Nâng cao mặt/bản phím (raised fretboard or elevated fretboard)
Có người cho rằng mặt phím nhô cao hơn thì dễ bấm hơn khi chơi quá ngăn 12. Vì khi chơi ở đó, với cây đàn thông thường thì cườm tay bị thùng đàn cản. Cách giải quyết dễ dàng sự cản trở này là cắt bớt thùng đàn (cutaway). Nhưng cắt thùng đàn lại không được ưa chuộng trong giới guitare classique. Lý do là ảnh hưởng đến phẩm chất âm thanh, và mất cân đối về mỹ thuật. Mà cắt thùng đàn thì cũng không giải quyết triệt để khó khăn khi phải bấm ở những phím cuối cùng. Nhiều nhà làm đàn đã cố gắng giải quyết khó khăn đó bằng cách làm mặt phím cao lên, nhô hẳn khỏi mặt thùng đàn, cao hơn mặt phím thông thường khoảng từ 10 đến 30 mm tại phím 12. Việc làm mặt phím cao hơn có thêm nhiều ưu điểm khác như tiếng đàn khi bấm quá ngăn 12 sẽ ngân hơn, mặt thùng đàn (soundboard) không bị bản phím kéo nứt, và việc chế tạo cũng như sửa chữa cần đàn dễ dàng hơn, so với cách làm đàn thông thường.
Vài yếu tố không được thay đổi khi nâng cao bản phím:
- khoảng cách từ đỉnh thanh chống dây (saddle) đến mặt đàn: để giữ phẩm chất tiếng
- khoảng tĩnh không (action) tại phím 12: giữ mức độ thuận tiện.
Hiện có 2 cách giải quyết.
1. Thay đổi độ nghiêng của cần.
Với
cách chế tác này, cần đàn ở phía đầu (ngăn 1) đã bị dời xa khỏi người chơi vì
với mặt phẳng lưng đàn tựa vào ngực và cạnh đàn làm điểm tựa cho tay phải thì
tư thế của người chơi là y hệt như đàn không nâng bản phím, chỉ có tay trái
phải vươn ra. Tuy chỉ vươn thêm 3 hay 4 cm nhưng đủ để làm ảnh hưởng đến thế
của cánh tay, cổ tay và bàn tay trái. Tay vươn ra thì khó cong cổ tay.
2. Gọt cạnh đàn và uốn cong mặt tiếng (soundboard)
Cách này không ảnh hưởng đến thế tay mà lại dễ chơi ở những ngăn xa hơn ngăn 12. Nhưng thể tích thùng đàn bị ảnh hưởng (nhỏ lại), và mặt đàn bị uốn cong tạo độ căng không mong muốn và khó kiểm soát. Tức là phẩm chất âm thanh bị ảnh hưởng.