Công cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam
Công cuộc Nam tiến và sự bang giao với Trung Hoa là trung tâm điểm của 900 năm lịch sử Việt Nam từ ngày lập quốc năm 939, đến lúc lâm vào sự thống trị của đế quốc Pháp.
Thật ra, chính vì áp lực, quá mạnh bạo của nước Trung Hoa to lớn, và, vì sự sống còn của dân tộc, mà chúng ta bị dồn vào thế
Vì sao mà trong 900 năm, chúng ta đi dọc theo bờ biển từ Bắc chí
Nếu, thay vì Nam tiến, chúng ta vượt dãy Trường Sơn và mang sinh lực của dân tộc lên chinh phục vùng Cao Nguyên, thì vận mạng của dân tộc có trở thành hứa hẹn nhiều hơn ngày nay không, cả về phương diện trù phú cho toàn dân, về phương diện tính khí của con người và về sự tiến hóa của văn minh của chúng ta. Trả lời tất cả những câu hỏi trên đây là một điều vô cùng quan trọng, một mặt để tìm hiểu cái hay và cái dở của sự lãnh đạo dân tộc trong dĩ vãng, và một mặt khác, để nhận thức sự phát triển trong tương lai của dân tộc.
Và, sớm muộn gì, các nhà lãnh đạo của chúng ta, dưới sự thúc đẩy của thực tế, và sức bành trướng tự nhiên của dân tộc, cũng phải tìm câu trả lời thiết thực cho các câu hỏi trên.
Trong các dòng dưới đây, mặc dầu tính cách quan trọng của các vấn đề vừa mới nêu lên, chúng ta sẽ cố tình gạt bỏ một bên và không đề cập đến những vấn đề đó. Chúng ta chỉ tìm phân tích cuộc Nam tiến của chúng ta, từ dãy Hoành Sơn đến vịnh Thái Lan, trên phương diện hậu quả mà cuộc Nam tiến ấy đã để lại cho dân tộc, và thử đánh giá cái vốn thuận hay nghịch mà ngày nay chúng ta đang thừa hưởng.
Lịch trình Nam tiến.
Cuộc
Hơn hai trăm năm sau, năm 1301, vua Nhân Tôn nhà Trần, để củng cố sự giao hảo giữa hai nước, Chàm và chúng ta, đã hứa gả công chúa Huyền Trân cho vua Chàm là Chế Mân. Năm 1306, để rước Huyền Trân về triều, Chế Mân cắt nhường cho vua Anh Tông nhà Trần hai châu Ô và Rí, nay là Nam Quảng Trị và Thừa Thiên. Dân tộc Việt đã xuống đến đèo Hải Vân.
Một trăm bảy chục năm sau, năm 1471, vua Thánh Tông nhà Lê đánh bại vua Chàm Ban-ta-trà-toàn. Sau đó tất cả phần đất từ đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông, gồm các tỉnh hiện nay là Quảng Nam và Quảng Ngãi, Bắc Bình Định được xáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam.
Năm 1558, khi Nguyễn Hoàng vào trấn tại Thuận Hóa, thì lãnh thổ Việt Nam đã gồm tới đèo Cù Mông từ gần một trăm năm rồi, và nước Chàm đã được xem như là bị tiêu diệt.
Do đó, sự thôn tính phần đất còn lại của Chàm do Nguyễn Hoàng và con cháu, không còn khó khăn như xưa nữa.
Năm 1611, Nguyễn Hoàng, muốn tăng cường lực lượng của mình để đương đầu với chúa Trịnh phía Bắc, chiếm thêm phần đất chạy từ đèo Cù Mông xuống đến Sông Cầu, Phú Yên ngày nay.
Năm 1653, để trừng phạt vua Chàm là Bá Thâm, vì tội muốn lợi dụng mậu thuẫn nội bộ của gia đình họ Nguyễn, chúa Hiền lại chiếm cứ vùng đất chạy đến sông Phan Rang, hiện nay là tỉnh Khánh Hòa.
Năm 1693, Quốc Chúa, Nguyễn Phúc Chú thôn tính tất cả nước Chàm đến Bình Thuận ngày nay, sau khi bắt giam vua Chàm là Bá Tranh.
Trước khi nước Chàm bị hoàn toàn thôn tính, Việt Nam đã bắt đầu di dân sang các phần đất bỏ hoang của nước Cam-Bốt tại hai địa điểm Mô Xóa (Bà Rịa) và Đồng Nai (Biên Hòa). Từ thế kỷ XV, nước Cam-bốt, vì nội loạn và sự tấn công không ngừng của Thái Lan.đã bắt đầu suy sụp. Năm 1658, cuộc khủng hoảng nội bộ trầm trọng đến nỗi vua Cam-Bốt xin thần phục chúa Hiền, và cam kết triều cống và bảo vệ Việt kiều. Bắt đầu từ năm đó, làn sóng
Năm 1690, thừa cơ hội một cuộc nội chiến ở Cam-bốt, và vì lý do vua Cam-bốt không giữ lời cam kết, Chúa Mại đặt dưới quyền cai trị trực tiếp của Việt Nam, các vùng đất có Việt kiều ở. Và năm 1698, để chính thức hóa tình trạng trên, Chúa Mại thành lập hai tỉnh Tân Biên (Biên Hòa) và Phiên Trấn (Gia Định) gồm các vùng có Việt kiều và người Tàu đã thần phục nhà Nguyễn, mà hiện nay là các tỉnh Miền Đông, Gia Định, Long An và một phần Định Trường.
Năm 1732 các tỉnh Tiền Giang hiện nay, lại được đặt làm phủ huyện của Việt Nam, và năm 1757, các tỉnh Hậu Giang, trừ An Xuyên, Hà Tiên và một phần Kiên Giang. Tất cả các phần đất sau này, do Mạc Thiên Tứ chiếm cứ và mở mang, mặc dầu đã được đặt thuộc quyển nhà Nguyễn từ năm 1708, nhưng mãi đến năm 1780, Việt Nam mới kể là hoàn toàn chiếm cứ.
Hai giai đoạn Nam tiến.
Cuộc
Thời gian hơn 600 năm, để chiếm cứ những vùng đất nhỏ hẹp ở Trung Việt, và thời gian không đầy một trăm năm, để chiếm cứ các vùng đất minh mông của đồng bằng sông Cửu Long.
Sự khác biệt giữa hai thời gian trên là nguyên nhân của những hậu quả vô cùng quan trọng mà chúng ta phân tích dưới đây.
Ngoài ra, những sự kiện lịch sử, đã xảy ra trong hai khoảng thời gian đó, góp một phần rất nặng vào những hậu quả nói trên.
Trong khoảng thời gian từ 1061 đến 1693, sự chiếm cứ tất cả các phần đất mới lấy được của Chàm, mặc dù chúng ta phải đối phó với những phản ứng đôi khi mãnh liệt của dân tộc Chàm, không hề bị ảnh hưởng tai hại của các biến cố nội bộ. Vì đó mà việc di dân và tổ chức các đất mới, theo cơ cấu xã hội Việt
Trái lại sự chiếm cứ các đất ở phía Nam, lấy được của Cam-bốt vào khoảng cuối thế kỷ 17, chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc chiến tranh giữa Nguyễn Ánh và Tây Sơn, gây điêu tàn cho cả dân tộc từ Bắc chí Nam. Vì vậy mà, các phần đất mới chiếm được, từ khoảng này về sau không được hưởng một sự di dân và một sự đặt cơ cấu mới, có qui củ và liên tục. So sánh những phần đất chiếm được ở Trung và ở
* Các phần đất ở Trung nhỏ hẹp.
* Các phần đất ở
Trong sáu trăm năm chúng ta mới chiếm được các phần đất ở Trung đi từ dãy Hoành Sơn đến Bình Thuận.
Trong không đầy một trăm năm chúng ta chiếm được cả đồng bằng hạ lưu sông Mê-kông.
Các phần đất ở Trung phần sau khi chiếm được, chúng ta đều có một thời gian dài và yên ổn để di dân và tổ chức cơ cấu xã hội.
Đối với các phần đất ở
Vì những lý do trên cho nên sự chiếm cứ các vùng đồng bằng ở Trung phần tuy là chưa hoàn bị nhưng cũng có thể xem là tạm xong. Trái lại cuộc chiếm cứ đồng bằng hạ lưu sông Mê-kông hoàn toàn chưa xong.
Sau khi thống nhất quốc gia năm 1802, Nguyễn Triều bắt tay ngay vào việc kiến thiết quốc gia, nhưng chỉ năm mươi năm sau, chúng ta bị
Nhưng về điểm này, các sử gia của chúng ta sau này, cần sưu tầm xem việc tổ chức cơ cấu xã hội ở các vùng mới chiếm cứ trong
Nhiều hậu quả.
Một sự kiện có thể là một nguyên nhân khác, thuộc về loại nhân sinh, của sự chiếm cứ chưa rồi của chúng ta, đối với miền
Đúng ra, sự chiếm cứ có thể thực hiện được bằng những cuộc di dân lớn lao và có tổ chức, để, đồng thời, tháo áp lực nhân khẩu miền Bắc và di dân vào
Các sự kiện trên chứng tỏ quan niệm không thích nghi của nhà Nguyễn đối với các đại công tác trên lĩnh vực quốc gia lúc bấy giờ, vừa trên phương diện trọng tâm vừa trên phương diện vị trí địa dư. Những lý do chính trị, trong đó sự kiện lòng dân chưa định là một, có thể ảnh hưởng đến các quyết định của Nguyễn triều đối với miền Bắc. Nhưng, chúng ta sẽ thấy dưới đây, hậu quả chính trị của các biện pháp trên của Nguyễn triều còn tai hại gấp mấy lần các hậu quả kinh tế và nhân sinh.
Một phần đất mới chiếm cứ, trên đó dân cư thưa thớt, tổ chức xã hội chưa có, tập quán cổ truyền của dân tộc chưa cố định trong đời sống thường ngày của dân chúng, ý thức quê hương xứ sở chưa ăn rễ vào khung cảnh mới, là một nhược điểm trên thân thể quốc gia, về phương diện quốc phòng. Đó là những nơi mà kẻ xâm lăng đánh vào trước hết, bởi vì họ cũng ý thức rằng, sức kháng cự của một lớp dân chúng chưa mọc rễ vào địa phương chắc chắn sẽ không đáng kể. Và, đương nhiên, những nơi đó là những vùng mà họa xâm lăng, một đe dọa thường trực đối với các quốc gia nhỏ, như quốc gia chúng ta, có thể bắc cầu, một cách hiệu quả, để lan tràn khắp đất nước. Vì vậy mà, miền
Lịch sử đã xác nhận các sự kiện trên. Người Pháp hai lần tấn công nước ta, đều đánh trước tiên vào miền
Cơ sở hạ tầng vô tổ chức.
Tình trạng vô tổ chức, của hạ tầng cơ sở nông thôn của chúng ta, lúc quân Pháp đến, đã là một lợi khí cho họ. Đối với chúng ta, là một lỗi lầm quan trọng vì nhiều lý do.
Trước hết, khi Gia Long tức vị thì người Y Pha Nho đã chiếm cứ Phi Luật Tân từ ba trăm năm. Người Anh và người Pháp đã đổ bộ lên ấn Độ từ một trăm năm chục năm. Người Hòa Lan và người Anh giành nhau Nam Dương quần đảo từ một trăm năm. Cả người Hòa Lan, người Anh và người Pháp tranh giành ảnh hưởng với nhau tại Thái Lan từ cuối thế kỷ 17. Người Anh đã đánh bạt người Hòa Lan ra khỏi Mã Lai, và chiếm bán đảo này từ hơn năm chục năm. Nghĩa là sự tấn công của Tây phương vào các quốc gia Á châu đã có từ lâu và các vị trí của họ đã bao vây Việt
Như thế thì, vì lý do gì mà chúng ta không cố tìm cách đoán trước cái họa xâm lăng đã đến gần một bên?
Trong nội bộ, những biện pháp quốc phòng không có, đối ngoại, trong khi những biến cố đang dồn dập xảy ra cho các quốc gia láng giềng như chúng ta vừa thấy, thì quan niệm ngoại giao của chúng ta vẫn chật hẹp và đóng cửa như xưa.
Mãi đến năm 1839, khi người Anh can thiệp bằng võ lực vào nội địa Trung Hoa trong cuộc chiến tranh Nha phiến, thì lúc bấy giờ, Minh Mạng mới ý thức được tình trạng nguy ngập của quốc gia và vội vã và đột ngột gửi hai phái bộ sang Anh và Pháp. Nhưng tình thế đã muộn. Vả lại, một phái bộ ngoại giao gửi đi một cách đột ngột không chuẩn bị, không lót đường, không thương thuyết sơ khởi, làm sao mang đến kết quả gì?
Và sau đó, các sự kiện đã dồn dập xảy ra như chúng ta đều biết, và hai mươi năm sau chúng ta lâm vào ách thống trị của đế quốc.
Các sử gia thường cho rằng, nguyên nhân của trạng thái không dự bị của triều Nguyễn đối với họa xâm lăng, và lý do của những hành động kém sáng suốt trong giai đoạn quyết liệt ấy, là tâm lý của những người, đã trải qua nhiều đời, thấm nhuần nho học cho nên, ngoài văn minh Trung Hoa ra, không còn nhìn thấy có thể có những sự phát triển nào khác cho nhân loại. Vì vậy cho nên, họ nhất định nhắm mắt trước các sự kiện đang dồn dập xảy đến. Ngoài lý do trên, sự bị giam hãm trong một nền ngoại giao cổ truyền chật hẹp, căn cứ trên tâm lý thuộc quốc đối với Trung Hoa, là một trở lực to tát.
Tâm lý này bộc lộ ra rõ rệt trong phản ứng của chúng ta lúc bấy giờ. Trước khi chính Trung Hoa bị tấn công, thì phản ứng của chúng ta như là không có đối với sự tấn công của Tây phương vào các quốc gia Á châu láng giềng. Ngược lại sau khi Trung Hoa bị tấn công, thì lúc bây giờ phản ứng của chúng ta là vội vã gửi hai phái bộ sang Pháp và Anh, mà không có một sự chuẩn bị ngoại giao nào cả. Lối gởi phái bộ như vậy là lối gởi sứ bộ sang Tàu xưa nay. Và sự gởi hai phái bộ sang Pháp và Anh, theo lối gởi sứ bộ sang Tàu xưa nay, lại càng làm cho chúng ta nhận thức, một cách rõ rệt hơn nữa, quan niệm về ngoại giao của chúng ta lúc bấy giờ mang nặng "tâm lý thuộc quốc", đến mức độ nào.
Và ngay trong lúc này, chúng ta đang thừa hưởng cái hậu quả tai hại của tình trạng chiếm cứ dở dang của chúng ta đối với miền
Và ngay bây giờ, sở dĩ du kích quân của miền Bắc phá rối dễ dàng các vùng nông thôn của miền
Trong trường hợp đó, và trước một thực tế hiển nhiên, liên quan đến sự thiếu tổ chức của chúng ta trong lĩnh vực hạ tầng cơ sở nông thôn, chúng ta chỉ có thể chặn được du kích ở nông thôn, nếu, hoặc là, chúng ta không nhận vai trò cố thủ các làng, xoay chiến lược, để chính chúng ta sẽ tấn công vào các làng từ những cứ điểm có tổ chức và phòng thủ được, hoặc là, chúng ta tổ chức các làng trước, rồi mới cố thủ sau.
Sự chiếm cứ dở dang của chúng ta đối với miền
Hình thức vật chất của làng.
Trước hết, chúng ta sẽ không vội vã, như phần đông các sử gia và kinh tế gia của chúng ta, khen ngợi và hãnh diện với tổ chức làng mạc của chúng ta, mà những người này xem là một sáng kiến kỳ đặc của dân tộc. Những người này thường ca tụng tính cách dân chủ trong sự tổ chức tự trị của làng và tính cách độc lập của làng đối với chính quyền trung ương Nhưng thật ra thì, bất cứ dưới triều đại nào của chúng ta, tùy lúc, sự kiểm soát của trung ương có thể, hoặc chặt chẽ, hoặc nới rộng, đối với làng mạc. Trong những thời kỳ mà sự kiểm soát của trung ương chặt chẽ đối với làng thì, công việc hành chính của làng do một quan viên của trung ương bổ nhậm phụ trách. Trong những thời kỳ mà sự tự trị của làng được rộng rãi hơn, thì công việc hành chính do người trong làng đảm trách. Điều thứ hai là tính cách dân chủ nhận xét ở trong sự tự trị của các làng chỉ là hình thức tập hợp xã hội thấp nhất của loài người, mà các bộ lạc nào cũng có.
Chúng ta tự gạt bỏ các sự kiện trên đây ra một bên, và chỉ chú trọng đến hình thức vật chất trong sự tổ chức làng, để căn cứ trên đó mà đo trình độ tổ chức hạ tầng cơ sở của chúng ta, trên phương diện nhân sinh, xã hội và văn hóa.
Nhận xét kỹ, chúng ta sẽ thấy rằng làng chúng ta ở miền Bắc được tổ chức một cách trù mật: nghĩa là, trong phạm vi lãnh thổ của làng, vuông rào của làng xây trên một đất hẹp, lại gồm nhiều nóc gia và dân cư đông đúc. Lối đi và nhà cửa trong làng sắp xếp như trong một thành phố nho nhỏ, tất cả các cơ sở công cộng, trường, đình, chùa, công sở, vân vân…, đều phục vụ toàn thể dân làng. Nếp sống tập thể giữa những người trong làng đó sẽ đương nhiên, và ý thức cộng đồng thành một tập quán của dân làng. Hai chữ "Làng tôi" khêu gợi một vũ trụ nho nhỏ, một tập thể trong đó có tôi.
"Làng" là một đơn vị xã hội sau gia đình, một đơn vị quốc phòng, hành chánh của quốc gia, và một đơn vị kinh tế cho vùng. Hình thức này là hình thức nguyên khởi của làng chúng ta, và chúng.ta tìm thấy hình thức nguyên khởi này ở tất cả làng miền Bắc, Bắc miền Trung, đến Quảng Bình và Quảng Trị.
Các vùng đó gồm lãnh thổ chúng ta khi mới lập quốc và phần đất đầu tiên chiếm được của Chàm, năm 1069, dưới thời nhà Lý.
Từ phía Nam Quảng Trị đến Bình Thuận, hình thức của làng bớt tính cách trù mật, nghĩa là vòng rào rộng hơn và nhà trong làng thưa hơn. Sợi dây liên lạc giữa các người trong làng vẫn còn, nhưng đã giãn ra vì sự chung đụng bớt đi khi con đường đất dài ra, và tinh thần tập thể, cũng vì đó, mà bắt đầu nhường chỗ cho một lối sống riêng tư.
Từ Thừa Thiên đến Bình Thuận, vuông rào của làng càng xuống phía
Các vùng này gồm các đất chiếm được của Chàm dưới triều Trần, và Nguyễn. Đối với dân làng, tính cách đơn vị xã hội sau gia đình bắt đầu lỏng lẻo cũng như tính cách đơn vị quốc phòng đối với quốc gia. Tính cách hành chánh còn nguyên vẹn.
Nhưng bắt đầu từ Bình Tuy hiện nay, đến miền Đông và các tỉnh Tiền Giang, thì hình thức trù mật đã bể. Nhà cửa trong làng đã bắt đầu rải rác, cách nhau thật xa. Vuông rào của làng khi xưa không còn mà chỉ còn những vuông rào cho một xóm, gồm nhiều nhà của một giòng họ, hay những vuông rào cho từng nhà một.
Càng đi sâu vào phía
Đối với quốc gia, tính cách đơn vị quốc phòng không còn nữa, mà chỉ còn tính cách đơn vị hành chánh. Các cơ sở công cộng không còn giúp ích cho toàn thể dân làng nữa vì đường đất đã quá rộng.
Sang miền Tây, các cánh đồng bao la của Hậu Giang hoàn toàn nuốt mất hình thức nguyên khởi của làng Việt
Lý do của sự nở dần, đến vỡ tung ra, của hình thức vật chất của làng chúng ta, từ Bắc xuống Nam, thường được xem là vì, tại phía Bắc, đất hẹp và dân đông, phía Nam, đất rộng và thưa dân. Lý do này, một mình không đủ để giải thích tất cả các sự kiện đã nhận thức trên kia, bới vì có nhiều nơi đất hẹp, như Thừa Thiên, lại có những làng rộng hơn ở Thái Bình, hay ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, nơi mà đất lại rộng hơn. Và, nếu ở vùng đất hẹp không thể tổ chức làng rộng được thì trái lại ở vùng đất rộng vẫn có thể chức làng trù mật được. Chắc chắn là đồng thời với lý do trên, một quan niệm sai lầm về sự tổ chức làng, của những người phụ trách công cuộc chiếm cứ các vùng đất mới, là một lý do rất nặng.
Càng xa trung ương, hình thức nguyên khởi của làng và những hậu quả đắc lợi của hình thức đó, lại càng bị quên.
Chỉ còn nhớ rằng làng thì cố định, có chùa, có công sở, là đủ, mà quên rằng các cơ sở cộng cộng đó, chỉ phục vụ hiệu quả khi nào hình thức trù mật được tôn trọng.
Hậu quả của hình thức vật chất.
Nhưng dù lý do nào, thì, sự kiện thực tế đã như vậy, và mang theo nhiều hậu quả rất là bất lợi cho chúng ta ngày nay.
Những hậu quả bất lợi về quốc phòng, như chúng ta đã biết, là những hậu quả tai hại cấp kỳ nhất.
Kế đó là những hậu quả về nhân sinh, về xã hội và về văn hóa và kinh tế, tai hại không kém, nhưng lâu ngày mới đến.
Trước hết là, sống trong khuôn khổ một hình thức trù mật, tinh thần tập thể mới nảy nở được. Hình thức trù mật mất đi, tinh thần tập thể cũng mất. Đó là một điều vô cùng tai hại, bởi vì lúc nào quốc gia, một tập thể to lớn, vẫn còn và vẫn đòi hỏi ở người dân một ý thức tập thể mà họ đã mất.
Kế đó, sống trù mật, người dân sẽ không cô lập, sẽ dựa vào tập thể mà phát triển cá nhân. Nhờ ở sự tương trợ giáo dục tự nhiên, kinh nghiệm của người trước truyền cho người sau, ít thất lạc trong một tập thể và hợp thành truyền thống của tập thể. Sống trù mật sự tiến hóa của cá nhân không bị gián đoạn.
Sau hết, là sự liên lạc từ nhân dân lên chính quyền trung ương, cũng như từ chính quyền trung ương xuống nhân dân, sẽ thông suốt, dễ dàng, nếu nhân dân sống trong một hình thức trù mật. Các cơ sở công ích mang đến cho nhân dân những phương tiện kinh tế, xã hội hay văn hóa, để nâng cao đời sống, chỉ có thể tổ chức được trong hình thức sống trù mật. Và lẽ dĩ nhiên là nêu hình thức sống trù mật không có, thì tất cả những hậu quả trên kia đều không có. Nghĩa là không hình thức trừ mật, người dân sẽ sống lẻ lọi, truyền thống của tập thể mất lần, cá nhân không phát triển, ý thức tập thể không còn. Chính quyền đến với người dân một cách gián đoạn và người dân cũng không biết đến chính quyền.
Ngoài những dây liên lạc gia đình ra, người dân sống cô lập không còn biết xã hội và quốc gia là gì.
Những sự kiện tai hại trên đây, càng trở nên trầm trọng dưới thời Pháp thuộc, bởi vì đời sống của nhân dân không phải là mối lo âu của người thống trị.
Tình trạng xã hội của người dân đã như vậy, tất nhiên ảnh hưởng nặng nề đến mức sản xuất kinh tế bởi vì các kỹ thuật sản xuất, nhất là về nông nghiệp, lĩnh vực thiên sản chính của chúng ta, đã thô sơ, lại càng ngày càng suy đồi.
Vì vậy mà chúng ta không lấy làm lạ, khi đọc những tờ trình nghiên cứu của các chuyên viên về khả năng tăng gia sản xuất của chúng ta trong ngành nông nghiệp. Những người này ước lượng rằng, mức sản xuất ở miền Bắc có thể tăng lên ít nhất là năm mươi phần trăm, ở miền Trung ít nhất là một. trăm phần trăm, và ở miền
Con số sai biệt, giữa ba con số đánh giá khả năng tăng gia sản xuất của ba miền, chỉ do sự sai biệt giữa trình độ thủ thuật sản xuất hiện tại ở ba miền.
Những trang trên đây giúp cho chúng ta nhìn thấy rõ rằng sự chiếm cứ của chúng ta, đối với phía
Để bắt tay vào công cuộc phát triển, việc đầu tiên mà chúng ta phải thực hiện là hoàn tất công cuộc chiếm cứ nói trên, bằng cách tổ. chức lại, trên căn bản sống trù mật và tập thể, các cơ sở hạ tầng của chúng ta ở nông thôn.
Như thế thì, việc tổ chức lại các làng mạc ở phía Nam miền Trung và ở miền Nam, không phải chỉ có tác dụng quân sự, đối với sự phá quấy của du kích quân miền Bắc, mà chính là để đặt nền tảng cho công cuộc phát triển dân tộc trên mọi lĩnh vực, nhân sinh, kinh tế và văn hóa.
Đúng hơn nữa, hai tác dụng trên phải đi đôi với nhau. Nghĩa là, tác dụng quân sự, đối với sự phá quấy của du kích miền Bắc, sẽ đạt được dễ dàng hơn, nếu chúng ta đặt nó vào khuôn khổ bao quát của một công cuộc phát triển dân tộc rộng lớn. Lý do của sự kiện này là như sau đây:
Cộng Sản, nói chung toàn bộ lý thuyết và phương pháp hành động, là một phương tiện tranh đấu đã khắc phục được sự tin tưởng của các nhà lãnh đạo miền Bắc. Sự tin tưởng của họ bắt nguồn từ hai sự kiện. Trước hết là phương tiện đó đã tỏ ra có hiệu lực trong giai đoạn giải phóng quốc gia khỏi ách thực dân, bởi vì đã mang đến cho chúng ta những đồng minh quốc tế trong cuộc tranh đấu lẻ loi của mỗi quốc gia, như chúng ta đã biết. Sự kiện thứ nhì là gương phát triển của Nga Sô. Đối với hoàn cảnh của Việt
Dầu thế nào, do sự tin tưởng trên, các nhà lãnh đạo miền Bắc đã áp dụng phương pháp Cộng Sản để thực hiện công cuộc phát triển, như chúng ta đã trình bày ở phần hai, trong đó có cuộc xâm chiếm miền Nam. Vì vậy mà, biện pháp quân sự đối với họ chỉ là một phần trong một toàn bộ chương trình. Do đó những hành động của họ có những khả năng lôi cuốn được quần chúng, mà riêng những biện pháp quân sự của họ, không làm sao có được. Nói một cách khác, biện pháp quân sự của họ không thể tách rời và đứng riêng một mình, ngoài phạm vi công cuộc mà họ chủ trương.
Như vậy, để chống lại những sự phá rối của du kích quân miền Bắc thì biện pháp quân sự không thôi là không đủ. Ví dụ mà chúng ta có đánh bại họ về quân sự đi nữa, chúng ta cũng chưa thắng họ được, bởi vì lực lượng chính yếu của họ không phải là quân lực, nhưng là một toàn bộ chương trình.
Và chúng ta đã biết, chương trình đó không gì khác hơn là một công cuộc phát triển theo lối Cộng Sản.
No comments:
Post a Comment