa Việt cộng và Trung cộng, thậm chí có người còn nghĩ rằng “Quần đảo Hoàng Sa thà để cho nước Trung Quốc đồng chí anh em của ta giữ giùm còn hơn nằm trong tay bọn “ngụy quân ngụy quyền”!
Cái thời ấy những người lãnh đạo đảng cộng sản VN nếu có mê muội cũng còn có thể hiểu được, nhưng nhiều năm sau nữa, họ vẫn tiếp tục u mê, bị mắc lỡm, bị chơi xấu bởi những người anh em láng giềng “16 chữ vàng” của họ, thậm chí bị “dạy cho một bài học” bằng trận chiến đổ máu nát xương năm 1979 và mấy năm sau đó-1984; bị mất thêm một số đảo ở quần đảo Trường Sa, bị xử ép mất đất, mất biển qua các Hiệp ước biên giới trên đất liền1999 và Hiệp định phân định Vịnh Bắc bộ VN-TQ 2000…Và cho đến tận bây giờ thì họ đã mắc vào rọ của Trung Quốc quá sâu rồi khi từ trên rừng, ngoài biển, bên hông là các nước Lào, Campuchia cho đến ngay trên mái nhà Tây Nguyên, Trung Quốc đều đã tính toán đâu vào đó, đã có mặt khắp nơi, đồng thời đã vây bủa khắp mọi đường, từ kinh tế cho đến chính trị, ngoại giao…Nguy cơ lệ thuộc lẫn mất nước đã sờ sờ trước mắt!
Ấy vậy mà khi những người dân lên tiếng tố cáo bọn bành trướng Bắc Kinh thì họ lại không cho phép.
37 năm trước, năm 1974, vì lợi riêng, vì tầm nhìn ngắn, Hà Nội đã không lên tiếng trước vụ mất Hoàng Sa.
34 năm sau, năm 2008, cũng vì lợi riêng, và vì sự hèn nhát, Hà Nội đã dập tắt tiếng nói của những người dân đơn độc cất lên nhằm tưởng niệm ngày mất Hoàng Sa.
Trong não trạng của những người lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản VN chưa bao giờ và sẽ không bao giờ biết đặt quyền lợi của đất nước, của dân tộc lên trên quyền lợi của đảng, và nếu điểm tựa lớn nhất của bất cứ chế độ nào là nhân dân thì họ lại quay qua sợ hãi, nghi kỵ, đàn áp nhân dân trong lúc hèn hạ khiếp nhược trước kẻ thù truyền kiếp.
Nếu một ngày nào đó vận rủi mà mất nước, liệu họ có bao giờ ăn ngon ngủ yên khi nghĩ đến câu “Giá như vào thời điểm đó năm đó, vào thời điểm kia năm kìa, chúng ta biết nghĩ đến quyền lợi của đất nước, của dân tộc lên trên hết, biết dựa vào dân, biết thay đổi để mà cứu nước, cứu cả bản thân, thì…”. Liệu có bao giờ như thế? Như tất cả những kẻ cầm đầu những thể chế độc tài bị sụp đổ mà mới đây nhất, là tổng thống Zine El Abidine Ben Ali của Tunisia, hẳn đều ước ao, giá mà…thì đã muộn!
SONG CHI
Theo RFA blog
19 tháng 1 là ngày gì?
Nguyễn Quang Lập
Báo chí bây giờ ít có tờ nào có mục ” Ngày này năm xưa”. Tui nhớ cách đây chục năm có đến gần chục tờ có mục ni. Tui tra google thì thấy có hai ngày quan trọng, liên quan đến Việt Nam. Thứ nhất là ngày 19/1/1997, Hoàng Thị Minh Hồng – Phóng viên của báo Đầu tư và ngân hàng cùng 35 thanh niên của 25 nước trên thế giới tiến hành cuộc thám hiểm Nam Cực do UNESCO tổ chức. Tại Nam Cực, Minh Hồng đã cắm được lá cờ đỏ sao vàng, quốc kì Việt Nam  lên xứ sở đầy tuyết phủ này. Thứ hai là ngày 19/1/ 1974, ngày mất Hoàng Sa, ngày ông hàng xóm Trung Quốc chiếm Hoàng Sa ” Sau một cuộc hải chiến ngắn ngủi, hải quân Trung Quốc đã chiếm quần đảo Hoàng Sa, khi ấy do Việt Nam Cộng Hòa tuyên bố chủ quyền.” Một ngày vui sướng tự hào vì lá cờ Việt Nam được cắm ở cực Nam của Thế giới. Một ngày buồn đau đắng cay  vì ta mất Hoàng Sa, chưa biết khi nào đòi lại được.
Tui nghĩ ngày ni nên đem vào SGK cho con nít học. Chúng ta có ngày Quốc Khánh 2/9/1945, ngày thống nhất đất nước 30/4/1975. Ngày  Chiến thắng Điện Biên 7/5/1954. Nhưng chúng ta cũng có ngày 19/1/1974 nữa, vì đó là ngày mất Hoàng Sa. Phải cho các cháu nhớ cả những ngày đáng tự hào cả những ngày đau thương mất mát, đừng để cho chúng nhớ một chiều sau này chúng dễ mắc bệnh chủ quan.
Tui vừa đọc một bài rất hay của Quỳnh Chi nói về dân trí dân khí nhân tài,  trong đó có nhắc tới ông Phúc Trạch Dụ Cát tức Fukuzawa Yukichi (1835-1901) là nhà cải cách chính trị, xã hội và giáo dục tiên phong từ cuối thời Edo và đầu thời Minh Trị của Nhật Bản.”Những tư tưởng của ông đã tạo tiền đề cho Nhật Bản trở thành một cường quốc trên thế giới”. Ông Phúc Trạch Dụ Cát đã từng nói:“Quốc dân không có chí khí độc lập, không có tinh thần tự do thì lòng yêu nước cũng hàm hồ, nông cạn, vô trách nhiệm”.
Phải quá! Chúng ta nên nghe lời ông Phúc Trạch Dụ Cát. Nói phải củ cải cũng nghe, huống hồ chúng ta không phải là củ cải, chúng ta đều có trí và đều là dân yêu nước.
Theo Quê Choa blog

Sắc chỉ cùng con dấu của triều đình sai đội thủy quân ra Hoàng Sa năm 1834.

Quần đảo Hoàng Sa

Khu trục hạm Trần Khánh Dư

Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt
http://haydanhthoigian.wordpress.com/

Thursday, January 6, 2011

trang Yahoo! Hỏi Đáp tiếng Việt???

trang Yahoo! Hỏi Đáp tiếng Việt???

Tham gia vàocái quái đó làm gì. Có biết bây giờ người ta sống làm sao không?

 Hồi xưa đóng khố, bây giờ quấn miếng vải hiện đại quanh hông, "no panty" (chả có xì líp ấy mà), rồi khoe cái của quí ra bảo rằng em mới cạo nè (bên này nó gọi là "wax".

Thanh niên thì mặcquần không có dây lưng, xệ tới... lòi mông ra, rồi bảo rằng "mốt". Mốt, mốt đấy.

Nếu được, để thì giờ rảnh rỗi viết thư cho Britney Spear bảo cô ta mặc quần vào, chứ tham gia vào cái đám diễn đàn thì... đúng là rách việc. Tụi nó cũng nhiều mốt lắm, nhưng mà chỉ khoe được cái ngu, còn Britney thì khoe được cái mà mọi người đều thích. Khà Khà...