Saturday, May 21, 2011

Nhân có người nhắc đến Trịnh Công Sơn

Rating:
Category:Other
Sau 75 tất cả giáo viên miền Nam phải đi học tập chính trị hoặc bồi dưỡng chính trị, rồi những người xuất sắc "được mời" tham dự hội "trí thức yêu nước" để phục vụ đảng cho tốt hơn. Trịnh Công Sơn ở trong số những người xuất sắc này cùng với Trịnh Cung, Hoàng Phủ Ngọc Tường (kẻ tội đồ của dân Huế).

Được "đãi ngộ" như thế không làm TCS hài lòng. Nhưng ông vẫn tiếp tục phục vụ đảng bằng những "Em nông trường ra biên giới" hay "Huyền thoại mẹ".

Năm 1987, khi chia tay tiễn nhà văn Thế Uyên Nguyễn Kim Dũng (cháu gọi Nhất Linh là bác ruột) lìa bỏ quê hương để trốn cộng sản, TCS mắng Thế Uyên là không hiểu người CS và không có ý muốn chung tay xây dựng đất nước hòa bình tươi đẹp. Bảy năm sau, Thế Uyên về Sài Gòn thăm lại bạn cũ dù người này đã chửi mình ngu và hèn thì TCS rươm rướm nước mắt: "Tôi đã sai. Anh tha lỗi." khi nhắc đến nhận xét của mình ngày tiễn Thế Uyên. Năm đó TCS đã trên 50 tuổi rồi.

Quá nửa đời người để chỉ biết rằng mình sai. Kể cũng OK.

Nhưng đến năm 61 tuổi, chết mà vẫn chưa hiểu ai đã lừa mình thì kể cũng hổ danh trí thức.

Chính vì sự im lặng của TCS trước những sai lầm của chính mình và sự im lặng của ông ta trước tội ác của cái tập đoàn ông hằng tin yêu đó mà đại đa số những người yêu nhạc TCS đều đã công khai tuyên bố rằng tôi yêu một số bài nhạc Trịnh, nhưng tôi không quan tâm đến đời tư chính trị hay tình ái của tác giả. Trong đó có tôi.

Về cá nhân, tôi nhận định về Sơn bằng chính câu nói Sơn đã từng nhận định về Thế Uyên, người thầy, cha và có lẽ cũng là bạn tôi. TCS đã để người đời thấy rằng mình là người CÓ TÂM, CÓ TÀI nhưng NGU VÀ HÈN. Tiếc rằng ông không sống đủ lâu để chứng minh rằng tôi sai mà xin lỗi ông ta.

Hồng Đức

63 comments:

Trắng Đen said...

TĐ cũng mê nhạc Trịnh nhất là dòng nhạc phản chiến , bây giờ mới thấy mình SAI khi thích cái chất PHẢN CHIẾN trong ca từ của TCS . Phải chi TCS sống đủ lâu và có được dũng khí để tuyên bố "TÔI PHẢN ĐỐI CS MIỀN BẮC GÂY RA CHIẾN TRANH NAM VIỆT NAM" , đối tượng trong dòng nhạc phản chiến TCS phải là cs miền Bắc VN .
Cũng từ những gì hiểu rõ con người TCS đã khiến tôi không còn muốn nghe nhạc TCS nữa , tôi đã đốt hết từ những quyển giai thoại TCS đến các tập nhạc .
Rất tiếc cho một thiên tài âm nhạc VN

cuong nguyen said...

nhạc sĩ TCS đi trật đường rồi!!

Hồng Đức said...

Nội cái chữ "phản chiến" là đã thấy hợp lòng người. Có ai mà thích chiến tranh! Chính đó là cái điểm tựa để CS thành công khi khai thác các nhạc sĩ miền Nam. Sau 75, CS không thể dùng những nhạc sĩ này được vì họ có TÂM, sẽ nhìn thấy nỗi đau của đồng loại và sẽ la lên. Tất cả đều thất sủng. Đám con nít bất tài vô tướng lên thay: sau 75 VN mất âm nhạc là vì vậy. Phải nghe đi nghe lại nhạc đỏ của miền Bắc. Nghe đến độ lòng người trở nên thích thấy máu đỏ. Nghe đến độ dửng dưng khi biết chuyện người vượt biên bị lừa, bị bắt, bị giết, bị hiếp..., nghe đến độ thích thú khi biết có vài kẻ giựt dọc bị bắn chết ngay giữa chợ.

Cái hay của đám cai trị VN là ở chỗ biết dùng người và khử người đúng lúc. Có điều chính chúng cũng tự hỏi không biết chừng nào thì mình bị khử.

Hồng Đức said...

Nhiều người đi trật đường, sau đó sửa lại.

Về mặt công khai, TCS chưa minh thị sửa sai. Nhưng mình vẫn có ý muốn bênh vực ông ta bằng những bài hát ông ta làm lúc cuối đời. Hy vọng mình hiểu đúng tâm trạng ông ta để có thể nghĩ khác về ông ta.

Anna Nguyen said...

Sao không nhắc mấy bài Hát trên những xác người, Đại bác ru đêm, Hát cho một người đã mất..để nói ghét TCS? Tôi cho rằng TCS đã nói lên nỗi đau cùng tận của con người trong chiến tranh, mất mát chia ly...Về ngôn ngữ ca từ của ông hay vì thế dễ đi vào lòng người..đó là tài năng. Ông sống đúng với con người của ông. Ông chẳng kêu gọi ai. Ai thích thì nghe, không thích thì thôi.
Cuộc sống của ta do ta quyết định, tại sao lại đổ lỗi cho người khác? Trước và sau 1975 gì cũng thế, nhe nhạc TCS đúng tâm trạng và phục vụ cho mình, có nghĩa là có chọn lựa. Đó là bản lĩnh của mình, trách ai?
Phạm Duy có bài "Trả lại em yêu" bi lụy quá đi chứ!
Có khác chăng vì TCS sau 1975 kêu gọi mọi người quên chiến tranh hòa hợp còn PD đi Mỹ nên trở thành yêu nước he he..
Một ngàn lần tôi vẫn thấy nhân cách của TCS cao hơn PD.

Hồng Đức said...

"Ai thích thì nghe, không thích thì thôi"

Không nói vậy được à nghen. Nó giống chuyện cởi truồng đứng núi chụp hình, ai thích xem thì xem, ai không thích thì thôi đó.

Nhân cách (personality) thì được xác định bởi những đức tính của người đó. Có những đức tính cơ bản dựa trên chúng, người ta khẳng định ai có nhân cách. Người Việt và người Tầu thường coi trọng năm đức "nhân, nghĩa, lễ, trí, tín."

La lên cho mọi người nghe điều xấu là bất nhân. Không chịu tìm hiểu là bất trí, trước sau không như nhất là bất tín, sống dưới sự đùm bọc của người ta mà phản người ta là bất nghĩa.

Đừng vì yêu cái sản phẩm mà yêu luôn người tạo ra nó. Đây là sự đánh đồng hiện tượng với bản chất.

Xét riêng từng bài hát TCS làm thì rất nhiêu khê và nhiều biện luận mâu thuẫn không tách bạch ra được. Nhưng xét chung cái phong trào phải chiến thì sẽ thấy. Trong thời buổi tuy gọi là cộng hòa đó, không phải không có "an ninh tư tưởng", muốn thoát những tay an ninh đó, các đặc công văn hóa phải lách. Và đa số họ lách được, ngay cả đặc công tình báo còn lách được, huống chi trí thức. Thế thì chung qui không thể dùng lời của một hai bài hát mà biện bạch cho TCS.

Mình vẫn đồng ý với ai đó câu "TCS rên rỉ cho quê hương". Đúng là đã rên rỉ. Và trong những tiếng rên rỉ đó loáng thoáng trách móc. Thế là đủ. Thời đó, kẽm gai, hỏa châu, đại bác là của miền Nam, oán tiếng đại bác hàm ý gì ai cũng rõ.

"Gia tài của mẹ" khơi động hận thù, kì thị ("giặc Tầu", "giặc Tây"), gọi cuộc chiến xâm lăng của ý thức hệ CS là "nội chiến", làm nhụt ý chiến đấu, làm mất chính nghĩa chống cộng, biến thành "phản chiến" đó.

"Hát trên những xác người" cũng chỉ làm cho người ta óan ghét chiến tranh chứ không chỉ ra đựơc dù trong lờ mờ ai là kẻ thủ ác. Trong giai đoạn đó, dân Bắc nhất lòng nhất trí tiến chiếm miền Nam, mà rên rỉ để người Nam oán ghét chiến tranh thì ý đồ là gì. Nó giống kiểu "Ôi con ơi là con ơi, sao con lại đánh nhau với nó để ra nông nỗi này" khi đứa con mình vì đánh nhau với ăn cướp mà bị thương. Lần sau cướp đến thì cứ để nó cướp, đừng có đánh nhau.

Đừng nhắc thì thôi!

Và sao bác Linalol lại đưa Phạm Duy vào đây? Tôi có câu nào phê phán ông ta ở đây đâu.

Nhưng đã thế thì xin nhắc lại suy tư của mình về văn nghệ sĩ nói chung: Có thể họ có tài, nhưng chưa chắc họ có đức (vì nếu thế họ thành lãnh tụ tinh thần mất rồi). Tài của họ cống hiến cho xã hội đã được xã hội trả sòng phẳng bằng tài chánh, danh vọng và tự mãn cho bản thân họ. Thế nên bất kỳ thành viên xã hội nào cũng có quyền thụ hưởng tài của họ mà không cần gắn thêm cái sự ngưỡng mộ và thần tượng hóa như đa số vẫn vướng vào.

Còn về chính trị trong văn nghệ: Ai dùng được thì người ta tung hô ca ngợi, hết dùng được thì lơ đi. Không có lợi cho người ta thì người ta chửi. Chính trị là thế.

Thế nên, trên diễn đàn nửa chính trị nửa văn hóa này, dám nói câu "tôi yêu nhạc Trịnh" đã là dũng cảm lắm rồi đó.

Tội của vĩ nhân của nhiều người (ông Hồ) tôi còn không tha, huống hồ ai đó tép riu so với ông ấy. Nhưng một khi tôi nêu suy nghĩ về TCS tức là tôi còn tôn trọng cái gì đó nơi anh ta.

Anna Nguyen said...

Hoàn toàn đồng ý.
Một con người ai cũng có tốt, có xấu. Đối với con người ông ấy, không quan tâm lắm!
Nhạc ông ấy thì thích có chọn lọc, vậy thôi.
Chẳng biết mìn claymor của ai, lựu đạn của ai, pháo kích vào thành phố thì bằng đạn gì? Mình soi qua kính vậy e không ổn. Có ai soi mình đâu?
TCS rên rỉ đúng, ru ngủ đúng, bi lụy cũng có chổ đúng. Mà hình như cả miền Nam đều chung tính cách đó. Do đó mới gọi nhạc miền Nam là nhạc vàng. Vậy thì cái ta cần dạy cho thế hệ trẻ khiếu thẩm mỹ khi thưởng thức và chọn lọc, trách cứ bươi móc cá nhân làm gì?
Hi hi,,ông ấy là người Minh Hương nữa đó! vậy thì tâm tư đối với quê hương VN có hoàn toàn giống người Việt không hay đã ẩn chứa một nỗi buồn ly hương trong sâu thẳm?

Hồng Đức said...

Nhận định này không ổn.

Âm nhạc Việt cho đến giờ vẫn chỉ dừng lại ở dạng "story telling" tức là phần lời là chính, còn giai điệu, tiết tấu và hòa âm vẫn còn ở dạng đơn giản và bắt chước. Nhạc điệu của nhạc vàng quả thực là êm ả, nhưng đừng nói "ru ngủ" kiểu cán bộ CS. Nó chỉ phản ảnh dân tộc tính của ta vốn tiềm tàng trong dân ca (có bài dân ca nào "hào hùng" không nhỉ). Đặc trưng nhạc Việt phải là như vậy, còn nếu muốn nó khác thì phải khác thế nào chứ đừng bắt chước thằng Tầu hay thuần túy thằng Tây kiểu các nhạc sĩ bắc Việt. Thấy rõ loại bắt chước đó chỉ có chết. Chết hẳn rồi đó, ai nghe nữa đâu. Còn nhạc vàng nếu nó có nhược điểm, sao vẫn tồn tại đến giờ và thanh niên vẫn thích nghe.

Thế thì, nhạc điệu của miền Nam có chung một đặc điểm là mềm mại, uyển chuyển, thấm đậm tính dân ca, chứ không phải lời ca miền Nam nói chung là bi lụy, ru ngủ. Hãy xét lời của Trần Thiện Thanh, của Lam Phương, Duy Khánh, Lê Minh Bằng, Anh Việt Thu, Y Vân, Phạm Mạnh Cương, Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên, Cung Tiến, Phạm Duy và nhiều nhiều nữa.... có ai có những lời úp úp mở mở chống chiến tranh đâu. Mà trái lại, lời ca của họ thanh thoát, tự nhiên, hướng người nghe đến những tình cảm tích cực trong sáng: yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu nước, đạo hiếu, tình cha con, mẹ con, chưa nói đến những lời ca tuyệt đối mang tính giáo dục của những Hùng Lân, Hoàng Quý hay kêu gọi trách nhiệm công dân như của các nhóm du ca.

Chúng ta nên nghe nhiều hơn và để ý nhiều hơn nữa để thấy một chút gì đó về sự khác biệt trong các loại kể chuyện bằng nhạc của VN. Và để tránh bị xỏ mũi trong những nhận xét về thứ nghệ thuật rất khó chịu này. (Nói nó khó chịu vì nó chính là thứ mà các vĩ nhân thường đề cập đến để xác định tính khí một dân tộc. Và nhận định về nó thì ai cũng có thể nói huyên thuyên cả ngày trời, còn những nhà lý luận phê bình âm nhạc của ta lại thường rất dốt về thực hành âm nhạc -- không chơi được một bài ra hồn trên bất kỳ nhạc cụ nào. Nói thế cũng tội, quả tình có vài bậc thầy về lý luận phê bình âm nhạc, nhưng họ đã tịnh khẩu lâu rồi.)

Hồng Đức said...

Đó chính là mục đích của việc đào tạo ra một loạt giáo viên âm nhạc cho trường cấp II hồi 1980 ở Sài Gòn. Tiếc rằng ngay chính người tạo ra chương trình đào tạo này cũng không biết mục tiêu của chương trình là như vậy, hoặc ít ra thì ông ta đã không nhắc giáo sinh nhạc họa là như vậy.

Muốn thưởng thức âm nhạc mà không bị bản năng thấp kém lôi kéo (như giậm giựt, kích động, ảo não, ru ngủ, phản kháng, gợi dục...) hoặc chỉ biết thưởng thức lời mà không phân biệt giai điệu đẹp xấu, cần phải được học nhạc một cách nghiêm túc. Điều này chỉ khả thi ở một xã hội sung túc về tài chính. California đang bỏ các giờ học nhạc ở trường phổ thông rồi, vì thiếu kinh phí. Việt Nam chưa làm được đâu. Các em phải tự học thôi. Như tôi chẳng hạn, dù thực ra cũng được học 2 năm ở Đệ Thất và Đệ Lục.

Tuy nhiên nếu có vài giờ Mỹ Học Mác Lê ở cấp 3 chắc cũng đủ đấy. Ha ha. Nghệ thuật vị nhân sinh, mà nhân sinh là chính trị, mà chính trị là đảng, thế nên NGHỆ THUẬT PHẢI PHỤC VỤ ĐẢNG.

Trắng Đen said...

TCS là nhạc sĩ có tên tuổi trong làng nhạc VN , vậy ông là người của công chúng mà đã là người của công chúng ta có quyền NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ . Nói đến TCS thì chúng ta có thể tách ra 2 vấn đề : ĐỨC và TÀI

1/ XÉT VỀ CÁI ĐỨC :
- BẢN CHẤT HÈN : TCS là thằng trốn lính , trốn chui trốn nhũi từ nằm mái nhà đến ngồi trong lu khạp , trong khi biết bao người cùng lứa tuổi TCS đã cằ súng bảo vệ miền Nam VN trước cuộc xâm lược cs miền Bắc . Cái này phải gọi là gì ? HÈN .
- VÔ LIÊM SĨ : Trước 1975 trốn chui nhũi đến sống để sáng tác . Ngay trưa ngày 30-4 thề hiện một chút lập công bằng cách chạy ra đài truyền thanh hát bài "Nốii vòng tay lớn" . Sau 1975 sáng tác một vài bài hát nịnh bợ để hy vọng còn được sử dụng . TCS có dám nói lên nổi đau của người đi kinh tế mới - Người tù bị cs tù đày - Người miền nam bị nghèo khổ do cs dùng sách lược đổi tiền để bần cùng người miền Nam ... Ăn bo bo thấy mẹ sao không sáng tác "ĐẢNG ĐÃ CHO TA NHIỀU BỮA BO BO" , "ĐẢNG CHO TA NHÀ NGÓI HÓA NHÀ TRANH" , Tại sao TCS không dám lên tiếng bằng ca từ của mình như trước 1975 ? Không kêu gào dùm dân miền Nam đi ?
- BẤT NGHĨA BẤT TRUNG : Cái tri thức TCS từ đâu mà có ? Từ nền giáo dục của cs miền Bắc ? Nếu TCS sống ngoài bắc thì TCS có là một nhạc sĩ nổi tiếng hay không ?
- BẤT NHÂN : Đã trốn đi lính , trốn trách nhiệm - bổn phận là trai cằm súng bảo vệ tổ quốc trong khi biết bao người phải hy sinh bảo vệ họa xâm lược của cs miền Bắc . Trốn sau đống máu xương của người miền Nam để sáng tác "Hát trên những xác người 1 - 2" , đêm tối thì nệm ấp , chăn êm mới nghe "Đại bác ru đêm" , có rãnh rang ngồi đọc báo mới biết tin "Người chết hai lần" . Phá bỏ đống máu xương của anh em bảovệ tố quốc , cố giữ miền nam không bị rơi vào tay cs bằng những tiếng kêu gào dân miền Nam thôi đừng chiến tranh nữa , mẹ kiếp ! Sao không kêu gào miền Bắc DỪNG NGAY HÀNH ĐỘNG XÂM LƯỢC đi ! hành động GIÚP GIÁO CHO GIẶC của TCS phải gọi là gì ? ĂN CƠM QUỐC GIA THỜ MA CÔNG SẢN .

2/ XÉT VỀ CÁI TÀI :
- TCS đã tạo một gu âm nhạc , giai điệu , âm thức cho riêng mình . Nghe là không thể lẫn với nhạc sĩ khác . VN có được mấy người nhạc sĩ làm như vậy ? Rất ít : Dương Thiệu Tước - Lưu Hữu Phước - Phạm Duy - Trần Thiện Thanh - Hoàng Thi Thơ - Nguyễn Đức Quang - Nguyễn Quyết Thắng ....
- TCS cũng có khá nhiền bài hát để đời : Nối vòng tay lớn , Diễm xưa , Hạ trắng , Một cõi đi về ....
- TCS đã tạo cho mình 2 thể loại nhạc rõ nét : Tình ca và Phản chiến .
- TCS có tài làm nhục chí chiến đấu chống quân xâm lược và phản ứng ngược với những người bị xâm lược ... KHÔN NHÀ DẠI CHỢ
Nhưng cái tài của TCS có chổ nào để gọi là PHỤC VỤ ĐẤT NƯỚC không ? hay chỉ cốt phá bỏ cái đất nước đã nuôi mình khôn lớn , Giúp kẻ xâm lược . Như vậy suy ra TCS cốt sao làm cho mình nổi tiếng và sống sót trong mọi hoàn cảnh .

Nếu cần xét lại thì ta thử làm một chút so sánh :
"Nối vòng tay lớn" thể hiện đặc trưng TCS - "Việt Nam quê hương ngạo nghễ" thể hiện đặc trưng của cố nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang

Từ những nhận xét trên đã khiến tôi mạnh dạn đem tất cả những gì liên quan đến TCS ra đốt mà trước đó nó là một thứ tôi rất yêu quý , co 1thể nói là khi tôi chơi guitar thì gần nhưng đa phần là chơi nhạc Trịnh . Bây giờ thì không , KẺ BẤT NHÂN - BẤT NGHĨA - BẤT TRUNG - VÔ LIÊM SĨ CÓ THỂ LÀ THẦN TƯỢNG HAY SAO ?

Anna Nguyen said...

Đương nhiên là bài: Việt Nam quê hương ngạo nghễ hay hơn , hào hùng hơn , tích cực hơn.

Anna Nguyen said...

Vậy thì xem lại ngày xưa ai đã lăng xê nhạc TCS? Trong khi chính quyền thì không ủng hộ? Có phải do tính cách tự do cá nhân quá được đề cao? Thanh niên muốn thể hiện quyền tự lựa chọn của mình?

Anna Nguyen said...

Tôi nói nhận định của cá nhân tôi thôi mà.

Hồng Đức said...

Đó chính là một đặc trưng và nhược điểm của tự do quá trớn. Thời đó là thời đệ nhị Cộng Hòa, thời của hỗn quân hỗn quan. Chứ phải thời đệ nhất thì không đến nỗi.

Chính vì thế, khi ông Diệm bị giết, HCM và đồng đảng đã vui mừng khôn xiết.

Trắng Đen said...

- Việt công nằm vùng lăng xê TCS bắt đầu từ bài "Nối vòng tay lớn" , cs mượn bài này để cho thế giới biết khát vọng thống nhất của dân miền Nam nói riêng và cả dân tộc nói chung . CS cố gắng lăng xê các bài nhạc phản chiến của TCS dựa vào nền Dân Chủ - Tư Do của miền nam VN .
- Tuổi trẻ mù mờ về cuộc nội chiến Nam - Bắc đã ủng hộ lăng xê nhạc và con người TCS với sự trợ giúp tích cực từ phía cs miền Bắc ( chỉ đạo ) và bọn Việt công nằm vùng ( thực hiện ) . Nhạc Trịnh hưng thịnh từ những cuộc biểu tình của sinh viên - học sinh , từ những đêm không ngủ , từ những buổi tuyệt thực của giới trẻ với bàn tay lông lá của cs Bắc Việt điều khiển . Đúng là miền Nam bị quả báo , bây giờ tuổi trẻ VN có dám biều tình đòi tàu chó trả đất biên giới , trả biền đảo không ? Bây giờ đã rõ chính thể nào là chính nghĩa , chính thể nào là ngụy ( nói và làm hoàn toàn khác nhau , lấy lừa bịp để cai trị ... )
- TCS được công chúng biết đến từ những đêm nhạc TCS ở Đàlạt với giọng ca của chị Khánh Ly và bài khởi đầu tạo tiếng vang cho TCS là bài "Diễm Xưa"

Anna Nguyen said...

Đã nói là hình như mà! Bởi vì giữa mượt mà, êm dịu tới yếu mềm có vẻ không xa bao nhiêu? Trong cách biểu diễn của một số ca sĩ...( tự liên hệ) cũng thế!

chac kadao said...

Nhac TCS la thuoc phien cua tam hon
co gi la hay
Mien nam viet nam mat nuoc vi nghe nhac phan chien TCS
Cong San dung TCS de ru ngu dan chung

Hồng Đức said...

Cảm ơn bác Trắng Đen. Hòan toàn đồng ý với bác về mặt lý luận và dẫn chứng. Và đồng cảm với bác về việc đốt bỏ và tuyệt giao với thứ độc dược đó. Mình cũng từng trải qua, mình hiểu.

Trắng Đen said...

Mình rất hối hận vì chính mình cũng đã ủng hộ cái nhạc phản chiến đó , ủng hộ cái thứ thuốc phiện ru ngủ tinh thần đấu tranh chống cs xâm lược đó ...
Trong những đêm lửa dặm đường mìnhcũng hay đàn và hát bài nối vòng tay lớn , ấu trĩ hơn là có những lúc mình tỏ ra hạnh diện là một tay chơi nhạc Trịnh tương đối khá ...
Chắc bác và các bạn cũng còn nhớ bài hát "Bài ca học trò" của anh Nguyễn Quyết Thắng ( Du Ca ) , bây giờ anh đã không bao giờ nhắc tới bài này nữa . Có lần TĐ nhờ anh Quang ( Nguyễn Đức Quang ) xin anh Thắng bài nhạc này , nhưng anh Quang nói với mình là thôi quên đi , anh Thắng không lưu bài đó nữa ... Vậy là hiểu .
Khi châm lửa đốt , nhìn ngọn lửa thiêu đốt dần những tập nhạc TCS mà TĐ lưu trữ từ trước 1975 những thứ mà khi có nó TĐ rất vui mừng , hí hững , thấy thật xót xa , nghe đau đau pha lẫn chút buồn . Nhưng TĐ tự nhũ "Phải phân định rõ TRẮNG và ĐEN" . Un point final ..

phonphi han said...

Bài của Liên Thành
Trưởng Ban An Ninh Tình Báo Thừa Thiên-Huế

Mời bác hongdwc và các bạn xem tài liệu sau đây, tuy có dài, chịu khó đọc,theo đó ta biết rõ hơn về bộ mặt thật của TCS.
http://canlearn.wordpress.com/2009/05/28/trinhcongson-2/

Hồng Đức said...

Cảm ơn Phongphihan. Mình đã đọc.

Thực ra, lòng mình vẫn không rõ Trắng Đen như bác Trắng Đen được về cái con người này. Vì tất cả những gì liên quan đến con người ấy đều xám, chỗ đậm chỗ lợt, nhưng xám. Và mình muốn cho thế hệ đàn em thấy được những chỗ xám đậm lợt khác nhau đó mà nhận định cho riêng họ. Thế nên phải phân tích rạch ròi từng đức tính một nơi con người ông ta là như vậy.

Đọc Liên Thành với một niềm tin yêu vào TCS mà không biết biện chứng thì sẽ cho rằng Liên Thành bịa chuyện, tụi trẻ không tin đâu. Phải hiểu rõ tính cách của TCS thông qua cách nhìn của chân thiện mỹ, sau đó mới dám tin các sự kiện trong bài của LT.

Mà Phongphihan cũng hay thiệt. Đợi đến khi ra môn ra khoai rồi mới giới thiệu LT để bổ túc suy nghĩ cho độc giả bằng những chứng cứ.

bac pham said...

Tôi cũng thế, ngày xưa ghét CS nhưnh chỉ biết ghét vì được học qua ca mẹ, qua sách vở thôi. 75 vô thì ghét hơn tý nữa ví bị đi tù. Nhưng bây giờ thì quả thật tởm, thù,và hãy cứ nghĩ đến những chữ nào xấu xa nhất để hiểu lòng tôi với chính thể ấy, khi quả thật, nếu nhin thật công tâm thì đúng là chúng đang đua cả nước xuống hố. Có xã hội nào mà non nửa nước nếu là nữ đều tự động xung phong đi làm gái (bằng nhiều hình thức) không? Có xã hội nào mà bắt bỏ tù các em học sinh vì bị thằng hiệu trưởng, thằng đầu tỉnh hiếp dâm không? Có chính quyền nào ngu và dốt, ác và hèn hơn được mười mấy thằng mặt dày hiện nay không? Bởi thế những thằng trí thức như Nguyễn Đình Liêm, nhập nhằng trí thức như Nguyễn khoa thái Anh, khi thấy bài chúng viết là tôi lộn mửa; hay những tên văn nghệ xỏ lá như Phạm Duy, TCS, dù tôi thật tiếc tài, dù tôi thật tiếc nhiều và nhiều lắm những bản nhạc họ sáng tác, tôi vẫn đành ngậm ngùi mà chôn chúng đi vậy. Tôi yêu hết mọi người Việt vì họ là hình ảnh cũa chính tôi. Nhưng xin lỗi, chớ có ông, bà nào mà dại dột ca tụng CS trước mặt tôi, dù khi ấy tôi đang du lịch ở VN, chết bỏ tôi cũng phải tranh cãi đến cùng. Cũng may chưa lần nào gặp thằng/con Viẹt cộng nòi cả. Tóm tắt CS là quái thai, mà quái thai thì hoặc phải chôn, hoặc phải hủy diệt nó ngay.

quynhtien40 nguyen said...

Những ngày đầu tiên trong chế độ cộng sản. Click vào để nghe


Hồi Ký Kale tập 04 click
here


http://motgoctroi.com/HoiKy/KH_KALE/HK_caitao_KaLe.htm

Trắng Đen said...

Cám ơn những tập hồi ký của KALE và sự giới thiệu của Ntqt

Anna Nguyen said...

Dù sao thì ở trong nước nghe nhạc TCS tai đỡ nhức hơn, tim đỡ mệt hơn, đôi khi thấy một chút thư giãn, đôi khi thấy một chút ấm lòng, một hoài niệm về tháng ngày cũ..Vậy đó, nên từ bác đạp xích lô, chị bán vé số, em học sinh, đến anh công nhân đều có thể nghe nhạc tình TCS. Mấy bài phản chiến của TCS bây giờ không được hát, nhạc về Mậu Thân không hát..chỉ có nhạc tình tồn tại mà thôi.
Giá trị một tác phẩm có tính tương đối đối với từng con người cụ thể, trong một giai đoạn cụ thể nào đó, và có thể chưa hẳn là giá trị phổ quát.
Tình cảm của người dân trong nước đối với TCS là có thật, được thể hiện rõ kể từ ngày TCS và đám tang sau đó. Có lẽ sau 1975 chưa có 1 đám tang nào được tiễn đưa đông như thế. Chưa có một ông to bà lớn nào được tiễn đưa như thế . Sau này nhiều người đã lợi dụng tình cảm ấy cho những ý đồ riêng!
Cũng đừng quá xem trọng những gì viết và in trên báo chí. Một nửa sự thật không phải là sự thật.

Hồng Đức said...

Sao mình cứ thích "chộp" bác Lina này quá. He he.

"Tình cảm của người dân trong nước đối với TCS là có thật, được thể hiện qua đám tang."

Vì câu này chính xác, nên mình chộp lấy nó, mượn nó mà nghĩ.

Cho nên suy ra tình cảm của thanh niên trong nước đối với Michael Jackson cũng là có thật, thể hiện qua cuộc thắp nến khóc lóc ở Hà Nội. Và tình cảm cũng như sự thần thánh hóa ông HCM của toàn dân VN là có thật, thể hiện qua việc tất cả những gì của ông ta vẫn tồn tại một cách quái đản ở trong nước.

CHỈ HƯỚNG CHO DƯ LUẬN CÁC BẠN ƠI. Nhiệm vụ của chúng ta đó. KHI BÓNG TỐI BAO TRÙM THÌ XIN MỖI NGƯỜI HÃY LÀ MỘT NGỌN NẾN. Hãy can đảm để vượt qua ù lì chậm chạp của bản thân, vượt qua những đánh giá một chiều của xã hội, và vượt qua định kiến cái gì nhiều người nói thì đúng.

Thực tình, mình chỉ muốn mượn người nhạc sĩ xấu số này để chỉ ra cái vấn nạn về một con người "lớn hơn", "vĩ đại nhất VN" là Hồ Chí Minh mà thôi.

Chỉ một huyền thoại TCS người ta còn không vượt qua được, nói chi đến huyền thoại HCM. Thái độ đúng đắn của chúng ta về HCM sẽ chỉ có được nếu như thái độ về những con người bình thường, về những vấn đề bình thường của chúng ta đã đúng đắn rồi.

Một nửa sự thật trên báo chí chống cộng, cộng với (trừ đi) tất cả những dối trá có tính toán của báo chí đảng sẽ cho chúng ta sự tương phản để xác định trên một bức tranh toàn xám. Bài toán cộng trừ này nói thì đơn giản nhưng không phải chuyện đang giỡn. Nhỉ.

Anna Nguyen said...

Hai vấn đề khác nhau, không thể gộp lại hoặc nhân lên như vậy.
1. Một bên cảm thụ theo nghệ thuật, tình cảm. Một bên cảm nhận bởi lý tưởng, nhân cách ( nói một cách chung chung, riêng đối với dân miền Nam thì có lẽ đa phần xa lạ không biết.)
2. Một bên tự nguyện nghe và nghe nhiều lần, một bên được nghe và được lập lại mỗi ngày.
3. Một bên nghe với sự thoải mái, tự nhiên, một bên nghe với sự nặng nề vì phải đọc, tìm tòi, tư duy và có khi buộc phải nghe.
4. Một bên không có một nhóm người nhân danh, một bên có một nhóm người nhân danh hành động...
Còn quá nhiều khác biệt. Tuy nhiên, khi nói về một nhân vật lich sử, những thái độ cần tránh đối với người tuyên truyền là:
- Tránh tô hồng, đánh bóng quá.
- Tránh bôi đen kèm những lời miệt thị phản cảm.
- Chẳng có gì phản tác dụng hơn là khi nhân danh một thần tượng để làm những điều ngược với những điều gọi là tâm huyết của thần tượng. Việc này nảy sinh ra hai vấn đề:
a/ Tôi đang sống với anh, tôi đang đối thoại với anh chứ tôi không sống bằng dĩ vãng!
b/ Tôi hoài nghi những điều anh nói với tôi, vì hóa ra điều anh làm khác điều anh cho là lý tưởng.
- Ngược lại, cũng chẳng có gì phản tác dung hơn là khi bôi bác, hạ bệ người khác mà bản thân mình lại bộc lộ những khuyết điểm tệ hại hơn những điều ta đưa ra để bôi đen người khác.

Một khi thấy những điều ta đưa ra gọi là tâm huyết mà không thấy sự đồng thanh hưởng ứng thì phải xem, phải tự vấn lại mình. Vì lẽ gì? Điều trước hết để người khác có thể nghe mình đó là phải thể hiện một sự vô tư, trong sáng và vì chân lý.

bac pham said...

"Một khi thấy những điều ta đưa ra gọi là tâm huyết mà không thấy sự đồng thanh hưởng ứng thì phải xem, phải tự vấn lại mình. Vì lẽ gì? Điều trước hết để người khác có thể nghe mình đó là phải thể hiện một sự vô tư, trong sáng và vì chân lý."

Đồng ý và đồng ý. Nhưng có nhẹ nhàng hơn không khi tranh cãi. chúng ta sẽ chỉ nêu lên quan điểm mình ở vấn đề nào đó và sẽ nói với nhau, "Thối, ngừng ở đây nhé", khi thấy rằng sẽ chẳng bao giờ đi đến sự đồng thuận. Về TCS, tài thì khó ai nói khác, tâm thì cũng đã được thể hiện rõ. Nhưng TCS đã không dám thể hiện tâm mình dưới chế độ CS, ông đã hèn. Vậy thì với người quốc gia, họ nhìn TCS như kẻ có tội, họ sẽ chôn nhạc Trịnh theo ông ta. Với người lớn sau 75, hoặc với người CS, TCS có thể tha thứ được và họ sẽ chỉ nhìn ông dưới ánh mắt của những ngươòi yêu văn nghệ, hoặc với người CS, kẻ đã làm lợi cho họ.

Trắng Đen said...

1/ "- Tránh bôi đen kèm những lời miệt thị phản cảm." ...
TĐ có 2 ý cho câu này .
- Con người đen thì nói đen , không thể nói khác đi được nhất là chuyển đen thành trắng - hồng ... người quốc gia VNCh khác với cs ít nhất là điểm này .
- Lòng căm thù bọn người đã đưa đất nước đến tình trạng như hôm nay không có sự miệt thị , miệt thị chỉ dùng cho hàng tôm hàng cá . Bọn phá hại đất nước chỉ có những ngôn từ nói thẳng mặt , nói toạt móng heo , nghe ra rất nặng nề nhưng không thô tục ( tùy cá tánh từng người : Nguội tánh thì nhẹ nhàng , nóng tánh thì nặng nề )

"- Chẳng có gì phản tác dụng hơn là khi nhân danh một thần tượng để làm những điều ngược với những điều gọi là tâm huyết của thần tượng."
- Đã là thần tượng thì không ai đi đánh đổ thần tượng , nên phân biệt cho rõ ranh giới giữa thần tượng và kẻ hèn - Lúc chưa hiểu và khi đã hiểu rõ . Điều tâm huyết của thần tượng vì mục đích chung hay riêng ? Nếu vì cái riêng vẫn phải đi theo cái riêng của cá nhân đó hay sao ? nó làm bậy mình không được đi ngược lại nó sao ? cs VN bán nước đó là tâm huyết của cs VN , làm người VN không được đi ngược cái tâm huyết đó .
- Kính - trọng người tài đức là học theo cái đúng của họ khác với thần tượng chỉ cần tôn sùng , sùng bái .
- Thích nhạc TCS và thích con người TCS khác nhau hoàn toàn , trước đây tôi chỉ thích nhạc TCS , cái giai điệu , tiết tấu nhạc riêng TCS và cả ca từ ... nhưng sau khi hiểu rõ con người TCS thì chính ca từ nhạc TCS đã phần nào nói lên bản chất con người TCS , đó là lý do tại sao tôi phải bỏ hẳng nhạc TCS ra , còn chơi nhạc là còn phải nhớ ca từ .

Anna Nguyen said...

Rất đồng ý với ý kiến của daytodan.
Phần ý kiến tôi nêu trên, không phải nói về một cá nhân ai đâu. Tôi chỉ muốn nêu một kinh nghiệm chung chung thôi.
Đôi khi ngay chuyện phân tích chân lý thôi cũng đã gây khó chịu rồi chứ đừng nói đến thay đổi. Ví dụ, vợ nói chuyện phải trái với chồng, chưa chắc nói đúng mà chồng nghe.
Theo tôi, ở TCS vẫn có cái gì ngụy biện không thật, khi tôi biết được TCS trốn lính. Nhưng đối với người khác đó cũng là một điểm son được khai thác.
Tôi chỉ nghe một số bài nhạc và không quan tâm tư cách của ông ta.

Anna Nguyen said...

Đã gọi là điều tâm huyết chung mà lại vì mục đích riêng thì còn gì đáng gọi là lý tưởng chung để theo hả bạn?

Vì thế tôi mới nói cái sự cảm thụ nó còn tùy nơi, tùy lúc và tùy tâm trạng nữa!
Rõ ràng khi bạn không nghe nhạc TCS, bạn có một loại hình giải trí khác hoặc một loại nhạc khác thay thế.
Trường hợp người không có khả năng thay thế thì sao? Hi hi...Tạm biệt, tôi đi làm việc đây.

bac pham said...

Tôi cũng xếp hàng phía bác TĐ, chỉ có điều tôi thấy chuyện tranh cãi sẽ vô bổ khi ta đã nêu lý do mình và bên kia cũng thế mà chẳng dẫn đến kết qủa gì. TCS có nhiệt huyết và lý tưởng của ông ta (phản chiến, ghét Mỹ) và nhac ông đã nói lên điều đó bởi chế độ Cộng Hòa không làm gì được TCS, khi chưa có được chứng cớ TCS là cộng sản. Bởi khi ấy miền Nam chúng ta có luật và luật được bảo vệ bởi các nhà Lập và Tư pháp. Hành pháp đã ngậm ngùi bó tay. Tôi yêu chế độ cũ của ta vì thế, và tôi khinh TCS vi thế, hùng hổ lợi dụng sự tự do ấy để phá hoại nó và câm miệng cúi đầu chịu mất chính tự do sáng tác, tự do nói lên lòng mình khi bị sự đe dọa của 1 chính thể bất tuân Luật và Hiến pháp của quốc gia mình. TCS đã có tội với lẽ phải và đã có tội khi câm nín và khuất phục để đồng lõa với tội ác. Ngày trước 75 với người trẻ như tôi, TCS phần nào đã nói được lòng tôi về cuộc chiến không cần thiết ấy. Dĩ nhiên ta đều hiểu cuộc chiến vô lý ấy được dựng nên bởi bọn ác thú CS. Đến khi chúng ta thua, TCS hồ hởi hợp tác với đám quỷ đỏ thời gian đầu, để rồi võ mộng và hèn nhát buông xuôi cả lý tưởng của mình, để xếp hàng với bầy cừu. Từ đó, TCS đã không dám có lấy 1 bản nhạc để nói lên sự bất mãn của mình với chế dộ phi nhân này như ông ta đã hăng say làm để bày tõ lòng mình bằng biết bao nhạc phẩm với chế độ cũ của chúng ta. Tôi đã yêu nhạc TCS 1 thời gian rất dài, tôi đã lầm, đã ngây thơ như những người Tự Do đã ngây thơ. Và tôi đã quyết chôn nhạc TCS khi đã thấy được và hiểu được cái Tâm bé nhỏ, tội nghiệp, đáng khinh của ông ta khi người Tự Do như chúng ta đã hiểu đươc để không còn bị lừa nữa. Làm sao còn có thể yêu được nữa khi lòng mình đã khinh? Làm sao có thể tha thứ được với loại người hai mặt ấy? Có phải rõ ràng TCS đã dùng chữ Tâm của mình với lòng vị kỷ, nhỏ nhen?
Có phải TCS đã quyết tử với khoan dung và quyết quỳ gối trước bạo lực? Có nên hỏi như thế không, các bạn?

Anna Nguyen said...

Mỗi người một quan điểm mà! Chúng ta thống nhất là nhạc TCS hay về ca từ, âm điệu. Bạn cho là giả dối nên không nghe nữa. Tôi không quan tâm chuyên tư cách mà đó là một hoài niệm, một thói quen không thay thế nên tôi vẫn nghe nhạc còn con người ông ta thế nào, ông yêu nước ra sao tôi không quan tâm. Đó là sự khác biệt, như tôi đã nói từ đầu thích thì nghe, không thích thì thôi. Tôi vẫn tự hát hoặc tự nghe ngay từ sau 1975 các tác phẩm mà tôi đã từng nghe..Chẳng ai có thể ngăn cản tôi..Những bài sau 1975, một số bài thấy hay, tôi vẫn nghe..nhe chọn lọc..Không phân biệt
Tôi muốn giải thích để bạn hiểu thêm tại sao nhiều người trong nước vẫn yêu , vẫn thích nhạc TCS mà thôi. Điều quan trọng là đừng như ai đó, cứ không giống mình là bị chụp ngay một cái mũ to tổ chang !
Giữa lời nói ra và tâm tưởng trong đầu có thể vẫn có một khoảng cách đó...Nhiều thực tế chứng minh như vậy.

Anna Nguyen said...

Có lẽ ai cũng có lúc tự trong tâm tư phải run sợ trước bạo lực! Tôi nghĩ như vậy.
Nhưng cái đáng sợ hơn là sự bủa vây trong hoang mang cô đơn. Chuyện mẹ của Mạnh Tử vẫn là một câu chuyện có giá tri.

bac pham said...

Linalol,
Tôi tôn trọng ý kiến bạn mà, tôi chỉ nói lên quan điểm mình thôi. Dău phải không đồng ý quan điểm nhau thì không làm bạn được, trừ quan điểm về Cộng Sản. Đồng ý? TCS không phải là CS, TCS chỉ hèn với CS và hùng hổ với chính thể Cộng Hòa thôi. Vì thế tôi không chống lại ai thích TCS, tôi chỉ không đồng ý rằng việc làm ấy là đúng thôi. Đồng ý?

bac pham said...

Linalol,

Giữa 3 người bạn thật thân với nhau, vì người thứ 1 làm 1 điều thật xấu với kẻ thứ 5 (kẻ tốt) để bênh vực cho kẻ thứ 6 (đứa xấu), thì người thứ 2 và người thứ 3 đều đồng ý là bạn mình, người thứ 1 đã sai. Chỉ khác là người thứ 2 không muốn chơi với anh thứ 1 nữa khi anh này lờ tịt không 1 lời xin lỗi người thứ 5, dù anh biết và nhận rõ, sau đó, anh vì ngây thơ đã làm tan nát sự nghiệp cuộc đời của người này để bênh vực cho kẻ thứ 6, đứa tàn ác và vô lương tri. Người thứ 3, ngược lại vẫn cố nhìn những điểm tốt (ở đây là những nhạc phẩm hay của TCS) của người thứ 1 để tha thứ và vẫn làm bạn của anh ta. Đúng hay sai phải chăng là một làn ranh không định nét của suy luận từ tâm hồn của mỗi cá nhân? Nếu vì điều này mà người thứ 2 và người thứ 3 không thể làm bạn nữa thì riêng với suy nghĩ mình, tôi cho đó là 1 sự đáng tiếc, rất đáng buồn, đáng trách, vì họ đã phải hiểu nhau thế nào trước khi làm bạn thân của nhau. Cớ gì vì 1 chuyện vô can, 1 chuyện mà khi cả 2 đều đã đồng ý với điều đúng và sai khi nhìn 1 cách khách quan, lại không nhìn mặt nhau nữa? Đúng không, Linalol?

Hồng Đức said...

I can du.

Cho mình xin. Xin là vì có lẽ chúng ta quên mất hiện nay, tuy cùng viết chữ Việt, nhưng có 2 cách diễn ý.

Những người đã ra khỏi nước, hấp thụ văn minh tự do, sẽ có cách nói ráo riết, thẳng thừng và thường đòi hỏi người đối thoại cũng xử lý vấn đề thẳng như thế.

Những người còn ở lại trong nước, dù muốn tự do cũng không được, nên có cách viết "lách". Lách là vì còn phải sợ. (Chỉ kẻ ngu mới không biết sợ tụi nó.) Thế nên thường không diễn được hết ý của mình và thường không đáp ứng được đòi hỏi công lý của người ngoài nước.

Riết rồi trở nên giống như đối nghịch nhau.

Mâu thuẫn loại này đã từng là mâu thuẫn khiến Mỹ tìm cách hại Tổng Thống Ngô Đình Diệm. (Mâu thuẫn trong định nghĩa và thực thi dân chủ.)

Cho mình xin lỗi vì đã mở thread này. Đúng là chuyện chưa nên nói trong thời gian này.

bac pham said...

Có gì mà phải can, ông chủ Blog? Tự do, Dân chủ là đồng ý để bàn luận, mổ xẻ, mong tìm điểm giữa để gặp nhau mà. Tốt quá đi chứ, sao lại hối hân?

Hồng Đức said...

Ủa, mà đọc đi đọc lại thấy mọi người đều đồng ý với nhau mà. Sao lại "tranh lựng" hoài.

Điểm cùng đồng ý là NHỮNG BÀI NHẠC PHẢN CHIẾN CỦA TCS ĐÃ LÀM HẠI CHO NỀN ĐỘC LẬP CỦA NAM VIỆT và ĐỜI TƯ CỦA ÔNG ẤY KHÔNG ĐÁNG QUAN TÂM.

Còn cái chuyện đánh giá ông ấy ra sao thì là quyền tự do tùy theo Đức Công Bằng của mỗi người. Cái Đức Công Bằng đó cũng còn tùy vào Đức Khôn Ngoan, mà Đức Khôn Ngoan lại tùy thuộc vào lượng thông tin hấp thụ được. Mà Lượng Thông Tin lại tùy thuộc vào hoàn cảnh sống của mỗi người. Thế nên nó miễn bàn luận. Mà đúng, "phở ngon hay hủ tiếu ngon" là một công án. Nghĩ mãi về nó sẽ tìm ra giải đáp.

bac pham said...

Tranh luận theo tôi là điều tốt để đầu óc ta được mở rộng thêm ra. Nhưng tôi cũng xin ngừng ở đây, nếu đề tài này sẽ không thể có câu trả lời khả dĩ để mọi người chấp nhận. Dù sao tôi cũng thấy rất thú vị, cám ơn mọi người.

Hồng Đức said...

Hì hì. Thấy chưa, biết ngay bác Đầy Tớ Dân là người ngoài nước. Bác nói thẳng, nhanh, và rất rõ ràng.

Mình chỉ nhắc chút xíu về sự khác biệt thôi. Bác cứ tự nhiên ạ.

bac pham said...

Nước ngoài, nước trong thì cũng cứ đàng hoàng và công bằng mà xử với nhau là tốt nhất, bác chủ Blog nhỉ.

Hồng Đức said...

Bác không phản đối, thế là mình đoán đúng. Vâng: Công bằng, và lịch thiệp.

Anna Nguyen said...

He he...làm gì trầm trọng vậy bạn ơi! Có gì đâu, chúng ta chỉ đang mổ xẻ nhiều khía cạnh của một vấn đề thôi mà.
Thứ nhất tôi khẳng định, tôi vẫn thấy sự mâu thuẫn ở TCS và có thể ngụy biện (?) đó là ý kiến cá nhân tôi. Tôi không quan tâm tư cách của ông ấy khi tôi nghe nhac. Tôi hiểu đúng lời trong ca từ thôi, ví dụ nói cuộc đời vô thường tôi đồng ý, hay nói sống trong cuộc đời cần có một tấm lòng dù chỉ để gió cuốn trôi tôi đồng ý. Đơn giản vì tôi nghĩ rằng ai cũng có lúc sai sót, và bản thân mỗi người luôn có chứa đầy mâu thuẫn.

Thứ hai, tôi nghĩ một người về cuối đời đã chìm đắm trong rượu rồi có những lúc muốn tự mình vấn an mình " đừng tuyệt vọng tôi ơi đừng tuyệt vọng!" hẵn là đã có những giây phút buồn tái tê dằn vặt lắm. Nhất là khi người ta đã ra đi về cõi vĩnh hằng. Chỉ vì một lời nói lúc tuổi trẻ, giữa một thời điểm hỗn loạn hoang mang để chúng ta cứ nhắc lại mãi, tôi thật lòng không nỡ. Như tôi đã nói " muối xát lòng ai nấy mặn mòi" nên tôi hoàn toàn tôn trọng ý của bạn và trangden.
Thứ ba, vì ít có sự chọn lựa phương cách giải trí phù hợp.
Don't mention it!

bac pham said...

I agree with you all, but I keep what's mine, hehehe...

Hồng Đức said...

Ủa, giống như đạo văn à nghen, ý này na ná của tui mà. Sao không nói thêm "mẹ bỏ con đi" và "còn hai con mắt..."

Nhất trí. (nói kiểu Hà Nội cho nó có vẻ thảo luận.)

Bác Linalol thì rất rất rất nhân từ.

Không biết mình có nên kể chuyện người phụ nữ ngoại tình và đấng Ki Tô không nhỉ.

Ngài bảo "Ta cũng không đoán phạt con. Hãy đi về và đừng phạm tội nữa." Ngài không phạt cô ấy, nhưng Ngài vẫn bảo đó là tội. Đức Công Bằng (Justice, có lẽ mình dịch sai, phải là Công Lý) của đấng Ki Tô rõ mồn một, nhưng lòng khoan dung của Ngài cũng bao la vô cùng. Nên theo như Ngài.

bac pham said...

Bác chủ Blog thâm nho quá, hãi...

Hồng Đức said...

Hì. Mình nghỉ thôi các bạn. Mai còn thi.

Anna Nguyen said...

khóc người một con còn một con để khóc đời!

Anna Nguyen said...

Vâng, nên bắt chước Ngài.

Trắng Đen said...

"ĐẤT NƯỚC NÀY ĐÃ CHO TÔI MỘT TRÁI TIM ...
MỘT TRÁI TIM CỦA MỘT CON NGƯỜI ...
CON NGƯỜI KHÔNG HÈN ...
CON NGƯỜI LUÔN BẤT KHUẤT ...
BỞI VÌ TÔI LÀ ...
LÀ NGƯỜI VIỆT NAM ...."

Cám ơn các bạn cho cho tôi một ngẫu hứng sáng tác một đoạn bài hát có ca từ như trên , còn giai điệu thì ảnh hưởng giai điệu của TCS ...
Phải nói thật , tôi bị ảnh hưởng cái air nhạc của TCS khá nhiều , ngay trong sáng tác giai điệu - ca từ cũng thường bị lai lai . Tôi nói như vậy để quý bạn thấy rằng tôi muốn dứt khoát với nhạc Trịnh cũng rất khó khăn nếu tôi không tự nhận thấy đất nước như hôm nay là do phần lớn đóng góp từ :

1/ Cá tính không dứt khoát với kẻ thù ( Bạn Linalol nên xem lại câu nói của bạn : "ông yêu nước ra sao tôi không quan tâm" ) , không dứt khoát là còn nơi để kẻ thù sống .
2/ HÈN cam tâm làm tay sai cho giặc
3/ NHÁT trước họng súng của giặc ..
4/ VÔ CẢM ai sống chết mặc ai

Bác HongDwc ới ! TĐ đang sống trong nước , cũng ủ tờ cs hơn 6 cuốn lịch rồi , làm thằng ma cà bông trong chế độ này nhưng đầu TĐ chưa bao giờ biết cúi trước họng súng + nhà tù của bọn cs , trong tù có lúc đói đi không nổi nhưng không chịu nhục mà khuất phục và rất may cho TĐ , trong bọn họ còn có CON NGƯỜI nên TĐ còn sống , người đó từng nói với TĐ : "Anh có tội với chế độ chứ anh không có tôi với tôi , tôi giúp anh vì tôi và anh đều là con người" . Chính cái địa ngục trần gian đã dạy TĐ không biết sợ ĐÓI - KHỔ - CHẾT nên TĐ đã HỌC - RÈN cá tính BẤT KHUẤT . TĐ nghĩ nếu mọi người dân không HÈN + NHÁT thì cs sẽ không có đất để sống ...

Chắc TĐ phải xem lại cái quan điểm sống của TĐ quá ! "Điều tôi thích có thể bạn sẽ không thích" ............. nhưng xin bạn một câu thôi : "Tôi không thích thằng bán nước ... có thể bạn cũng sẽ không thích" ..........
KHÔNG THÍCH THẰNG BÁN NƯỚC VIỆT CŨNG LÀ HÀNH ĐỘNG YÊU NƯỚC VẬY !

quynhtien40 nguyen said...

“Bác L thì rất rất rất nhân từ”.

Hiểu ra rồi, khà khà…

"Ta cũng không đoán phạt con. Hãy đi về và đừng phạm tội nữa."

“Ngài không phạt cô ấy, nhưng Ngài vẫn bảo đó là tội.”


Bạn hongdwc tuyệt lắm!

bac pham said...

Bạn ntqt,
Trả lời cái p.m. của bạn nhưng gởì đi không được. Cám ơn bạn cảnh báo, hiểu rồi, nhưng tôi nghĩ chẳng phải lo chuyện đó bạn ạ, lòi mặt ra thì biết nhau liền à.

Anna Nguyen said...

Tôi chẳng phải là thánh! Tôi hiểu giọng cười của ntqt!
Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi.
Chuyện của TCS khi chưa rõ trắng đen ( theo tôi) thì tôi không có ý kiến.
Nghe giọng văn thì biết con người mà. Than ôi!

Anna Nguyen said...

Vấn đề quan niệm ai là kẻ thù. Tôi chưa bao giờ xem TCS là kẻ thù của tôi! Đối với con người, kẻ thù đối với tôi đó là sự gian dối, ác độc, kiêu ngạo, ích kỹ, thủ đoạn, cho dù đó là Nam hay Bắc!

Anna Nguyen said...

Tôi hiểu câu này theo cách hiểu của tôi, vì tôi nghĩ rằng dù sao hongdwc cũng có dịp trao đổi với tôi nhiều hơn. Bạn nào hiểu khác thế nào tôi không quan tâm!
Chắc chắn tôi nhân từ hơn một số người ở đây, nhưng rất rất nhân từ thì không mặc dù tôi cũng rất khó tính.

Anna Nguyen said...

Mặt tôi vẫn lòi đó chứ! Tôi đâu có dấu diếm ai đâu, ai dấu mặt chứ tôi thì không. Tôi chịu trách nhiệm những lời tôi nói.

Trắng Đen said...

Hãy đặt cái CHUNG lên trên cái TÔI . TCS là tội đồ của cái xã hội nuôi TCS lớn khôn

Anna Nguyen said...

Ở ngoài Bắc có 1 thanh niên vì hát nhạc vàng mà bị tù sau đó ra tù không ai dám chứa chấp. Cuối cùng đi ăn xin và chết đói ở ngoài đường. Anh ta cũng bị coi là phản động vì hát nhạc của kẻ thù.
( Xem 1 entry ở nhà aquapham, không nhớ tên).
Xem đây để hiểu sự biến đổi của xã hội:
http://aquapham.multiply.com/notes/item/105

Hồng Đức said...

Có cảm giác các bạn đã bắt đầu chơi kỳ.

Xin đừng nhắc chuyện không vui cá nhân vì làm loãng chủ đề.

Và xin đừng tự phân biệt mình để nhận về mình những câu nói không đối tượng.

Biết đâu. Biết đâu mọi sự không như con người nghĩ.

Đến nay cũng chỉ có 13 Multiply members thăm entry này. Số người đọc mà không sign in thì không biết. Tức là câu chuyện gói gọn trong vòng "thân mật". Giữ kẽ một chút nhé.

bac pham said...

Khóc người 1 con mắt, còn con mắt kia đẻ khóc con mắt đang khóc.

bac pham said...

Một con mắt khóc với TCS May 26, '11 2:30 PM

Wrote today for every youths in the 70's of the South of Việt Nam

Khóc đi con mắt trái
Để mắt phải đứng nhìn
Sơn, tiếng đời vung vãi
Tôi, cười nhạt an nhiên

Mắt phải đong đua níu
Kéo lại người ngày xưa
Tôi cau mày khó chịu
Nhắm đi con mắt kia

Tôi khờ dại yêu điên
Những nốt nhạc ưu phiền
Những trở trăn phản bội
Lời ca ấy, Sơn ơi!

Như đàn nai vụng dại
Trên thảm cỏ ướt sương
Lũ chúng tôi ngày ấy
Ngộp thở với quê hương

Sao anh vì vị kỷ?
Mà quên mất nơi đâu
Cho anh thành nhạc sĩ
Ru lũ trẻ niềm đau

Sao anh không nhìn lại?
Những trau chuốt từng câu
Những mịn màng hơi nhạc
Đưa chúng ta về đâu?

Không một lời thống hối
Khóc đất mẹ dân Nam
Không một bài tạ lỗi
Cả thế hệ lầm than

Trịnh Công Sơn, Trịnh Công Sơn
Tôi sẽ nhớ... xin quên...
Trịnh Công Sơn, Trịnh Công Sơn
Ôi, vận nước lênh đênh

Giá như anh đừng đến
Tôi đâu phải tiếc thầm
Gíá anh không nhạc sĩ
Thơ tôi đã lặng câm

Anh đi hồn nhẹ không?
Tôi nhỏ nhặt tấm lòng
Nên gởi anh tâm sự
Bền ấy có buồn không?

Một con mắt khóc, để dành một con
Cười con mắt khóc, chỉ thương thân mình

Hồn anh giờ phiêu lãng?
Sông núi mẹ miền Nam
Nhạc anh tôi chôn lại
Trong vị tha nơi này.

TCS, vĩnh biệt anh nhé !!!

Hồng Đức said...

!